12 loại rau chữa mất ngủ hiệu quả và vô cùng an toàn

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc nhiều người phát hiện, một số loại rau quen thuộc có thể hỗ trợ cải thiện vấn đề này một cách hiệu quả.

Dưới đây là 12 loại rau chữa mất ngủ an toàn, dễ tìm bạn có thể tham khảo.

tên

Vì sao có thể dùng rau trị mất ngủ?

Rau là loại thực phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một số loại rau có các đặc tính và thành phần dinh dưỡng đặc biệt có thể hỗ trợ quá trình giấc ngủ. Dưới đây là một số lý do vì sao có thể sử dụng rau để trị mất ngủ:

  • Chất chống oxy hóa: Rau xanh thường chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol và các vitamin như vitamin C và E. Những chất này giúp bảo vệ tế bào não khỏi các tác động của các gốc tự do, làm giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
  • Chất làm dịu: Một số loại rau như rau diếp cá, rau húng quế và rau rau má có chứa các chất có tác dụng làm dịu tâm trạng, giảm căng thẳng và tạo cảm giác thư thái, giúp ngủ ngon hơn như luteolin và axit gamma-aminobutyric (GABA).
  • Chất chống vi khuẩn: Một số loại rau như sả, hành tây có tính chất chống vi khuẩn. Việc tiêu diệt các vi khuẩn có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tạo một môi trường sạch sẽ và thoải mái cho giấc ngủ.
  • Chất chống co thắt: Một số loại rau như sả có tính chất chống co thắt, giúp cơ thể thư giãn và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng: Rau chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng như magie, kali. Các chất dinh dưỡng này có thể giúp ổn định hệ tiêu hóa, tạo cảm giác no lâu và tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Danh sách các loại rau chữa mất ngủ dễ tìm trong tự nhiên

Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay tìm hiểu các loại rau trị mất ngủ thì có thể tham khảo 12 loại rau sau đây.

Rau bina (cải bó xôi)

Rau bina được lượt kê trong danh sách các loại rau chữa mất ngủ vì có hàm lượng magie cao, giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp một cách tự nhiên, nhớ đó làm dịu cơ thể và khuyến khích giấc ngủ. Magie cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng chuột rút ở chân, một nguyên nhân phổ biến khiến bạn thức dậy vào ban đêm.

Ngoài ra, cải bó xôi còn là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp não sử dụng tryptophan để sản xuất melatonin, một loại hormone thúc đẩy giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt canxi có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

tên

Rau bina có hàm lượng magie cao, giúp thư giãn các dây thần kinh, làm dịu cơ thể và khuyến khích giấc ngủ

Rau xà lách trị mất ngủ

Một nghiên cứu năm 2014 đăng trên tờ Current Signal Transduction Therapy đã chỉ ra, rau xà lách có thể có tác dụng gây ngủ thôi miên. Nguyên nhân là do loại rau này chứa lactucarium, một chất có cấu trúc tương tự thuốc phiện và có tính an thần. Lactucarium được nhìn thấy trong gốc của một số loại rau xà lách, nếu đun sôi chúng, bạn có thể tạo ra chất này.

Nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Công nghệ Sinh học năm 2017 đã chỉ ra, lactucin, một hợp chất chính trong lactucarium, có nồng độ cao hơn trong rau xà lách romaine xanh so với các loại xà lách khác. Điều này cho thấy rằng loại rau chữa mất ngủ này có tác dụng tốt trong việc cải thiện giấc ngủ.

Ngoài ra, một đánh giá năm 2022 được công bố trên Rev Bras Ginecol Obstet cho thấy hạt rau xà lách có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ khi mang thai.

Xem thêm: 11 cách trị mất ngủ ban đêm tại nhà

Rau dền cải thiện giấc ngủ

Rau dền là một loại rau thân thảo, có lá mềm, thường được sử dụng trong ẩm thực vì có hương vị độc đáo. Rau dền chứa nhiều dưỡng chất như axit folic, chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali và magie. Tuy không có nghiên cứu cụ thể về tác dụng của rau dền đối với giấc ngủ, nhưng loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm, nên được cho là có thể giúp giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.

Để tận dụng lợi ích của các loại rau trị mất ngủ như rau dền, bạn có thể thêm chúng vào chế độ ăn hàng ngày, bằng cách chế biến thành nhiều món ăn như xào, luộc, nấu canh, salad. Hãy đảm bảo rửa sạch rau dền trước khi sử dụng để loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn gây hại.

Rau má chữa mất ngủ

Một nghiên cứu thử nghiệm về hiệu quả trị mất ngủ của rau má (Centella asiatica) được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học An Nuur Purwodadi (Indonesia) đã chỉ ra, hương thơm từ loại cây này có tác dụng chống rối loạn mất ngủ.

Rau má cũng được cho là có khả năng cải thiện lo âu, căng thẳng, trầm cảm và có thể được sử dụng để điều trị mất ngủ liên quan đến những tình trạng này. Một số người cho rằng, rau má là một sự thay thế an toàn cho các loại thuốc điều trị mất ngủ theo toa và các rối loạn giấc ngủ khác.

