Dùng lá vông trị mất ngủ là một trong những mẹo dân gian được ưa chuộng từ xưa cho đến nay. Dù không có tác dụng nhanh như những sản phẩm đặc trị, nhưng nếu sử dụng lá vông chữa mất ngủ đúng cách sẽ góp phần cải thiện mất ngủ.
Vì sao lá vông trị mất ngủ được?
Rất nhiều người từng nghe qua hoặc đã từng ăn lá vông, uống nước sắc từ lá cây vông trị mất ngủ, nhưng vì sao nó có thể làm được điều này thì không phải ai cũng rõ.
Trong dân gian, cây vông còn được gọi là cây vông nem, hải đồng bì, thích đồng bì,… được người dân nhiều địa phương dùng làm thuốc an thần, chữa khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, lá vông còn được sử dụng để gói nem và làm rau ăn hàng ngày.
Theo Đông y, lá vông có tính bình, vị đắng nhạt và hơi chát có tác dụng hạ huyết áp, co bóp các cơ, an thần, ức chế thần kinh trung ương, chữa mất ngủ.
Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, cây vông (pháp danh khoa học Erythrina orientalis) có chứa một số thành phần có tác dụng trị mất ngủ. Cụ thể, lá và vỏ của thân của cây vông có chứa alcaloid và saponin. Trong đó, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16% nên thường được chiết xuất để bào chế một số loại thuốc chữa mất ngủ.
Lá vông nem chữa mất ngủ
Cách dùng lá vông trị mất ngủ đơn giản tại nhà
Dưới đây là 5 cách dùng cây là vông trị mất ngủ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian mà bạn có thể tham khảo, áp dụng tại nhà.
Cách 1: Uống nước lá cây vông trị mất ngủ
Cách trị mất ngủ bằng lá vông này tương đối đơn giản nhưng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn cảm thấy dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bạn chỉ cần lấy 8 – 16g lá vông khô, sắc với 200ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 50ml. Lấy nước này để uống khi còn ấm.
Cách 2: Kết hợp lá vông với các dược liệu khác
Để tăng hiệu quả cải thiện mất ngủ, bạn có thể kết hợp lá vông với các dược liệu có tác dụng chữa mất ngủ khác như lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen, táo nhân,…
- Bài thuốc 1: Lấy 16g lá vông, 10g táo nhân, 5g tim sen, 2 – 3 bông hoa nhài tươi. Lá vông vò nát, táo nhân và tâm sen sao vàng. Cho tất cả vào nồi hãm với 1 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó cho hoa nhài vào, chia uống làm nhiều lần trong ngày.
- Bài thuốc 2: Lấy 16g lá vông nem, 10g táo nhân, 5g tâm sen, 2 – 3 hoa nhài tươi. Lá vông vò nát, táo nhân và tâm sen sao vàng rồi cho vào nồi, hãm với 1 lít nước sôi trong khoảng 15 phút. Sau khi nước nguội cho hoa nhài vào, chia uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng liên tục 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả.
Cách 3: Cao lá vông chữa mất ngủ
Ngoài cách sắc nước lá vông bạn có thể nấu cao lá vông để dùng dần theo cách sau. Lấy 130g lá vông, 150g lá lạc tiên, 2.2g tâm sen, 90g đường. Nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày chỉ cần uống 2 – 4 thìa cà phê, trước khi đi ngủ.
Tìm hiểu thêm: 11 cách chữa trị mất ngủ hiệu quả tại nhà không cần dùng thuốc
Cách 4: Ngâm rượu lá vông trị mất ngủ
Cách dùng lá vông chữa mất ngủ này được khá nhiều nam giới ưa chuộng. Bạn chỉ cần lấy 100g lá vông rửa sạch, phơi khô ở bóng râm rồi thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trắng 30 – 40 độ trong 15 – 20 ngày là có thể dùng được. Lưu ý, mỗi ngày chỉ uống từ 10 – 20ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách 5: Món ăn từ lá vông chữa mất ngủ
Các món ăn chế biến từ lá vông khá quen thuộc trong các bữa cơm gia đình ở nông thôn Việt. Và để chữa mất ngủ, khó ngủ từ lá vông, bạn có thể lấy lá vông non luộc ăn hàng ngày. Hoặc lấy 50g lá vông nấu canh với 50g hoa thiên lý và 300g cá diếc, ăn nóng vào buổi chiều, liên tục trong 5 ngày.
Canh lá vông là một trong những món ăn giúp cải thiện mất ngủ, tốt cho sức khỏe
Một số điều cần lưu ý khi dùng lá vông trị mất ngủ
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lá vông chữa mất ngủ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Sử dụng lá vông với liều lượng vừa phải, không nên dùng quá 10 – 15 lá một ngày. Việc dùng lá vông nấu nước uống hoặc nấu canh quá đặc có thể dẫn đến tình trạng sụp mi, nhức mỏi cơ.
-
Người bị đau nhức xương khớp, trẻ em, người bệnh cao huyết áp không được dùng lá cây vông trị mất ngủ.
-
Hiệu quả, trị mất ngủ từ lá vông thường khá chậm nên bạn phải kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và trong thời gian dài mới thấy được kết quả, nhưng mức độ giảm mất ngủ nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
-
Chưa kể, lá vông trị mất ngủ chỉ là phương pháp hỗ trợ, phù hợp với các trường hợp mất ngủ tạm thời, những trường hợp mất ngủ lâu ngày, mất ngủ mạn tính cần có giải pháp khoa học tác động đến căn nguyên gây mất ngủ, mới có thể giúp cải thiện mất ngủ hiệu quả từ gốc.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì chữa mất ngủ? 10 loại thực phẩm tốt nhất cho giấc ngủ
9 cách dễ ngủ và ngủ ngon hơn vào ban đêm
Theo các chuyên gia, mất ngủ là một rối loạn phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng. Dưới góc độ sinh học phân tử, mất ngủ liên quan chặt chẽ đến tình trạng tăng sinh quá mức các gốc tự do tại não.
Gốc tự do sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và khi gặp các yếu tố tác động như căng thẳng, stress, ô nhiễm môi trường, thuốc lá…sẽ tăng sinh một cách mạnh mẽ. Khi các gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công lên não bộ, làm tổn thương thành mạch máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, dần gây hẹp lòng mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não, gây rối loạn dẫn truyền thần kinh và dẫn đến mất ngủ. Chính vì vậy, muốn thoát khỏi tình trạng mất ngủ, ngủ ngon giấc cần có giải pháp chống gốc tự do và điều hòa máu não.
Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não OTiV) có khả năng hỗ trợ trung hòa gốc tự do tại lòng mạch, ngăn ngừa xơ vữa và huyết khối. Từ đó, tăng cường máu, oxy và dưỡng chất lên não, giúp hỗ trợ phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả từ gốc.
OTiV chứa Blueberry và Ginkgo Biloba – bộ đôi giúp hỗ trợ chống gốc tự do, điều hòa hoạt huyết, cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ
Tóm lại, để có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn, ngoài việc sử dụng lá vông trị mất ngủ, bạn nên kết hợp duy trì lối sống khoa học, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, kết hợp sử dụng 1 viên OTiV một ngày.