10 loại thảo dược trị mất ngủ hiệu quả an toàn nhất hiện nay

Dùng thảo dược trị mất ngủ là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dù không có tác dụng nhanh như những sản phẩm đặc trị, các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên sử dụng đúng cách sẽ giúp phần nào cải thiện mất ngủ.

Trong Y học cổ truyền, mất ngủ là triệu chứng của thất miên hoặc chứng bất mị. Ở thể nhẹ, người bệnh có thể khó vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc; nặng hơn thì sẽ gây ra mất ngủ cả đêm.

 Hiện nay, việc sử dụng các loại thảo dược được xem là giải pháp tiện lợi, dễ thực hiện nên được nhiều người ưu tiên sử dụng.

Mất ngủ một vài ngày có thể là do căng thẳng, áp lực nào đó và cơ thể tự điều tiết trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và làm ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể thử dùng một số loại thảo dược chữa mất ngủ.

Thảo dược Bình Vôi trị mất ngủ

Bình vôi là cây dây leo, thuộc họ Tiết dê Menispermaceae, có tên khoa học là Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi thực chất là phần thân phình to ra của dây leo, nhưng vì nằm gần mặt đất nên thường được gọi là củ bình vôi.

thảo dược trị mất ngủ

Cây bình vôi có phần thân phình to (Ảnh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

Loại cây này được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ kinh niên và cũng được xem là một vị thuốc quen thuộc trong Y học cổ truyền. Ngày nay các nhà khoa học tìm thấy trong củ bình vôi có chứa hoạt chất Rotundin có khả năng trấn kinh, an thần và hạ huyết áp.

Tuy nhiên, thảo dược trị mất ngủ này cũng chứa một lượng độc tố nhất định, vì vậy trước khi sử dụng cần có hướng dẫn của bác sĩ để tránh bị ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Cây lạc tiên – thảo dược trị mất ngủ hiệu quả

Cây lạc tiên là loại cây mọc hoang ở ven rừng núi, có tên khoa học là Passiflora Foetida, thuộc họ tầm gửi, thân mềm, rỗng, có nhiều lông thưa. Lá của cây mọc so le và có hình trái tim, lá có lông mịn ở cả hai mặt. Hoa của cây hoa lạc tiên có màu trắng, ở giữa tím nhạt.

thảo dược chữa mất ngủ

Hình ảnh về cây lạc tiên (Ảnh: VTV)

Theo các nghiên cứu gần đây, cây lạc tiên chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tích cực lên hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, giảm lo lắng, hồi hộp và từ đó hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ. Trong y học cổ truyền, cây lạc tiên có vị ngọt và đắng nhẹ, có tác dụng giảm viêm, lợi tiểu, an thần…

Lạc tiên thường dùng bằng cách ăn như rau, sắc lấy nước uống hoặc bào chế thành cao lỏng. Dân gian còn ngắt ngọn non của lạc tiên để luộc, xào rồi ăn vào buổi chiều để giúp ngủ ngon hơn.

Thảo dược Long Nhãn trị mất ngủ

Trong Y học cổ truyền, mất ngủ cũng có thể do ruột không ổn. Để đối phó với tình trạng bất ổn về đường ruột, các bác sĩ nhận định cần giải quyết các vấn đề tiêu hóa trước tiên. Để giải quyết được điều này, các bác sĩ cổ truyền cho rằng long nhãn có thể hỗ trợ bổ âm gan, hạ nhiệt cho gan.

Long nhãn là phần thịt của trái nhãn đã được tách bỏ hạt và được sử dụng để chế biến các món ăn, nấu chè và cũng được xem như một phương thuốc chữa nhiều bệnh, trong đó có mất ngủ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, nên ăn vài miếng long nhãn để nuôi dưỡng trái tim và làm dịu tâm trí, điều này giúp giảm chứng mất ngủ.

tên

Long nhãn thường được nấu chè, nước mát với công dụng chữa mất ngủ bằng thảo dược (Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Cây nữ lang – Thảo dược chữa mất ngủ

Chiết xuất từ ​​rễ cây nữ lang (Valeriana officinalis), một loài thực vật có hoa, đã được sử dụng trong điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở châu Âu và Y học cổ truyền trong nhiều thập kỷ qua. Ngày nay, cây nữ lang vẫn được dùng để điều trị chứng mất ngủ.

Trong dân gian, rễ cây nữ lang có tính an thần nhẹ, nên được kết hợp với nhiều thảo dược trị mất ngủ khác để gia tăng tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Một số lợi ích có thể ghi nhận khi sử dụng cây nữ lang:

  • Đi vào giấc ngủ nhanh hơn

  • Chất lượng giấc ngủ tốt hơn

  • Giảm cảm giác bồn chồn và các triệu chứng rối loạn lo âu khác

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy cây nữ lang có hiệu quả với chứng mất ngủ, vì vậy cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp nguy hiểm.

Cây vông nem – Thảo dược chữa mất ngủ

Cây vông nem là cây thuộc họ Đậu, có tên khoa học là Erythrina orientalis. Vông nem vốn được trồng ở hàng rào hoặc làm cảnh nhờ có lá xanh và hoa đỏ bắt mắt. Ngoài ra, vông nem còn được hái lá để gói nem.

Các nghiên cứu dược lý gần đây cho thấy, cách trị mất ngủ bằng thảo dược từ lá vông nem có thể hữu ích nhờ tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh trung ương, đưa cơ thể vào trạng thái yên tĩnh, gây ngủ và hỗ trợ hạ huyết áp. Nhiều bài thuốc cổ truyền có lá vông để chữa mất ngủ đã được sử dụng rộng rãi.

Thảo dược Tâm Sen trị mất ngủ

Từ rất sớm, tâm sen (phần có màu xanh nhạt nằm ở giữa hạt sen) được ghi chép trong Y văn với tác dụng giải nhiệt, an thần, cầm máu… Tâm sen còn được dùng để pha trà và trở thành thức uống phổ biến để cải thiện giấc ngủ.

Khác với những loại trà có nồng độ cafein cao gây ra mất ngủ, trà tâm sen có thể giúp trị mất ngủ nhờ vào các thành phần thiên nhiên như asparagine, nuciferin, nelumbo, liensinin… giúp ổn định và kéo dài giấc ngủ.

Toan táo nhân

Toan táo nhân hay còn gọi là táo nhân, nhị nhân, sơn táo nhân,… thuộc họ Táo ta và có tên khoa học là Semen Ziziphi jujubae. Trong táo nhân, người ta tìm thấy hoạt chất saponin và dầu béo… cùng nhiều chất khác có lợi cho hệ miễn dịch, hỗ trợ làm giảm mỡ máu, trấn tĩnh thần kinh và đưa cơ thể vào giấc ngủ nhanh hơn.

Quả táo có một hạt trắng, dẹp nằm giữa quả và được phơi khô để dùng làm dược liệu. Toan táo nhân có thể kết hợp với các vị thuốc khác như Mạch môn, Long nhãn nhục, Ngũ vị tử, Sinh địa, Trúc diệp, Đảng sâm, Phục linh… đem nấu chín rồi uống thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng khó ngủ từ từ.

Bá tử nhân

tên

Trong Y học cổ truyền, bá tử nhân được xem là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh. Bá tử nhân là hạt của cây trắc bách diệp, hạt được thu hoạch rồi đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

Trong y văn cổ, bá tử nhân có vị ngọt, tính bình có tác dụng dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng. Ngày nay, bá tử nhân được nghiên cứu có chứa nhiều saponosid, lipid. Vì vậy, bá tử nhân còn được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, táo bón… Tuy nhiên, những người bị tiêu chảy, đàm thấp không nên tự ý sử dụng.

