Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện các cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường dưới đây, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường sức khỏe.
Tác động của bệnh tiểu đường đến giấc ngủ
Tiểu đường không chỉ gây ảnh hưởng thể chất của người bệnh mà còn tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp khó khăn trong việc ngủ do các triệu chứng và mức đường huyết không ổn định. Khi mức đường huyết tăng cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng glucose thừa, dẫn đến việc bạn thường xuyên đi tiểu vào ban đêm. Tình trạng này cũng gây đau đầu, mệt mỏi, tăng cảm giác khát và gây trở ngại cho giấc ngủ.
Trong trường hợp mức đường huyết giảm xuống vào ban đêm do nhịn ăn hoặc kiểm soát bệnh không hiệu quả, có thể dẫn đến việc gặp ác mộng, đổ mồ hôi khi ngủ, tâm trạng khó chịu và bực bội khi thức dậy. Ngược lại, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc cũng khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn. Thiếu ngủ gây căng thẳng và kích thích cơ thể sản xuất nhiều hormone, bao gồm hormone cortisol. Cortisol làm tăng khả năng kháng insulin và mức đường trong máu.
Cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường không dùng thuốc
Sau đây là các cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường không cần sử dụng thuốc, có thể giúp cải thiện và duy trì mức đường huyết ổn định.
Kiểm soát mức đường huyết
Để đảm bảo giấc ngủ tốt và ổn định, người bệnh cần kiểm soát mức đường huyết trong ngày. Đây cũng là cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Đường huyết tăng cao hoặc giảm quá thấp đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Do đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp để duy trì mức đường huyết ở mức ổn định, bao gồm:
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ đề xuất
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Điều chỉnh lịch trình sinh hoạt và vận động hợp lý
- Giảm căng thẳng
- Theo dõi đường huyết thường vào các khung giờ cố định trong ngày
Cẩn trọng với chứng ngưng thở khi ngủ
Theo Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ, có tới 7/10 bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp. Tình trạng nhịp thở bất thường khi ngủ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy cho cơ thể và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như ngáy to, buồn ngủ ban ngày, cáu kỉnh và đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị sớm. Chứng ngưng thở khi ngủ là một vấn đề nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tập thể dục giúp cải thiện mức đường huyết
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến khích người bệnh tiểu đường nên thực hiện tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để đạt được lợi ích tối đa cho sức khỏe. Khi thực hiện hoạt động thể chất, cơ thể tiêu hao năng lượng, giúp giảm mức đường huyết. Tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp quá trình hấp thụ đường vào tế bào diễn ra hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tập thể dục còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin – một loại hormone tạo cảm giác hạnh phúc. Những hoạt động như đi bộ, chạy, aerobic, yoga hoặc thiền,… có khả năng giảm căng thẳng và loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Không những thế, thực hiện hoạt động thể chất đều đặn giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và dẫn đến cảm giác mệt mỏi vào cuối ngày, tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Kiểm soát cân nặng
Việc kiểm soát cân nặng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mất ngủ cho người bị tiểu đường. Duy trì cân nặng ở mức phù hợp giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ trầm cảm và ngưng thở khi ngủ. Bạn có thể thực hiện giảm cân an toàn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu đường, tinh bột và chất béo bão hòa. Thay vào đó, tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo không bão hòa.
- Tập thể dục: Như đã đề cập bên trên, thực hiện các hoạt động thể dục đều độ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, điển hình như giảm cân.
- Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia y tế: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình giảm cân hay tập thể dục nào, hãy thảo luận và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
- Tim phương pháp hỗ trợ tâm lý: Việc giảm cân và kiểm soát cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Người bệnh có thể tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và chuyên gia tâm lý để vượt qua những khó khăn trong quá trình điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục.
Thư giãn tinh thần tránh căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol và adrenaline trong cơ thể, dẫn đến trạng thái trằn trọc và khó ngủ. Tuy nhiên, bạn có thể tìm cách thư giãn tinh thần trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực hiện các phương pháp như hít thở sâu, thiền, yoga… sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Điều chỉnh thời gian ngủ trưa
Giấc ngủ trưa có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như: giảm căng thẳng, tăng cường năng lượng, nâng cao tinh thần, cải thiện hiệu suất làm việc và tập trung. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc giảm năng lượng vào buổi trưa, một giấc ngủ ngắn có thể giúp “đánh thức” tâm trí và cơ thể.
Tuy nhiên, ngủ trưa quá lâu hoặc vào thời gian quá muộn trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối. Ngủ trưa quá 30 phút có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, làm cho việc ngủ vào ban đêm trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng mất ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc giấc ngủ không sâu.
Hạn chế chất kích thích
Caffeine là một chất kích thích thường có mặt trong trà, cà phê, chocolate và một số loại nước giải khát. Caffeine có thể tác động lên hệ thần kinh, giúp tạo cảm giác tỉnh táo và giảm mệt mỏi. Theo đó, tiêu thụ caffeine trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ hoặc giấc ngủ không đủ sâu.
Ngoài ra, rượu bia cũng tác động tiêu cực đến giấc ngủ và đường huyết. Mặc dù rượu có thể tạo ra cảm giác buồn ngủ ban đầu, nhưng lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ. Sau khi uống rượu, bạn có thể dễ bị giật mình trong khi ngủ và thức dậy nhiều lần trong đêm. Điều này làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên và làm giảm sự thư giãn, nghỉ ngơi trong giấc ngủ. Vì vậy, người bị tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa caffeine và rượu bia, đặc biệt là vào thời gian trước khi đi ngủ.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Ánh sáng của thiết bị điện tử có tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và gây gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, để bảo vệ giấc ngủ và sức khỏe tổng thể, các chuyên gia khuyến nghị:
- Tắt các thiết bị điện tử: Trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút, hãy tắt các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động, máy tính bảng,….
- Tạo không gian thư giãn: Thay vì sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, hãy tạo một không gian thư giãn, tắt tất cả đèn trong phòng, đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn khác để chuẩn bị cho giấc ngủ.
- Sử dụng chế độ ban đêm: Nếu không thể tránh tiếp xúc với điện tử trước khi đi ngủ, hãy sử dụng chế độ ban đêm trên các thiết bị để giảm độ sáng và màu sắc ánh sáng, giúp giảm tác động của ánh sáng xanh lên giấc ngủ.
Tạo thói quen ngủ cùng một thời điểm mỗi ngày
Việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày là một thói quen hữu ích giúp điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể. Duy trì thói quen này có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ và giúp rút ngắn thời gian chợp mắt. Cơ thể có một đồng hồ sinh học tự nhiên được gọi là chu kỳ hoạt động hằng ngày. Khi bạn ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày, cơ thể sẽ điều chỉnh đồng hồ sinh học theo một thói quen ổn định, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và thức dậy hơn.
Khi bạn tuân thủ thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn, cơ thể sẽ biết khi nào là thời gian nghỉ ngơi và tận dụng tối đa thời gian ngủ để phục hồi sức khỏe, tái tạo năng lượng. Không những thế, việc duy trì thói quen ngủ và thức dậy đều đặn còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy sảng khoái và năng động hơn trong suốt ngày.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Đối với bệnh nhân tiểu đường, tạo môi trường ngủ thoải mái là rất quan trọng để giúp hạn chế tình trạng mất ngủ kéo dài. Môi trường ngủ tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người bị tiểu đường
Hiện nay, thuốc melatonin được coi là một giải pháp hiệu quả giúp giải quyết các vấn đề về giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường. Melatonin là một loại hormone do cơ thể sản sinh một cách tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thức dậy. Không giống insulin, melatonin có thể được sản xuất tổng hợp và điều chế thành thuốc bổ sung dưới dạng viên không cần kê đơn.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, việc sử dụng melatonin cần cân nhắc kỹ vì có thể làm tăng tình trạng kháng insulin của cơ thể. Kháng insulin là khi cơ thể không thể sử dụng insulin để điều hòa mức đường huyết, dẫn đến nguy cơ cho người bị tiểu đường type 2.
Do đó, để sử dụng melatonin như một loại thuốc trị mất ngủ cho người bị tiểu đường an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Bác sĩ sẽ tư vấn và đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như lượng melatonin cần sử dụng sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến đường huyết và quản lý bệnh tiểu đường.
Thay vì lạm dụng các loại thuốc ngủ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, bạn có thể áp dụng cách trị mất ngủ cho người bị tiểu đường bằng các tinh chất thiên có khả năng hỗ trợ và cải thiện giấc ngủ. Theo các nhà khoa học, mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều lý do, thế nhưng nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này chính là gốc tự do. Vì vậy, giải pháp hỗ trợ cải thiện mất ngủ hiệu quả nhất là giúp cơ thể chống lại gốc tự do, tăng cường lưu thông máu đến não bộ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene từ quả Blueberry, cùng với Flavonoid và Terpenoid từ lá Ginkgo Biloba. Những tinh chất này có tác dụng chống gốc tự do, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của não bộ, mang lại giấc ngủ ngon, tỉnh táo khi thức giấc.
Viên uống bổ não OTiV sản xuất tại Mỹ là một trong số ít những sản phẩm chứa tinh chất chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba có mặt tại thị trường Việt Nam. OTiV với thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, đã được kiểm chứng khoa học an toàn cho sức khỏe người dùng và đặc biệt, có thể sử dụng chung với các loại thuốc điều trị khác. Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo sản phẩm này để cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời không phải lo lắng đến vấn đề phụ thuộc vào thuốc.
Tiểu đường là một căn bệnh khá phức tạp, nên việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ là điều rất quan trọng. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục và duy trì cân nặng ở mức phù hợp là những yếu tố cốt lõi giúp trị mất ngủ cho người bị tiểu đường hiệu quả và an toàn được các chuyên gia khuyến nghị.