Mặc dù, có những nghiên cứu trước đây cho thấy rau má có thể giúp điều trị rối loạn giấc ngủ, nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu để xác minh những phát hiện này.

tên

Rau má là một trong những loại rau chữa mất ngủ nên ăn

Rau nhút giúp ngủ ngon

Rau rút hay rau nhút, có tính hàn, vị ngọt và mùi đặc trưng. Ngoài việc được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc và mát gan, rau nhút còn được xem là loại rau chữa mất ngủ. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã xác nhận, rau nhút chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho giấc ngủ như vitamin B12, methionine, threonine, amin leucine, magie, kali và protein.

Bên cạnh việc điều trị mất ngủ, việc bổ sung rau nhút vào chế độ ăn hàng ngày cũng có thể giúp thanh nhiệt, làm mát gan, hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp chữa bệnh bướu cổ, kích thích tiêu hóa, giảm viêm nhiễm, hạ sốt và tăng khả năng tiểu tiện.

Xem thêm: 9 mẹo chữa mất ngủ mà bạn nên biết

Rau mồng tơi điều trị mất ngủ

Rau mồng tơi, còn được gọi là rau bina Malabar. Trong các loại rau trị mất ngủ, mồng tơi đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo một báo cáo của Food Science and Technology, rau mồng tơi chứa kẽm và magie, hai khoáng chất quan trọng cho sức khỏe con người. Magie giúp giãn cơ, trong khi cả magie và kẽm đều giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo cảm giác thư thái trong não, làm tăng chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ thường đi kèm với vấn đề trầm cảm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Bổ sung folate, tiêu thụ đủ rau và thực phẩm từ thực vật có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm. Rau mồng tơi là một lựa chọn tốt vì chứa một lượng lớn folate.

Một nghiên cứu đăng trên tờ Nutrition and You (Mỹ) đã chỉ ra, 100 gram rau mồng tơi chứa 35% folate. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với chứng trầm cảm, bổ sung folate vào chế độ ăn, bao gồm rau mồng tơi là một lựa chọn hữu ích.

tên

Rau mồng tơi chứa kẽm và magie giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo cảm giác thư thái trong não, tăng chất lượng giấc ngủ

Rau lạc tiên cải thiện mất ngủ

Lọt top các loại rau chữa mất ngủ, lạc tiên (Passiflora incarnata) từ lâu đã được sử dụng trong y học truyền thống Châu Mỹ và sau đó lan rộng sang Châu Âu như một loại thảo dược dùng để giảm chứng lo âu, mất ngủ, co giật và cuồng loạn.

Ngày nay, hoa lạc tiên vẫn được sử dụng để điều trị chứng lo âu và mất ngủ. Các nhà khoa học cho rằng hoa lạc tiên hoạt động bằng cách tăng cường mức độ của một chất hóa học được gọi là axit gamma-aminobutyric (GABA) trong não. GABA có tác dụng giảm hoạt động của một số tế bào não, giúp tạo cảm giác thư thái và bình an.

Xem thêm: 4 cách dùng cây lạc tiên chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả

Rau muống chữa mất ngủ

Rau muống chứa một số yếu tố an thần, góp phần tạo ra cảm giác buồn ngủ sau khi ăn. Do đó, việc tiêu thụ rau muống ít nhất một lần trong bữa tối, có thể dưới dạng salad hoặc sau khi nấu chín sẽ giúp bạn có một giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, rau muống cũng chứa nhiều khoáng chất như kẽm và selen, có khả năng làm dịu hệ thần kinh của bạn. Nhờ vào những thành phần này, rau muống có thể có lợi cho quá trình thư giãn và cải thiện giấc ngủ.

Rau tần ô trị mất ngủ

Rau tần ô hay còn được gọi cải cúc, là một loại rau chứa hơn 20 loại axit amin, khoáng chất, vitamin và chất xơ, mang lại lợi ích trong việc cải thiện triệu chứng mất ngủ. Hàm lượng vitamin C và protein có trong rau cải cúc có thể giúp giảm căng thẳng, ổn định tâm trạng và ngăn chặn tình trạng thức giấc giữa đêm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trong các loại rau chữa mất ngủ, rau tần ô là loại rau có thể dễ dàng được tìm mua tại các chợ, siêu thị với giá thành rẻ và có thể được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.

Ngoài ra, việc tiêu thụ rau cải cúc còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp cải thiện quá trình hấp thụ dưỡng chất và giảm lượng cholesterol trong máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Súp lơ xanh cải thiện mất ngủ

Súp lơ là một trong các loại rau trị mất ngủ, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tryptophan cho cơ thể. Khi bạn ăn thực phẩm chứa Tryptophan, cơ thể sẽ chuyển hóa thành serotonin và sau đó chuyển đổi thành melatonin.

Hormone melatonin có tác động trực tiếp lên não bộ, giúp tạo ra cảm giác buồn ngủ và đảm bảo giấc ngủ chất lượng, mang lại cho bạn một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Vì vậy, súp lơ được coi là một trong những loại rau mang lại hiệu quả cao trong việc chữa mất ngủ. Bạn nên tiêu thụ chúng khoảng 3 – 4 giờ trước giờ đi ngủ, không ăn quá gần giờ ngủ vì hàm lượng chất xơ lớn có thể gây cảm giác nặng bụng.

tên

Rau súp lơ xanh có khả năng cung cấp tryptophan cho cơ thể, hỗ trợ tăng chất lượng giấc ngủ

Lưu ý: Người mắc bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ rau súp lơ do chúng có hàm lượng purin cao.

Hoa thiên lý

Theo Đông y, hoa thiên lý có tính an thần, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Để điều trị chứng mất ngủ, chúng ta có thể chế biến thiên lý như sau: Dùng hoa thiên lý và lá vông nem, mỗi thứ khoảng 50g, rửa sạch rồi nấu canh ăn. Chỉ cần ăn trong 1 tuần, tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, nấu thiên lý với thịt bằm hoặc cá trắm còn có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Xem thêm: 11 bài thuốc đông y trị mất ngủ an toàn và hiệu quả

Rong biển

Theo đánh giá của Đại học Oxford, nồng độ Omega-3 DHA trong máu có mối liên hệ với giấc ngủ tốt. Omega-3 DHA là một loại axit béo được tìm thấy trong rong biển và hải sản.

Một nghiên cứu được tiến hành ở 362 trẻ em, bổ sung 600mg tảo trong 16 tuần cùng với nhóm giả dược không nhận liệu pháp này. Kết quả cho thấy, trẻ em trong nhóm bổ sung tảo có giấc ngủ tốt hơn, ít phản kháng trước khi đi ngủ và ít gặp rối loạn giấc ngủ hơn so với nhóm giả dược.

Từ những kết quả này, có thể kết luận rằng bổ sung Omega-3 DHA từ rong biển có thể có lợi cho giấc ngủ và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ em.

Tham khảo: 13 món ăn giúp an thần dễ ngủ

Những lưu ý khi dùng rau củ chữa mất ngủ

Khi sử dụng rau chữa mất ngủ bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Tìm hiểu về rau: Trước khi sử dụng bất kỳ một loại rau chữa mất ngủ nào bạn nên tìm hiểu về tính chất, thành phần dinh dưỡng và tác dụng của chúng. Điều này giúp bạn hiểu rõ cách hỗ trợ giấc ngủ và có thể tận dụng tối đa lợi ích từ chúng.
  • Liều lượng và cách sử dụng: Xác định liều lượng và cách sử dụng phù hợp cho từng loại rau củ. Điều này có thể bao gồm việc nấu chín, xào, làm salad hay sử dụng dưới dạng nước ép. Nếu có hướng dẫn từ chuyên gia y tế hãy tuân theo để đảm bảo hiệu quả.
  • Tương tác thuốc: Kiểm tra xem liệu rau củ bạn sử dụng có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng hay không. Một số rau củ có thể tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hoặc sức khỏe. Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng các loại rau trị mất ngủ.
  • Cân nhắc dị ứng và tác dụng phụ: Một số người có thể bị dị ứng hoặc có phản ứng không mong muốn đối với một số loại rau củ. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng hoặc tác dụng phụ sau khi sử dụng rau củ, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đa dạng hóa chế độ ăn uống: Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, không có một loại rau củ nào đủ để giải quyết được vấn đề này. Để tăng cường hiệu quả điều trị mất ngủ, hãy kết hợp sử dụng rau củ với một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác như trái cây, hạt, ngũ cốc và các nguồn protein khác.

tên

Một số người có thể bị dị ứng hoặc có phản ứng không mong muốn đối với một số loại rau củ

Lưu ý rằng rau củ có thể hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn, nhưng không thay thế cho phương pháp điều trị mất ngủ. Theo các chuyên gia, mất ngủ là một vấn đề giấc ngủ phổ biến, với nhiều biểu hiện như khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, xác định nguyên nhân gốc rễ của mất ngủ và can thiệp điều trị sớm là rất quan trọng.

Theo nghiên cứu khoa học, sự tăng sinh quá mức của các gốc tự do (sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và khi có các yếu tố tác động như căng thẳng/stress, hút thuốc lá, uống rượu bia, ô nhiễm môi trường…) là nguyên nhân gây mất ngủ.

Khi các gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công lên não, gây tổn thương mạch máu, thúc đẩy hình thành các mảng vữa và cục huyết khối, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu và oxy lên não, dẫn đến mất ngủ và khó ngủ. Lúc này, để khắc phục mất ngủ, cần trung hòa các gốc tự do và cung cấp dưỡng chất cho não.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não OTiV) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, giúp trung hòa các gốc tự do trong mạch máu và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể.

Điều này giúp giảm xơ vữa, ngăn ngừa hình thành cục huyết khối, tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện mất ngủ một cách an toàn và hiệu quả từ gốc.

tên

Chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba trong OTiV giúp hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ từ gốc

Bài viết trên đã chia sẻ về 12 loại rau chữa mất ngủ được đánh giá là an toàn và phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *