HbsAg tên tiếng anh là Hepatitis B surface antigen – Đây là kháng nguyên bề mặt của virus siêu vi B. Xét nghiệm HbsAg có mục đích gì? chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường? Kết quả xét nghiệm chỉ số HBsAg có ý nghĩa như thế nào trong điều trị viêm gan B? Để trả lời cho những thắc mắc này, bạn đọc cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Xét nghiệm HbsAg có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm HbsAg là một loại xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B HBV hay không.
– Nếu HbsAg dương tính (HbsAg+) – người bệnh có HbsAg trong máu, tức là có virus viêm gan B (HBV) trong máu.
– Ngược lại, nếu HbsAg âm tính (HbsAg-), người bệnh không có virus HBV trong máu – không có virus viêm gan B.
Thông thường, HbsAg xuất hiện trong máu sau 1 đến 8 tuần cơ thể có tiếp xúc với virus HBV.
Xét nghiệm HbsAg là một loại xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B HBV hay không.
2. Chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường?
Nhiều người thắc mắc: Vậy chỉ số HbsAg bao nhiêu là bình thường? tức là khi nào thì HBsAg âm tính và khi nào thì HBsAg dương tính.
Theo tiến sĩ Smith một nhà tư vấn chuyên về gan tại Minnesota Gastroenterology ở Minneapolis cho rằng:
Những người bị viêm gan B cấp tính có thể cho kết quả dương tính với HBsAg. Khi làm xét nghiệm, nếu HBsAg > 1.0S/S0 thì có nghĩa là dương tính, chỉ số HBsAg <1.0/S0 là âm tính.
Theo tiến sĩ, chỉ số S/CO là một thuật ngữ kỹ thuật. Nó là chỉ số cao nhất nhằm phân biệt giữa âm tính và dương tính. Khi tỉ lệ này >1 có nghĩa vượt quá ngưỡng và là dương tính, còn < 1 nhỏ hơn ngưỡng cho phép là âm tính.
Nếu HBsAg > 1.0S/S0 thì có nghĩa là dương tính, chỉ số HBsAg <1.0/S0 là âm tính.
3. Một số lưu ý về chỉ số xét nghiệm HbsAg
Mặc dù trước đây người ta cho rằng HbsAg chuyển đổi âm tính là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, vẫn có các nghiên cứu chỉ ra rằng xơ gan vẫn có thể xuất hiện, thậm chí vẫn tiến triển thành ung thư gan cho dù chỉ số HbsAg đã âm tính.
Hơn nữa, cho dù HbsAg đã biến mất nhưng ADN của virus vẫn có thể còn có mặt ở những người này. Điều này có thể do HbsAg vẫn còn. Tuy nhiên, ở mức dưới khả năng phát hiện của kỹ thuật xét nghiệm, hoặc gen quy định cho chất bề mặt HBV bị đột biến hoặc bị mất,…
Chỉ số HbsAg chỉ có thể cho thấy cơ thể có bị nhiễm virus hay không, chứ không thể đánh giá chính xác được tình trạng hoạt động của virus như thế nào, có lây lan và hoạt động mạnh hay không. Nếu muốn đánh giá những điều này, bạn cần phải làm thêm một số xét nghiệm và chẩn đoán khác như xét nghiệm men gan, siêu âm gan, …
3.1 HbsAg có thể âm tính giả
Trong một số trường hợp, HbsAg có thể âm tính giả, có nghĩa là bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy bệnh nhân âm tính.
3.2 HbsAg dương tính giả
Ngược lại, cũng có trường hợp HbsAg dương tính giả, tức là bệnh nhân không mắc viêm gan B tuy nhiên xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa gan mật để đánh giá tình trạng hoạt động của virus, cũng như khả năng tổn thương gan và sớm có phác đồ điều trị hiệu quả.
4. Phải làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan B?
Nếu như được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, bạn đừng nên quá lo lắng. Hiện nay, tỷ lệ người bị mắc virus viêm gan B không ít và rất nhiều người vẫn đang sống khỏe mạnh do thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe gan mật và điều trị theo đúng phác đồ nên đã kiểm soát được tải lượng virus viêm gan B ở ngưỡng cho phép, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.
Một số người đã tạo thành công kháng thể kháng lại virus viêm gan B. Chính vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng hay đi thăm khám và điều trị sớm là việc làm cần thiết giúp người bệnh kiểm soát tốt và tăng cơ hội tạo thành công kháng thể để chữa khỏi bệnh viêm gan virus B.
Bạn cần thăm khám đúng bác sĩ chuyên khoa gan mật và nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ, không nên tự dùng thuốc khi chưa có chỉ định kể các các loại thuốc lá (thuốc nam), không nên tự tăng liều lượng thuốc vì có thể dẫn tới nhờn thuốc, kháng thuốc hay làm suy giảm sức khỏe, từ đó gây ra nhiều khó khăn, tốn kém và hiệu quả điều trị không cao.
Nếu như được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, điều trị càng sớm càng tốt là điều cần thiết giúp bạn tránh được biến chứng xơ gan, ung thư gan.
5. Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B bằng cách nào?
Viêm gan B là bệnh nguy hiểm ở cả trẻ em và người lớn, cho đến nay, tiêm vắc xin vẫn được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vắc xin phòng viêm gan B nên tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, sau đó phác đồ của vắc xin viêm gan B sẽ theo vắc xin viêm gan B đơn hoặc thành phần vắc xin viêm gan B có trong các mũi vắc xin phối hợp.
– Người lớn cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết đã bị nhiễm virus viêm gan B hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa.
Viêm gan B lây qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con. Do đó, bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân đặc biệt là những đồ dùng tiếp xúc trực tiếp vào da có thể gây chảy máu như cắt móng tay, lấy ngoáy tai, dao cạo râu,… với người bị nhiễm virus viêm gan B. Khi quan hệ tình dục, bạn cần có các biện pháp bảo vệ an toàn d phòng tránh lây nhiễm như dùng bao cao su, đồng thời phải tiêm vắc-xin virus viêm gan B và đi thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.