Nên ăn nhiều hơn 6 món rau này vào mùa hè, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng, còn có thể giúp giải độc, giải nhiệt.
Vào mùa hè, nhiệt độ cao và nắng nóng dễ gây bức bối, tâm trạng nóng giận, mệt mỏi và chán ăn. Hơn nữa, cơ thể cũng đổ mồ hôi rất nhiều và quá trình trao đổi chất tăng tốc. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nạp nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn để bổ sung cho lượng đã hao hụt. Rau củ rất giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng giúp chúng ta bổ sung nước, tăng cường miễn dịch, giúp giải độc, giải nhiệt. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong mùa này. Nên ăn nhiều hơn 6 loại rau này vào mùa hè, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng, còn có thể giúp giải độc, giải nhiệt.
1. Cà chua
Cà chua là loại quả quen thuộc với rất nhiều bà nội trợ. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Nhờ vào hàm lượng clo và lưu huỳnh trong cà chua giúp gan và thận thực hiện quá trình thải độc tốt hơn. Ngoài ra, lượng kali trong cà chua có công dụng làm giảm khả năng giữ nước, giúp cơ thể loại bỏ chất độc.
Công thức gợi ý: Sinh tố cà chua mật ong
Nguyên liệu để làm sinh tố cà chua mật ong
2-3 quả cà chua, 1-2 thìa cà phê mật ong.
Cách làm sinh tố cà chua mật ong
Bước 1: Cà chua bạn đem rửa sạch sau đó ngâm vào chậu nước có pha muối và tinh bột để loại bỏ tạp chất khoảng 30 phút. Rửa sạch cà chua lại một lần nữa rồi để ráo và cắt cà chua thành miếng nhỏ.
Bước 2: Chuẩn bị máy xay sinh tố, cho cà chua đã cắt vào rồi xay nhuyễn. Sau khi xay xong cho khoảng 1 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều, thêm chút đá là có thể thưởng thức.
2. Bí đao
Theo Đông y, bí đao (bí xanh) có vị ngọt nhạt, tính mát, mang công dụng giải nhiệt, làm mát ruột, tiêu khát, giải độc và giảm béo. Hợp chất hóa học hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể. Trong khi đó gan là một bộ phận rất dễ nhiễm mỡ, nhiễm độc tố. Do đó tiêu thụ bí đao thường xuyên sẽ giúp gan khỏe mạnh hơn nhờ được thải độc. Bí đao cũng giàu chất xơ dạng sợi – loại chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruột, chúng góp phần làm giảm lượng mỡ thừa tích tụ bên trong cơ thể và ngăn những chất đường vào cơ thể chuyển hóa thành mỡ thừa. Canh bí đao có thể thanh nhiệt, giải độc, thích hợp cho những người bị phù nề vào mùa hè.
Công thức gợi ý: Canh bí đao ức gà
Nguyên liệu làm món canh bí đao ức gà
300g bí đao, 200g thịt ức gà, 1-2 cây hành lá, 1 thìa canh tinh bột bắp, 1 thìa canh nước tương, một chút muối, bột nêm.
Cách nấu canh bí đao ức gà
Bước 1: Gọt vỏ và rửa sạch bí đao, sau đó cắt thành các lát có độ dày vừa phải. Thịt gà cắt miếng nhỏ. Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ để dùng sau.
Bước 2: Cho thịt gà đã thái vào bát tô, thêm nước tương và tinh bột bắp, trộn đều rồi đặt sang một bên.
Bước 3: Cho một lượng nước ấm vừa đủ vào nồi, thêm bí đao, xịt một ít dầu, đun sôi. Khi bí chuyển hơi trong thì cho ức gà đã ướp vào, đảo đều, nêm thêm chút muối và bột nêm cho vừa khẩu vị. Đun sôi thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp, lấy canh ra tô và thưởng thức.
