8 nguyên nhân người mệt mỏi buồn ngủ bạn nhất định phải xử lý

Mệt mỏi buồn ngủ đôi khi là các triệu chứng thoáng qua, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Vậy, làm sao nhận biết đâu là cảm giác mệt mỏi buồn ngủ bình thường, đâu là bệnh lý nguy hiểm? Hãy đọc thông tin khoa học trong bài viết sau đây!

mệt mỏi buồn ngủ là bệnh như thế nào

Mệt mỏi buồn ngủ là gì?

Mệt mỏi buồn ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang quá tải, cần nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và duy trì các hoạt động hàng ngày. Mệt mỏi và buồn ngủ thường đi kèm với nhau, đôi khi là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân người mệt mỏi buồn ngủ

Để cải thiện tình trạng người mệt mỏi buồn ngủ, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của tình trạng này. Từ đó, thay đổi lối sống, tập thể dục đều đặn, ăn uống hợp lý và có đủ giấc ngủ, tinh thần sảng khoái hơn.

Đây là 8 nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi buồn ngủ:

Thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và tinh thần sau một ngày hoạt động. Khi thiếu ngủ, cơ thể không có đủ thời gian để thực hiện các quá trình phục hồi và tái tạo cần thiết, dẫn đến mệt mỏi và giảm hiệu suất làm việc.

Với tình trạng thiếu ngủ kéo dài, làm giảm giải phóng các chất thải độc hại, dẫn đến cản trở hoạt động hiệu quả của tế bào thần kinh. Rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất cân bằng oxy hóa và chết tế bào, gây suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, người lờ đờ…

nguyên nhân gây mệt mỏi buồn ngủ

Thiếu ngủ, khó ngủ có thể gặp phải ở bất cứ ai

Thiếu năng lượng

Cơ thể cần năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày và hoạt động tốt trong ngày. Khi không có đủ năng lượng, cơ thể có thể trở nên mệt mỏi và buồn ngủ. Một số nguyên nhân gây ra thiếu năng lượng: thiếu ngủ, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu vận động thể chất, stress, căng thẳng hoặc mắc bệnh lý nào đó có thể làm giảm năng lượng và gây ra cảm giác mệt mỏi.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong quá trình hô hấp khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra mệt mỏi buồn ngủ trong ngày. Chứng ngưng thở khi ngủ thường xảy ra khi niêm mạc cổ họng hoặc miệng tự động co lại, làm tắc nghẽn đường hô hấp trong giấc ngủ.

Các hậu quả của chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp như là ngáy, thức dậy giữa đêm, cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày, khó tập trung và giảm hiệu suất làm việc…

Chứng ngưng thở khi ngủ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, về lâu dài có thể gây ra các vấn đề như: tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng không có đủ sắt để sản xuất hemoglobin – loại protein cần thiết trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các cơ và mô trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu máu, cung cấp oxy đến các cơ và mô không đủ, dẫn đến các triệu chứng như: người mệt mỏi buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt, khó thở, da dẻ xanh xao, lạnh tay chân…

Các vấn đề tâm lý

Các nghiên cứu cho thấy, yếu tố tâm lý chiếm ít nhất 50% các trường hợp mệt mỏi. Điển hình như:

  • Trầm cảm: căn bệnh này đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, tuyệt vọng nghiêm trọng và kéo dài. Những người bị trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi mạn tính.
  • Sự lo lắng và căng thẳng: một người thường xuyên lo lắng hoặc căng thẳng, stress sẽ khiến cơ thể hoạt động quá mức. Lượng adrenaline tiết ra dồn dập và liên tục làm cơ thể kiệt sức và bắt đầu mệt mỏi buồn ngủ.
  • Đau buồn: mất người thân, mất việc… gây ra nhiều loại cảm xúc tiêu cực như sốc, trầm cảm, tuyệt vọng và cô đơn.

Mệt mỏi về thể chất có thể khiến cơ thể không thể tiếp tục hoạt động bình thường. Ngược lại, khi gặp trục trặc về tinh thần chúng ta thường biểu hiện như buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu động lực…

trầm cảm có thể gây mệt mỏi buồn ngủ

Trầm cảm có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý nguy hiểm, trong đó có mất ngủ, uể oải, không động lực…

Bệnh lý mạn tính

Những bệnh lý mạn tính như tiểu đường, đau nửa đầu, ung thư, bệnh thận mạn tính… đòi hỏi người bệnh “sống chung” với chúng bằng cách theo dõi cơ thể thường xuyên để kiểm soát bệnh. Trong đó, việc theo dõi định kỳ đường huyết, dùng thuốc, tiêm insulin (trong trường hợp tiểu đường), sử dụng các loại thuốc giảm đau, lọc máu… có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và kiệt sức cho người bệnh.

Chưa hết, để chống chọi với bệnh mạn tính mỗi ngày, người bệnh phải thay đổi cả thói quen sinh hoạt như chế độ ăn uống, tập luyện và giấc ngủ. Những bệnh lý mạn tính như đau nửa đầu có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh uể oải, mệt mỏi buồn ngủ.

Thiếu vitamin

Thiếu vitamin có thể gây suy nhược và mệt mỏi. Bởi vì, vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và duy trì chức năng cơ bản của cơ thể.

Người có chế độ ăn ít calo, ăn kiêng khem quá mức, chế độ ăn ít carbohydrate, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng… thường không cung cấp đủ lượng vitamin và chất dinh dưỡng để cơ thể hoạt động tốt, có thể gây ra tình trạng suy nhược mệt mỏi.

Ví dụ,

  • Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến chứng thiếu máu, gây mệt mỏi, chóng mặt và giảm khả năng tập trung.
  • Thiếu vitamin D có thể gây loãng xương, làm giảm cường độ cơ bắp và dẫn đến cảm giác mệt mỏi, yếu đuối.
  • Thiếu vitamin C gây suy nhược, mệt mỏi, dễ bị tổn thương và các triệu chứng cảm lạnh thường xuyên.
  • Thiếu vitamin B9 dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu và các vấn đề về hệ thần kinh.

Xem thêm: Mất ngủ do thiếu vitamin gì?

Lạm dụng caffein

Adenosine là một chất được cơ thể sản xuất tự nhiên, có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh và giúp tăng cảm giác buồn ngủ tự nhiên. Khi bạn uống cà phê, trà hoặc thức uống có chứa caffein, cơ thể sẽ hấp thụ chất caffein sau đó chuyển hóa đến não bộ, caffein ức chế các thụ thể adenosine và vô hiệu hóa chúng, làm cho cơ thể tỉnh táo.

Một khi caffein hết tác dụng, cơ thể có thể tích tụ adenosine quá nhiều và “tấn công” bạn cùng một lúc, đó là lý do tại sao cà phê có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ.

Cách chữa mệt mỏi buồn ngủ hiệu quả

Khi cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, điều đầu tiên cần làm là cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường năng lượng và duy trì một lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này:

Duy trì thói quen ngủ tốt

  • Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc, ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái với ánh sáng yếu, nhiệt độ mát mẻ và không tiếng ồn.
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc dễ ngủ trước khi đi ngủ để giúp bạn thư giãn và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.

Tập luyện đều đặn

  • Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên hiệu quả.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ vào buổi sáng hoặc trưa như đi bộ, chạy bộ, hoặc tập yoga. Tránh tập luyện vào buổi tối hoặc sát giờ đi ngủ.
tập luyện đều đặn giúp cải thiện giấc ngủ

Nên tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Ăn uống cân bằng và đủ chất dinh dưỡng

  • Ăn các bữa ăn đầy đủ, đa dạng và đủ chất dinh dưỡng.
  • Nên ăn những bữa ăn nhẹ vào buổi tối và tránh ăn đồ nặng trước khi đi ngủ.

Hạn chế tiêu thụ cafein và cồn

Giới hạn việc uống đồ chứa cafein hoặc cồn, đặc biệt vào buổi tối, vì chúng có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm.

Quản lý stress

Khi bị căng thẳng bạn nên tìm cách thư giãn, thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, thiền, hay nghe nhạc.

Thay đổi thói quen hàng ngày

Thử thay đổi lịch trình hàng ngày để cải thiện giấc ngủ và tái tạo năng lượng của cơ thể. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian hàng ngày giúp điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể.

Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên tốt cho não bộ

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry có tác dụng hỗ trợ trung hòa các gốc tự do, tăng hiệu quả kết nối thần kinh, kích thích dẫn truyền các tế bào thần kinh. Nhờ đó, Blueberry mang đến tác dụng hỗ trợ tăng cường máu lên não, hỗ trợ chống gốc tự do – nguyên nhân chủ yếu gây ra mất ngủ, đau đầu…

Đặc biệt, khi các tinh chất có trong Blueberry kết hợp với Ginkgo Biloba (nay có trong OTiV) sẽ giúp gia tăng hiệu quả lưu thông máu, bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn kết tập tiểu cầu, giảm hình thành cục máu đông, từ đó đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bộ tốt hơn.

otiv hỗ trợ cải thiện giấc ngủ

OTiV – viên uống bổ não từ Mỹ chứa bộ đôi hoạt chất Blueberry và Ginkgo Biloba

Với người mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên, nên sử dụng OTiV mỗi ngày 1 viên để hỗ trợ tăng cường giấc ngủ tự nhiên, giúp ngủ sâu, dậy tỉnh táo. Từ đó, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, lo âu và phòng ngừa đột quỵ do mất ngủ hiệu quả.

Kiểm tra sức khỏe

Nếu mệt mỏi và buồn ngủ không giảm đi sau khi cải thiện các thói quen hàng ngày, bạn hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh để thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra vấn đề này và có biện pháp điều trị phù hợp.

Mệt mỏi buồn ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và điều trị sớm sẽ giúp phục hồi tốt hơn. Thực hiện các thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe và não bộ, cũng giúp bạn ngủ ngon giấc và thức dậy tràn đầy năng lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *