Những món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc luôn mang đến hương vị đặc trưng không nơi đâu có được.
Bằng những nguyên liệu có sẵn từ núi rừng bạt ngàn và sự sáng tạo của con người Tây Bắc, nhiều món ăn đặc sắc đã ra đời. Không gian ẩm thực nơi đây là sự giao thoa văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, tạo nên hương vị đặc trưng của núi rừng. Cùng khám phá 5 món ăn được nhiều du khách mang về làm quà nhất nhé!
Thịt trâu gác bếp
Nhắc tới đặc sản vùng cao Tây Bắc, không thể bỏ qua món thịt trâu gác bếp. Món thịt khô quánh, bên ngoài đen màu tro than, bên trong đỏ ửng, thoang thoảng mùi khói đã trở thành đặc sản gắn liền với các tỉnh miền núi như: Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,…
Đây là một kiểu chế biến thịt trâu đặc biệt của người vùng cao, bằng cách để thịt phơi khô trên những mái nhà tranh, sát với bếp lửa. Thịt trâu gác bếp có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt đậm đà và dai dai. Món ăn này thường được dùng với cơm nếp, rau sống và mắm tôm.
Ngoài thịt trâu thì người dân còn đem thịt bò, thịt heo rừng hay ốc sông gác bếp, cũng tạo nên vô số những món ăn đậm đà hương vị núi rừng.
Cơm lam
Trong các món ăn đặc sản vùng cao, cơm lam là một cái tên nổi tiếng nhất. Những thanh cơm lam đủ màu sắc từ lâu đã trở thành món quà không thể thiếu của bất cứ ai trở về từ vùng núi Tây Bắc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món cơm lam được bày bán khắp nơi khi du lịch tại các tỉnh thuộc khu vực này.
Cơm lam được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa,… bỏ thêm màu thực vật và nướng chín trên lửa. Cơm lam thường được dùng kèm với các đặc sản Tây Bắc khác như thịt lợn rừng nướng, gà nướng,… để tăng thêm vị ngon.
Tuy cách làm khá đơn giản như vậy nhưng từng ống tre mang theo hương vị núi rừng thấm vào từng hạt cơm, sẽ tạo nên một trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn.
Bánh chưng đen
Bánh chưng đen vốn là món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Tày ở vùng Tây Bắc. Càng về sau, món ăn này càng được phổ biến và trở thành đặc sản. Ngày nay, bạn dễ dàng tìm thấy những chiếc bánh chưng đen tại các bản làng vùng cao vào mọi thời điểm trong năm.
Để tạo ra màu đen bóng đẹp mắt đặc trưng, người dân sẽ cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài của cây muối rồi phơi khô, sau đó đốt lấy than, giã nhuyễn. Phần bột than này được sàng rất kỹ để loại bỏ cặn bã, xong trộn với gạo cho đến khi gạo đã quyện chặt với bột than thành màu đen nhánh.
Phần nhân bánh chưng cũng khá giống với món bánh chưng miền xuôi khi được làm từ đậu xanh, thịt heo nhưng sẽ có thêm thảo quả, hạt tiêu rừng. Tất cả tạo thành một hương vị độc nhất vô nhị.
Lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách (lợn Mường Sapa) là một đặc sản nổi tiếng của vùng cao Tây Bắc. Món ăn này được làm từ thịt của giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường.
Tên gọi “thịt lợn cắp nách” cũng xuất phát từ việc giống lợn này có kích thước nhỏ, nuôi thả rông, sau đó được người dân bỏ gùi, túi xách hoặc thậm chí cắp nách để đến phiên chợ mua bán, trao đổi.
Thịt lợn cắp nách nổi tiếng thơm, chắc, nhiều nạc, có thể chế biến thành nhiều món như: Nướng (phần thịt vai), hun khói, giả cầy (thịt thủ, nầm bụng), om, lòng dồi, luộc, hấp, sườn nấu canh,…
Thắng cố ngựa
Thắng cố ngựa là đặc sản của người dân tộc Tày, Nùng… ở vùng núi Tây Bắc. Đặc sản này có nguyên liệu chính là thịt ngựa được chế biến vô cùng đặc biệt. Thịt sau khi sơ chế sạch sẽ được tận dụng tất cả các bộ phận, ngay cả xương để ninh nhừ cùng các loại rau củ như măng, khoai mì, nấm và 12 loại thảo mộc núi rừng Tây Bắc.
Tất cả hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà, rất riêng cho món thắng cố. Đa số du khách khi thưởng thức đều ấn tượng bởi nước dùng béo bùi, thịt ngựa thơm ngon và hương thảo mộc nồng nàn. Cách nấu món thắng cố ngựa có thể khác nhau tùy theo từng vùng, có nơi còn dùng thịt bò, thịt trâu để thay thế.
Thắng cố là món ăn nức tiếng gần xa, không thể thiếu trong những dịp quan trọng, lễ Tết hay mâm cỗ hàng ngày của người dân Tây Bắc. Tuy nhiên, do nguyên liệu thập cẩm và cách chế biến khác lạ nên thắng cố rất kén người ăn.
Du lịch vùng núi Tây Bắc, bạn nhất định phải thưởng thức những món ăn nổi tiếng trên đây nhé. Chiêm ngưỡng cảnh đẹp, trải nghiệm văn hóa vùng miền và nếm thử đặc sản, tất cả sẽ góp phần tạo nên một chuyến đi Tây Bắc trọn vẹn nhất.
Top 14 món ăn đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Tây Bắc
Trong bài viết này, cùng iVIVU “thưởng thức” top 14 món ăn đặc sản vô cùng độc đáo và đặc sắc, mà bất cứ ai cũng nên thử khi có dịp du lịch Tây Bắc.
Top 14 món ăn đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch Tây Bắc
Ảnh: Xuantoan18.
Thịt trâu gác bếp
Món ăn thường được dân du lịch Tây Bắc mua về để làm quà. Thịt trâu gác bếp xuất phát từ dân tộc Thái. Thịt trâu được làm sạch rồi tẩm ướp giá vị rồi mang đi gác trên bếp để hun khói củi ít nhất 2 tháng. Sau 2 tháng khối thịt đặc lại và thấm hết gia vị vào bên trong, bạn ăn đến đâu thì xé đến đó, cảm nhận từng hương vị nồng nàn trong miếng thịt trâu chắc nịch.
Thịt trâu gác bếp. Ảnh: @sketch_japanese_magazine.
Ảnh: phunutoday.
Thắng cố
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang và dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Thắng cố thường được chế biến chủ yếu từ thịt ngựa, thịt trâu.
Ảnh: Wikipedia.
Một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào, cho thêm các loại rau nhúng như cải mèo, ngồng su hào,…
Rượu táo mèo
Loại rượu được làm từ những quả táo mèo mọc ở vùng núi phía Bắc, mang hương vị chua ngọt độc đáo, xen lẫn vị đắng của táo mèo đưa bạn đến cảm giác bừng tỉnh bởi vị cay nồng và hương thơm quyến rũ. Rượu có màu cánh gián đặc trưng, có tác dụng trị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,… nên được nhiều người tìm mua để làm quà khi du lịch Tây Bắc về.
Ảnh: vtv.
Quả táo mèo.
Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp hay còn gọi là cá suối gập nướng. Đây là một món ăn cổ truyền nổi tiếng và là đặc sản Tây Bắc rất được trân trọng của người Thái. Món ăn này được chế biến từ cá suối tươi được ướp cùng gừng, sả, mắc khén và mầm măng của cây sa nhân rồi mang đi nướng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của vị cá tươi.
Ảnh: Quán 1989.
Cá được mang ướp trước khi nướng. Ảnh: Eva.
Lợn cắp nách
Một loại thịt lợn từ giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Những con lợn này chỉ từ 10-15kg, sống trong môi trường tự nhiên nên thịt rất chắc và nhiều nạc. Gọi là thịt lợn cắp nách, vì những con lợn nhỏ được người dân cắp nách để mang ra chợ bán. Loại thịt này dù luộc, nướng hay chế biến kiểu gì cũng đều rất thơm ngon.
Thịt cắp nách khá phổ biến ở Sapa và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Ảnh minh họa.
Đặc sản heo cắp nách quay lá mắc mật của đồng bào vùng cao Sapa từng làm mê mẩn bao khách sành ăn. Ảnh: heorungbombo.
Rêu đá nướng
Rêu nướng là một món đặc sản của người Tày, được chế biến khá cầu kỳ, đòi hỏi sự cẩn thận và có kỹ năng nhất định để làm ra món ăn này. Rêu phải được lấy khi còn non có màu xanh lục rồi mang đi làm sạch, có thể nói đây là công đoạn vất vả nhất. Sau khi làm sạch, rêu sẽ được mang đi tẩm ướp các gia vị như sả, hẹ,… rồi mang đi nướng. Đây là một món ăn khá độc đáo, không thể tìm thấy ở nơi đâu khác. Nếu có dịp du lịch Tây Bắc, bạn nhất định nên thử món này nhé.
Rêu nướng.
Cháo ấu tẩu
Món cháo được nấu từ củ ấu tẩu, một loại củ có rất nhiều ở vùng núi phía Bắc, nấu chung với gạo nếp nương và chân giò lợn. Cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi, sẽ hơi khó ăn lúc bắt đầu nhưng càng ăn sẽ càng gây nghiện. Từ củ ấu tẩu, một loại củ độc được người dân chế biến thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Vị thơm béo của gạo, vị thanh ngọt của chân giò hòa cùng mùi thơm của các nguyên phụ liệu quen thuộc kết hợp với vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.
Cháo ấu tẩu. Ảnh: @_myxlinh___.
Cơm lam
Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, xuất phát từ việc tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để dễ nấu nướng và mang theo người khi đi làm nương rẫy, họ đã nghĩ ra cách nấu cơm bằng các dụng cụ như ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Gạo để nấu cơm lam nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang, bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.
Ảnh minh họa: Cơm lam Bắc Mê.
Xôi ngũ sắc
Bạn sẽ ngạc nhiên vì xôi có nhiều màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, tím vàng, trắng… Mỗi màu sắc được làm từ nguyên liệu là những trái cây rừng, hoàn toàn tự nhiên nên rất thơm và an toàn. Hơn nữa, xôi được làm từ gạo nếp nương nên khi ăn có mùi rất thơm ngon hấp dẫn.
Phở chua
Thực chất phở chua là một món ăn của Trung Quốc được phổ biến qua Hà Giang. Món phở có vị chua chua lạ miệng, ăn rất mát nên thường được chế biến vào mùa hè. Phở chua ăn kèm với thịt lợn rán, vịt quay, lạp xưởng, thêm chút rau nêm như húng thơm, đu đủ, dưa chuột ăn cực kỳ bắt miệng. Bánh phở dùng cho món này là bánh phở mềm.
Khâu nhục
Khâu nhục còn có tên gọi khác là “nằm khâu”. Đây là món ăn truyền thống của người dân xứ Lạng và được coi là món ăn “sang trọng” của người Nùng. Thực chất, đây là món ăn được làm từ thịt ba chỉ, tẩm ướp cùng húng lìu, ngũ vị hương, rượu, mật ong và địa liền. Đặc biệt, khâu nhục được hấp cách thủy nên rất ngọt mềm, thơm hơn rất nhiều.
Cốm Tú Lệ
Cốm Tú Lệ được làm từ người dân xã Tú Lệ, tỉnh Yên Bái. Có thể nói đây là nơi có hạt lúa nguyên sữa thơm ngon nhất và được người dân tộc Thái chế biến vô cùng tỉ mỉ. Khi ăn cốm có vị thơm mát mùi lúa non và ngọt nhẹ.
Ảnh: Vnexpress.
Bánh chưng đen Mường Lò
Cũng thuộc dòng họ bánh chưng nhưng bánh chưng đen Mường Lò đặc biệt hơn khi có màu đen lánh rất lạ. Ngoài nguyên liệu là gạo nếp Tú Lệ, nhân có đỗ xanh, thịt ba chỉ và một số gia vị như tiêu, hành củ; bánh chưng đen Mường Lò còn có thêm hoa cây vừng đen và thân cây núc nác tạo màu đen rất khác.
Ảnh: Báo Lào Cai.
Ảnh: SPK.
Nậm pịa
Nậm pịa nổi tiếng là món ăn truyền thống của người Thái, và cũng là một trong những đặc sản Tây Bắc nổi bật được yêu thích. Đây là một công thức chấm đồ nướng rất bắt miệng, ấn tượng khi ăn. Được chế biến từ lòng, dịch ruột non của động vật được nấu nhừ, mang hương vị cay nhẹ, hơi mặn và đắng ban đầu. Nhưng sau khi nuốt xuống sẽ cảm nhận được vị ngọt ở cuống họng gây vấn vương.
Ảnh: Vnexpress.
Ảnh: Vietnamnet.