3. Dưa chuột
Trong dưa chuột có chứa đến 95% thành phần là nước. Do đó đây là loại thức ăn cung cấp độ ẩm cho cơ thể cực kỳ hiệu quả, giúp làm mát và giải độc. Đặc biệt, dưa chuột còn giúp cải thiện các triệu chứng nóng trong như ợ nóng. Ăn sống dưa chuột có thể làm dịu cơn khát, thanh nhiệt và thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Dưa chuột rất giàu protein, đường, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, carotene và các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe.
Công thức gợi ý: Dưa chuột trộn kiểu Thái
Nguyên liệu làm món dưa chuột trộn kiểu Thái
2-3 quả dưa chuột, 3 cây hành lá, một ít lạc rang giã dập, phần gia vị trộn (80ml giấm gạo, 30g đường, 3ml dầu vừng nóng, một ít ớt bột, muối).
Cách làm món dưa chuột trộn kiểu Thái
Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu phần gia vị trộn vào bát, khuấy để để được hỗn hợp sốt. Rửa sạch dưa chuột rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Hành rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 2: Cho dưa chuột vào âu, thêm gia vị trộn rồi dùng đũa đảo nhẹ, đều tay. Thêm lạc rang giã dập và hành lá vào trộn chung là xong.
4. Mướp đắng
Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát m.áu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi. Vị đắng tự nhiên của mướp đắng rất tốt cho gan. Chúng không chỉ thải độc gan mà còn có những hợp chất như saponin và terpenoid… có thể giúp di chuyển glucose từ m.áu đến tế bào đồng thời giúp gan và cơ bắp của bạn xử lý và lưu trữ glucose tốt hơn. Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Annamalai ở Ấn Độ cho thấy chiết xuất từ mướp đắng làm tăng nồng độ glutathione peroxidase (GPx), superoxide effutase (SOD) và catalase, giúp cải thiện quá trình thải độc gan và ngăn ngừa tổn thương gan.
Công thức gợi ý: Thịt heo xào mướp đắng
Nguyên liệu để làm món thịt heo xào mướp đắng
300g thịt thăn, 500g mướp đắng, 2 củ hành tím băm nhỏ, gia vị, bột tiêu.
Cách làm món thịt heo xào mướp đắng
Bước 1: Thịt heo rửa sạch, thấm khô nước sau đó thái miếng mỏng. Cho thịt vào bát tô, thêm gia vị, 1 thìa canh dầu ăn, bột tiêu rồi trộn đều và ướp trong khoảng 15 phút. Mướp đắng rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó cắt bỏ hai đầu, bổ đôi và loại bỏ ruột bên trong. Tiếp theo, thái mướp đắng thành từng lát mỏng.
Bước 2: Đun nóng dầu, cho hành tím băm vào xào thơm rồi trút thịt đã ướp vào xào. Sau khi thịt lợn đổi màu, bạn cho mướp đắng, nêm thêm gia vị vào xào cùng. Trong quá trình xào, mướp đắng sẽ tiết ra một ít nước, bạn điều chỉnh lửa lên mức lớn để giảm bớt nước. Xào cho đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.
5. Rau chân vịt
Rau chân vịt rất giàu chất chống oxy hóa, nhờ vậy giúp bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng oxy hóa, đồng thời loại bỏ các độc tố có hại. Bằng cách hỗ trợ chức năng gan và quá trình giải độc, rau chân vịt góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Công thức gợi ý: Rau chân vịt xào miến
Nguyên liệu làm món rau chân vịt xào miến
1 mớ rau chân vịt, một năm miến, 1 củ tỏi băm, gia vị, nước tương, bột tiêu.
Cách làm món rau chân vịt xào miến
Bước 1: Rau chân vịt rửa sạch, để ráo nước. Đun sôi nước để chần miến trước, rồi vớt ra, chắt ráo nước. Cho miến vào tô, thêm 2 thìa canh nước tương đen và 1 thìa canh dầu ăn vào khuấy đều. Tiếp đó chần rau chân vịt rồi cắt thành từng đoạn.
Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi băm vào xào thơm. Tiếp đó cho rau chân vịt và miến vào, thêm một chút xíu nước để không bị dính chảo rồi đảo đều tay. Lúc này nêm thêm chút gia vị, nước tương, tinh chất cốt gà, xào trên lửa lớn cho chín đều!
6. Cần tây
Công thức gợi ý: Mực xào cần tây
Theo Đông y, cần Tây có vị ngọt đắng, tính lương mát. Vào 2 kinh vị và can. Có tác dụng bình can thanh nhiệt, mát gan, tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), nhuận phế chỉ khái (mát phổi cầm ho), khu phong lợi thấp (trừ phong thấp), chỉ huyết (cầm m.áu), giải độc. Cần tây rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và chất xơ, có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh khác. Vitamin C và chất xơ trong lá cần tây có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể…
Nguyên liệu làm món mực xào cần tây
300g mực tươi, 150g cần tây, tỏi băm, hành lá, 1 quả ớt, gia vị, vài lát gừng, nước tương, dầu hào, 1 thìa canh rượu nấu ăn.
Cách làm món mực xào cần tây
Bước 1: Mực sơ chế sạch sau đó ngâm trong nước muối loãng cùng vài lát gừng và rượu nấu ăn trong khoảng 5 phút. Sau đó rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi và ớt băm nhuyễn vào xào cho đến khi dậy mùi thơm. Sua đó thêm mực vào xào cho đến khi mực săn lại, chuyển màu trắng.
Bước 3: Cho cần tây cắt khúc vào xào chín tới. Thêm gia vị, bột nêm, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào vào xào cho đến khi ngấm gia vị.
Rau muống luộc hay xào ăn mãi cũng chán, đem làm 3 món gỏi giòn, ăn mùa hè cực mát
Gỏi rau muống là món ăn dân dã, quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của gia đình Việt.
Với nguyên liệu phong phú, dễ tìm và vị giòn ngon khó cưỡng, món ăn này luôn mang lại cảm giác tươi mát và hấp dẫn. Hãy cùng Emdep.vn vào bếp và thực hiện các cách làm gỏi rau muống ngay nhé!
Gỏi rau muống tôm khô
Nguyên liệu của món gỏi rau muống tôm khô:
500gr rau muống
100gr tôm khô
4 tép tỏi băm
2 trái ớt băm
Nước cốt chanh
Rau mùi, rau húng quế
Đậu phộng rang sẵn
Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn
Cách làm món gỏi rau muống tôm khô:
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Tôm khô: Ngâm trong nước ấm (60-80 độ C) khoảng 30 phút cho mềm, sau đó rửa lại với nước sạch.
Rau mùi, rau húng quế: Nhặt bỏ lá hư, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Rau muống: Nhặt bỏ lá, cắt khúc nhỏ vừa ăn, rửa lại 2-3 lần với nước sạch, vớt ra để ráo.
2. Chần rau muống:
Bắc nồi 500ml nước lên bếp, đun đến khi nước sôi lăn tăn thì cho 1/2 muỗng cà phê muối vào.
Đun tiếp đến khi nước sôi mạnh thì bỏ rau muống vào. Chần rau đến khi chín, vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 3 phút để rau giòn và giữ màu xanh.
3. Pha nước chấm:
Trộn đều 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước cốt chanh cho tan gia vị. Cho ớt và tỏi băm vào, khuấy đều.
4. Xào tôm khô:
Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng thì phi tỏi băm vàng thơm. Cho tôm khô vào xào khoảng 2 phút đến khi tôm chín tới.
Thêm 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1/2 muỗng canh nước mắm, đảo đều 2 phút để tôm thấm gia vị.
5. Trộn gỏi:
Cho rau muống, tôm khô đã xào, rau mùi, rau húng quế và phần nước chấm đã pha vào tô lớn. Trộn đều tay đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Rắc thêm đậu phộng rang sẵn lên trên để món ăn thêm đẹp mắt và hấp dẫn.
Gỏi rau muống đậu phụ
Nguyên liệu của món gỏi rau muống đậu phụ:
Đậu phụ: 300gr
Giá đỗ: 100gr
Rau muống chẻ: 300gr
Nước cốt chanh: 45ml
Ớt băm: 1 thìa cà phê
Tỏi băm: 1 thìa cà phê
Nước mắm: 45ml
Đường: 45g
Rau kinh giới: 10gr
Rau mùi: 10gr
Nước mắm chua ngọt
Cách làm món gỏi rau muống đậu phụ:
1. Chuẩn bị đậu phụ:
Thái đậu phụ thành miếng vừa ăn rồi chiên chín vàng.
2. Chần giá đỗ:
Chần qua giá đỗ trong nước sôi khoảng 1-2 phút.
3. Chần rau muống:
Cho rau muống chẻ vào nước sôi, chần khoảng 1 phút, sau đó ngâm trong nước lạnh 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
4. Pha nước trộn:
Trộn đều rau muống với giá đỗ, 45ml nước cốt chanh, 1 thìa cà phê ớt băm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 45ml nước mắm, 45g đường, đậu phụ chiên, 10g rau kinh giới và 10g rau mùi.
5. Ướp gỏi:
Ướp hỗn hợp rau muống đậu phụ trong 15 phút.
6. Hoàn thành:
Bày ra đĩa và thưởng thức kèm nước mắm chua ngọt. Món gỏi rau muống đậu phụ này chắc chắn sẽ mang đến hương vị tươi ngon và thanh mát cho bữa ăn của bạn.
Gỏi rau muống đậu phộng
Nguyên liệu của món gỏi rau muống đậu phụ:
Rau muống non: 500gr
Đậu phộng: 50gr
Ớt sừng: 1 quả
Chanh: 1 quả
Đường: 2 muỗng canh
Nước mắm: 2 muỗng canh
Cách làm món gỏi rau muống đậu phụ:
1. Chuẩn bị rau muống:
Nhặt lấy ngọn non của rau muống, bỏ cuống già. Ngọn rau dài có thể cắt ra thành 2-3 phần để dễ ăn.
Đun sôi một nồi nước lớn, cho 1 muỗng cà phê muối vào. Chần rau muống trong 30 giây đến một phút rồi cho ngay vào thau nước đá.
Ngâm rau trong nước đá 10-15 phút, sau đó vớt ra rổ để ráo nước. Dùng đũa xốc nhẹ để rau ráo hiệu quả.
2. Chuẩn bị đậu phộng:
Rang khô 50gr đậu phộng với một ít muối hạt trong chảo nóng. Khi vỏ đậu phộng chuyển màu nâu, bóc thử một hạt thấy giòn thì tắt bếp. Đợi đậu phộng nguội rồi bóc sạch vỏ và giã nhỏ theo sở thích.
3. Chuẩn bị các nguyên liệu khác:
Tỏi bóc vỏ, đ.ập dập và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, bỏ hạt và băm nhuyễn. Chanh rửa sạch, bổ đôi, chắt lấy nước cốt và bỏ hạt.
4. Pha nước trộn:
Trộn 3 muỗng canh nước, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, và nước cốt của 1 quả chanh trong bát. Khuấy đều cho đường tan hết.
Nêm nếm gia vị cho vừa ý, khi hỗn hợp đủ độ chua mặn ngọt thì thêm tỏi và ớt băm nhuyễn vào trộn đều.
5. Trộn gỏi:
Cho rau muống vào đĩa lớn, rưới đều hỗn hợp nước mắm lên trên và trộn đều. Cuối cùng, thêm đậu phộng rang vào trộn đều thêm lần nữa.
Món gỏi rau muống đậu phộng thơm ngon đã sẵn sàng để bạn và gia đình thưởng thức!
Chúc bạn thực hiện thành công!