Người cao tuổi từ 65 trở lên thường có xu hướng ngủ ít hơn, khó đi vào giấc ngủ và thức dậy sớm hơn. Vậy việc sử dụng thảo dược trị mất ngủ cho người già có mang lại hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những loại thảo dược có thể hỗ trợ thiện giấc ngủ an toàn.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già
Những nguyên nhân mất ngủ ở người già bao gồm:
- Suy giảm chức năng: Khi tuổi tác càng cao thì tình trạng suy giảm chức năng hệ thần kinh đi kèm với rối loạn nhịp sinh học do giảm tế bào nhân siêu vi và thiếu hụt hormone điều hòa giấc ngủ melatonin có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
- Mắc phải các bệnh lý: Các bệnh thần kinh (đau đầu, Alzheimer, Parkinson,…), bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, loãng xương,…), bệnh tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm đại tràng, đầy hơi,…), tăng huyết áp, tiểu đường,… có thể khiến người bệnh cao tuổi cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Các loại thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, thuốc kháng cholinergic, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng viêm, thuốc chống trầm cảm,… có thẻ gây ra tác dụng phụ mất ngủ ở người cao tuổi.
- Các nguyên nhân khác: Sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như phòng ngủ ẩm thấp, ô nhiễm tiếng ồn, không đủ độ tối,… có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi.
- Thói quen sống: Việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích, ăn nhiều đồ dầu mỡ, uống đồ uống chứa nhiều caffeine có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Tác hại của mất ngủ ở người già
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với thể chất và tinh thần của mỗi người, là thời gian mà cơ thể thực hiện quá trình tái tạo và sửa chữa và cung cấp năng lượng. Người cao tuổi bị mất ngủ thường xuyên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe như:
- Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng và có thể gây các cơn buồn ngủ không kiểm soát vào ban ngày.
- Suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, gan thận, tiểu đường, đột quỵ,… đồng thời khiến các bệnh lý nền trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến tâm trạng, gây căng thẳng, thậm chí dẫn đến ảo giác, rối loạn nhận thức.
Cơ chế tác động của thảo dược trị mất ngủ cho người già
Việc sử dụng các loại thảo dược có thể mang đến tác dụng đối với người cao tuổi như:
- An thần, thư giãn thần kinh: Các loại thảo dược thường chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp người bệnh thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
- Giảm căng thẳng, lo âu: Việc sử dụng các loại thảo dược có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng stress, lo âu, hạn chế các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Thảo dược có thể được sử dụng để hỗ trợ người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu, ngon giấc hơn, hạn chế tình trạng thức giấc giữa đêm, ngủ chập chờn.
Điểm danh các loại thảo dược trị mất ngủ cho người già
Dưới đây là danh sách 13 loại thảo dược trị mất ngủ cho người già mang lại hiệu quả cao nhất:
Hoa cúc
Hoa cúc vàng, tên khoa học là Chrysanthemum indicum L., là cây thân thảo, hoa thường được thu hoạch để làm trà, thuốc, hoặc ngâm rượu. Hoa cúc chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa tự nhiên như flavonoid loại apigenin. Đây là chất có thể liên kết với thụ thể benzodiazepine để hỗ trợ giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn. Trà hoa cúc còn được sử dụng phổ biến với công dụng an thần, giảm lo âu và hỗ trợ giảm viêm mũi dị ứng, cải thiện tiêu hóa.
Vông nem
Cây vông nem, có tên khoa học là Erythrina orientalis, là một loại thảo dược trị mất ngủ cho người già nhờ khả năng làm dịu hệ thần kinh trung ương và hạ huyết áp để giúp cơ thể rơi vào trạng thái yên tĩnh để dễ ngủ hơn. Trước đây, lá vông thường được dùng để trồng làm cảnh hoặc gói nem. Hiện này, nguyên liệu này còn được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc cải thiện giấc ngủ.
Xem thêm: 5 cách dùng lá vông nem chữa mất ngủ
Táo nhân
Táo nhân, tên khoa học là Semen Ziziphi jujubae, còn được gọi là toan táo nhân, nhị nhân, sơn táo nhân. Táo nhân thuộc họ Táo ta và quả thường có hạt trắng dẹp ở giữa, có thể được thu hoạch để phơi khô và dùng làm các vị thuốc.
Táo nhân là nguyên liệu rất giàu các dầu béo và hoạt chất saponin có tác dụng giảm mỡ máu, làm dịu thần kinh, đưa vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Thông thường, nguyên liệu này sẽ được sử dụng kết hợp với các vị thuốc như mạch môn, long nhãn lục, đảng sâm, phục linh, trúc diệp,… để làm các bài thuốc cải thiện tình trạng mất ngủ.
Tâm sen
Tâm sen, tên khoa học là Plumula Nelumbinis, là phôi màu xanh lục có hình dạng như chồi cây, nằm ở giữa hạt sen đã trưởng thành. Theo Đông y, tâm sen có vị đắng, tính hàn và thường được sử dụng giải nhiệt, an thần, cầm màu,…
Theo y học hiện đại, tâm sen chứa các hoạt chất asparagin, nelumbin, nuciferin, liensini,… có tác dụng trong việc giảm căng thẳng và ổn định tâm trạng, giúp việc chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ sâu hơn. Tâm sen còn chứa nhiều hợp chất hỗ trợ giấc ngủ phòng ngừa các bệnh lý như alkaloid, flavonoid, polysaccharides,…
Nụ hoa tam thất
Một loại thảo dược trị mất ngủ cho người già được sử dụng phổ biến là nụ hoa tam thất, hay còn gọi là sâm tam thất hay điền thất nhân sâm. Loại thảo dược này chứa Saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb có tác dụng trong việc hỗ trợ ức chế hệ thần kinh trung ương và tăng tuần hoàn máu máu lên não, giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ.
Ngũ vị tử
Ngũ vị tử, tên khoa học là Schisandra sinensis Baill, là dược liệu dây leo và quả chín thường sẽ được thu hoạch và đem sấy khô để làm dược liệu. Ngũ vị tử có vai trò trong việc điều hòa huyết áp về mức ổn định và an thần, hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ.
Bá tử nhân
Bá tử nhân là phần hạt trắng của cây trắc bách diệp, tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco. Hạt của cây thường sẽ được đem đi phơi khô hoặc sấy để làm vị thuốc. Theo Y học cổ truyền, bá tử nhân có vị ngọt, tính bình và được sử dụng để an thần, dưỡng tâm, nhuận tràng. Bá tử nhân cũng đã được nghiên cứu và tìm ra thành phần các hoạt chất saponosid, lipid có thể sử dụng để cải thiện mất ngủ, lo âu, hồi hộp, táo bón.
Củ bình vôi
Bình vôi, tên khoa học là Stephania rotunda Lour, thuộc họ Tiết dê Menispermaceae và là cây dây leo. Củ bình vôi là phần thân phình to nằm gần mặt đất của cây. Theo y học cổ truyền, đây là một trong những nguyên liệu được dùng để điều hòa khí huyết, trấn kinh, an thần.
Theo y học hiện đại, củ bình vôi là một thảo dược trị mất ngủ cho người già nhờ hoạt chất Rotundin và L-tetrahydropalmatin có tác dụng trong việc an thần, hạ huyết áp và cải thiện mất ngủ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không dùng quá 3 – 6g củ bình vôi mỗi ngày vì loại thảo dược này chứa độc tố có thể gây ngộ độc.
Long nhãn
Long nhãn, tên khoa học là Euphoria Longana. Lamk, là nguyên liệu có công dụng dưỡng huyết, an thần, bổ tâm theo Đông y. Nguyên liệu này còn có công dụng bổ âm gan, hạ nhiệt cho gan, giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa tạo điều kiện cho việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Nữ lang
Cây nữ lang, tên khoa học là Valeriana officinalis, đã được ứng dụng phổ biến trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ. Phần rễ cây nữ lang thường được sử dụng để giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh GABA, hỗ trợ giảm âu lo và cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn và tăng chất lượng giấc ngủ.
Lạc tiên
Cây lạc tiên, tên khoa học là Passiflora Foetida, là cây thuộc họ tầm gửi, thân rỗng mềm với nhiều lông thưa. Lá của cây mọc đối xứng và có hình trái tim, hai mặt lá có lông mịn. Hoa của cây lạc tiên có màu trắng xen với tím nhạt ở chính giữa.
Theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt và đắng nhẹ, thường được dùng để an thần, lợi tiểu, giảm viêm. Cây lạc tiên cũng có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp giảm lo âu để người lớn tuổi có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Cây lạc tiên có thể được sử dụng bằng cách chế biến thành các món luộc, xào, sắc lấy nước uống hoặc chế biến thành cao lỏng.
Viễn chí
Bạn có thể sử dụng viễn chí như một loại thảo dược trị mất ngủ cho người già nhờ các công dụng an thần, hoạt huyết, giải độc, tiêu thũng,… được ứng dụng phổ biến trong Đông y. Thành phần của viễn chí chứa saponin triterpen, radix polygalae và polygala saponins có thể hỗ trợ an thần, tăng tập trung và chữa mất ngủ hiệu quả. Rễ cây là phần thường được thu hoạch và sao khô để tạo thành vị thuốc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác.
Ginkgo biloba
Ginkgo biloba là chiết xuất từ bạch quả, thuộc họ Ginkgoaceae, có tuổi thọ cao và lá cây hình quạt. Ginkgo biloba có chứa thành phần Flavonoid là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng trung hòa các gốc tự do (các phân tử có tính phản ứng cao), từ đó hỗ trợ bảo vệ tế bào não và hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa cản trở tuần hoàn máu não, ngăn ngừa các tác nhân gây mất ngủ, đau đầu.
Bên cạnh đó, Ginkgo biloba còn chứa hoạt chất Terpenoid có tác dụng trong việc tăng độ đàn hồi của thành mạch để hỗ trợ tuần hoàn máu não, tăng cường lượng máu đưa oxy và chất dinh dưỡng lên não, hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Hiện nay, tinh chất Ginkgo biloba đã có trong viên uống OTiV được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Mỹ và công dụng đã được nghiên cứu lâm sàng. Ngoài tinh chất Ginkgo biloba, viên uống OTiV còn bổ sung tinh chất Blueberry có khả năng trung hòa gốc tự do, hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả.
Sử dụng 1 viên OTiV/ngày có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại, tăng tuần hoàn máu não, cải thiện các thiện các triệu chứng mất ngủ, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược trị mất ngủ cho người cao tuổi
Khi sử dụng các loại thảo dược trị mất ngủ cho người già, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng phụ:
- Các loại thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ và là phương pháp tạm thời, không thể thay thế việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nên lạm dụng các loại thảo dược trong thời gian quá dài, vì có thể làm tích tụ độc tố gây hại cho cơ thể.
- Các loại thảo dược thường mang đến hiệu quả chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì khi sử dụng.
- Mua thảo dược từ những nguồn uy tín, đảm bảo chất lượng.
Một số biện pháp khác cải thiện mất ngủ ở người lớn tuổi
Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược, người cao tuổi nên chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây để hỗ trợ việc tăng chất lượng giấc ngủ:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Duy trì lịch trình ngủ đều đặn, đi ngủ và thức giấc vào cùng một khung giờ mỗi ngày.
- Tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, đủ độ tối và yên tĩnh. Gối nằm đảm bảo thoải mái với độ cao vừa phải.
- Hoạt động thể chất nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, lưu ý không tập vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ.
- Không sử dụng đồ uống chứa caffeine, bia rượu, đồ ăn cay nóng trước khi đi ngủ. Tránh ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi đi ngủ.
- Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như thiền, yoga, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách,…
Thảo dược trị mất ngủ cho người già có cả ưu và nhược điểm, do đó người bệnh cần sử dụng đúng cách với liều lượng thích hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Nếu tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.