Viễn chí chữa mất ngủ

Trong đông y, cây viễn chí vốn đã được sử dụng từ lâu đời vì mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một vài đặc tính của thảo dược viễn chí gồm: có vị đắng, the ít, có tác dụng an thần, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc…

Bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh là phần rễ của cây viễn chí. Rễ được xắt nhỏ, phơi khô và để dành nấu nước uống. Những người bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn có thể nấu viễn chí với nhiều loại thảo dược chữa mất ngủ khác.

Ginkgo Biloba (bạch quả)

Ginkgo Biloba (bạch quả) là loại cây có tuổi thọ cao, có lá hình quạt, thuộc họ Ginkgoaceae. Hầu hết các sản phẩm của Ginkgo Biloba được làm bằng chiết xuất từ ​​lá xanh phơi khô và thường chế biến dưới dạng chất chiết xuất lỏng, viên nang, viên nén… hỗ trợ điều trị bệnh lý nào đó cho cơ thể.

Các thành phần thảo dược có trong Ginkgo Biloba được tìm thấy là Flavonoid – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, giúp tuần hoàn máu não và kích thích hoạt động của não bộ, nhờ vậy hỗ trợ cải thiện mất ngủ, đau đầu hiệu quả. Ngoài ra, Ginkgo Biloba còn chứa Terpenoid có tác dụng tuần hoàn mạch máu, tăng độ đàn hồi của cơ tim và thành mạch, nhờ vậy giúp tăng cường máu lên não, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.

Ngày nay, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công các hoạt chất quý có trong Ginkgo Biloba và kết hợp với Blueberry để phát triển thành viên uống bổ não OTiV, giúp cải thiện mất ngủ hiệu quả.

Các hoạt chất từ Blueberry và Ginkgo Biloba cung cấp nhiều chất chống gốc tự do thiên nhiên, bảo vệ và tăng cường hoạt động não ngay từ gốc. Nhờ đó, bộ đôi này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, đau đầu, stress, tăng cường trí nhớ, tăng cường máu lên não, phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ).” – PGS. TS Nguyễn Văn Liệu cho biết.

tên

Chủ động bổ sung các dưỡng chất chống gốc tự do mạnh mẽ, nuôi dưỡng mạch máu và tăng cường kết nối thần kinh như Blueberry và Ginkgo Biloba

Theo y học cổ truyền, mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết các loại thảo dược chỉ có tác dụng an thần. Đây chỉ là điều trị tạm thời triệu chứng vì thảo dược trị mất ngủ có tác dụng gây buồn ngủ. Còn để có thể điều trị “trúng đích” tình trạng mất ngủ, bạn cần được thăm khám và kết hợp điều trị cả nguyên nhân gây ra mất ngủ.

Một số lưu ý quan trọng khi bạn muốn dùng thảo dược an thần: Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ kể cả các thảo dược thiên nhiên nếu không cần thiết. Mất ngủ vốn do yếu tố khách quan và chủ quan, vì vậy cần điều chỉnh cả 2 yếu tố này để giấc ngủ trở nên thoải mái.

  • Nên xây dựng thời gian biểu cho giấc ngủ: ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định.

  • Cải thiện đồng hồ sinh học của cơ thể bằng việc ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Chuẩn bị không gian ngủ thoải mái như phòng mát mẻ, không gian tối và yên lặng…

  • Không uống cà phê, rượu bia, trà đậm vào buổi tối trước khi ngủ.

  • Tránh ăn quá no hoặc để bụng đói đi ngủ.

  • Nên vận động bằng cách bài tập nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày.

  • Thư giãn trước khi ngủ bằng việc đọc sách, nghe nhạc, hoặc thiền.

  • Không nên lạm dụng các bài thuốc trị mất ngủ trong thời gian quá dài, vì cũng có nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Xem thêm: Cách dễ ngủ vào ban đêm

Trên đây là tổng hợp 10 loại thảo dược trị mất ngủ được xem là mang đến hiệu quả tốt hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp thay đổi lối sống và thăm khám bác sĩ để được tư vấn thêm về cách điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *