Thông thường, chu kỳ ngủ lý tưởng của một người thường diễn ra từ 7 – 9 tiếng. Tuy nhiên, một số người lại có thể ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, stress hay ít vận động
Nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của người bệnh.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ gây hại như thế nào?
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì?
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy thiếu ngủ, mệt mỏi, ngáp nhiều dù đã ngủ trên 9 tiếng/ngày. Tổng số giờ ngủ quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống, khả năng tập trung học tập và làm việc.
Nguyên nhân ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không cung cấp đủ 4 nhóm chất (đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) cho cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo “xấu” và lạm dụng uống rượu, bia, thức uống chứa cafein cũng có thể gây hiện tượng nhức đầu, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.
Xem thêm: 10 thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất
Rối loạn nhịp thức ngủ
Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng chu kỳ thức – ngủ không đồng bộ với chu kỳ của ngày đêm. Người bị rối loạn nhịp thức ngủ thường ngủ li bì nhưng tỉnh dậy vẫn buồn ngủ, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có thời gian làm việc và nghỉ ngơi không đều đặn như: Tiếp viên hàng không, công nhân, người mới sinh con hoặc thay đổi múi giờ…
Chất lượng giấc ngủ kém
Chất lượng giấc ngủ kém không chỉ phụ thuộc vào số giờ bạn ngủ mà còn phụ thuộc vào việc bạn ngủ ngon như thế nào. Nếu bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc cảm thấy không thoải mái khi thức dậy nghĩa là bạn đang có giấc ngủ kém.
Chất lượng giấc ngủ kém có thể xảy ra do môi trường phòng ngủ không thoải mái (điều kiện ánh sáng, tiếng ồn…), thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ hoặc do căng thẳng, lo âu,…
Ít vận động
Lười vận động khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm chạp hơn, dẫn đến hiện tượng thiếu oxy và máu lên não. Từ đó, não không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất – gây rối loạn giấc ngủ.
Tập luyện quá sức
Lịch trình tập luyện dày đặc với những bài tập ở cường độ cao, vượt quá sức chịu đựng của cơ thể có thể làm tăng nồng độ dopamine và serotonin – chất dẫn truyền lên hệ thần kinh, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thèm được ngủ.
Tâm lý
Những người bị stress hoặc mắc bệnh trầm cảm thường gặp vấn đề với giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc… Đôi khi, người bệnh có thể ngủ nhiều như một cách trốn tránh các vấn đề căng thẳng sắp xảy ra nhưng sau khi tỉnh dậy, họ vẫn có cảm giác uể oải và muốn ngủ thêm.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc an thần, thuốc đau đầu, thuốc điều trị cảm cúm,… cũng có thể khiến bạn ngủ nhiều hơn mức bình thường.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có nguy hiểm không?
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể làm sức khỏe cơ thể dần suy nhược, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Thiếu máu não
Theo các chuyên gia, thiếu máu não là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Mặc dù não là nơi “hội tụ” của nhiều gốc tự do nhưng hệ thống chống gốc tự do tại não lại kém hơn so với cơ quan khác.
Vì vậy, khi bị gốc tự do tấn công liên tục, các tế bào thần kinh não bị tổn thương, thúc đẩy sự hình thành xơ vữa động mạch, cản trở lưu lượng máu lên não, khiến não thiếu oxy và chất dinh dưỡng, gây đau nửa đầu, mệt mỏi vai gáy, tai biến mạch máu não,… thậm chí đột quỵ.
Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ
Theo thống kê, có khoảng 10% người trưởng thành mắc chứng ngưng thở do mệt mỏi, buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Ngưng thở khi ngủ là tình trạng người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn hoàn khi đang ngủ và thường lặp lại ít nhất 10 lần trong chu kỳ ngủ.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện khịt mũi, phát ra tiếng thở hổn hển hay đi tiểu nhiều trong đêm. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, suy tim, đột quỵ,…
Ngủ ngáy cũng là một dấu hiệu của hiện tượng ngưng thở khi ngủ
Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp là dạng bệnh nội tiết diễn ra do chức năng tuyến giáp bị rối loạn, không sản sinh đủ hormone phục vụ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và buồn ngủ dù đã ngủ nhiều hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ suy giáp.
Căng thẳng, stress
Ngủ dậy quá muộn sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học hàng ngày, có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần lẫn thể chất người bệnh. Tình trạng ngủ nhiều kéo dài từ ngày này qua ngày khác khiến cơ thể luôn trong trạng thái không tỉnh táo, khó tập trung nên thường gây ra căng thẳng, stress. Từ đó, kéo theo các triệu chứng như: huyết áp cao, nhịp tim bất thường, các vấn đề về giấc ngủ.
Thừa cân béo phì
Khi ngủ, quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra để chuyển hóa năng lượng cho cơ thể hoạt động vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều khiến người bệnh có ít thời gian vận động – ít tiêu tốn năng lượng. Từ đó, dẫn đến việc tích tụ chất béo gây tăng cân nhanh chóng. Một nghiên cứu của Học viện Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ, 21% người ngủ nhiều hơn 9 – 10 tiếng có thể tăng nguy cơ thừa cân và béo phì.
Cơ thể mất nước
Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến quá trình cân bằng lượng nước trong cơ thể. Theo vòng tuần hoàn sinh học, sau những giờ thức dậy vùng tuyến yên sẽ giải phóng một lượng lớn hormone vasopressin giúp cơ thể giữ nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và báo hiệu cho thận hấp thụ bớt nước. Ngủ nhiều có thể làm cho quá trình tiết vasopressin bị rối loạn làm cơ thể người bệnh bị mất nước.
Cơ thể mất nước khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt
Tiểu đường
Sự thay đổi về thời lượng giấc ngủ có thể kích thích lượng đường trong máu tăng lên. Theo nghiên cứu trên tạp chí Diabetologia của Châu Âu, 15% những phụ nữ ngủ nhiều hơn 2 tiếng mỗi đêm (10-12 tiếng), theo thời gian sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những phụ nữ ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ khiến chỉ số đường huyết của bệnh nhân thay đổi bất thường
Trầm cảm
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nhịp sinh học chậm lại do ngủ nhiều khiến người bệnh cảm thấy bản thân kiệt sức và không có khả năng hoàn thành những việc họ mong muốn. Từ đó, gây ảnh hưởng đến cảm xúc và tư tưởng bệnh nhân.
Làm thế nào để xử lý tình trạng ngủ quá nhiều mà vẫn buồn ngủ?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ li bì, “nghiện ngủ”, mà có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.
- Tạo không gian ngủ lý tưởng: Một chiếc phòng ngủ với không khí mát mẻ, yên tĩnh là không gian ngủ lý tưởng để giúp bạn dễ vào giấc ngủ và ngủ đủ giấc.
- Đặt báo thức: Tiếng chuông báo thức có thể giúp bạn thức dậy đúng giờ, tránh ngủ quá nhiều.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ của bạn. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo và rau củ quả chứa nhiều vitamin (A, B, C,…) và khoáng chất là những thực phẩm bạn cần bổ sung để có giấc ngủ ngon hơn.
- Tập thể dục đều đặn: Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút/ngày, tối thiểu 5 lần/tuần để giúp cơ thể thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết. Chú ý lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân để tránh tình trạng luyện tập quá sức.
- Thư giãn trước khi ngủ: Nghe nhạc, tắm nước ấm, thiền định, tập yoga trước khi ngủ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Xem thêm: 9 cách để ngủ nhanh hơn vào ban đêm
Bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do giúp cải thiện giấc ngủ
Như đã phân tích ở trên, hiện tượng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Để cải thiện và phòng ngừa chứng bệnh này, ngoài việc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống, việc bổ sung các dưỡng chất có khả năng chống gốc tự do cũng là điều cần thiết.
Nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công các dưỡng chất có khả năng chống gốc tự do mạnh mẽ có trong quả Blueberry (hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene) và Ginkgo Biloba (Flavonoid, Terpenoid).
Những dưỡng chất này có kích thước phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, vô hiệu hóa các gốc tự do. Nhờ đó, hạn chế các tổn thương trên thành mạch, tăng cường hoạt động não giúp ổn định chu kỳ thức ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ, đồng thời cải thiện các triệu chứng do rối loạn giấc ngủ gây ra.
Mỗi người nên chủ động bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV để nâng cao chất lượng giấc ngủ
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên có thể giúp hiểu rõ hơn về tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Trong trường hợp đã áp dụng đủ mọi biện pháp mà tình trạng buồn ngủ vẫn chưa được cải thiện, bạn có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.