Quầy tiếp tân là điểm dừng chân đầu tiên khi khách hàng bước vào khách sạn, nhà hàng, công ty,… Nó được coi là bộ mặt của cơ sở kinh doanh nên đòi hỏi phải có mẫu mã đẹp, thu hút được ánh nhìn của mọi người và phù hợp với cả tổng thể không gian nơi mà nó xuất hiện. Để hiểu rõ đặc điểm, phân loại và bảng giá quầy tiếp tân hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Đặc điểm của quầy tiếp tân
1.1. Chất liệu đa dạng, có độ bền cao
Hiện nay các sản phẩm quầy tiếp tân trên thị trường với đa dạng chất liệu, trong đó phổ biến nhất chính là chất liệu gỗ công nghiệp như: MFC, MDF, gỗ công nghiệp sơn PU,… Đại đa số các chất liệu này đều có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước, chịu va đập mạnh, chịu lực tốt và ít xảy ra tình trạng cong vênh. Cũng nhờ đó mà tuổi thọ của quầy tiếp tân khá lâu dài.
Trong một số trường hợp nhà sản xuất dùng gỗ Veneer cao cấp có đường vân gỗ và màu sắc nổi bật, sang trọng để tạo nên các mẫu quầy tiếp tân đẹp, phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, khách sạn,… Ngoài ra một số mẫu quầy tiếp tân khác còn được dùng vật liệu kính, inox, nhôm định hình,… để tạo sự khác biệt, ấn tượng.
1.2. Kiểu dáng thông minh, tích hợp nhiều tiện ích
Hầu hết các mẫu quầy tiếp tân hiện nay đều được thiết kế tối giản với đầy đủ các tính năng, sang trọng mà đầy tinh tế. Tùy theo sở thích, phong cách trang trí mà khách hàng có thể chọn cho mình mẫu mã phù hợp như: Quầy tiếp tân hình chữ I, chữ L, chữ U, hình bán nguyệt, hình Oval,… rất thích hợp lắp đặt cho nhiều vị trí và không gian khác nhau. Thậm chí bạn còn có thể lên ý tưởng và đặt mẫu mã riêng theo mong muốn, các cơ sở sản xuất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
1.3. Đa dạng về màu sắc
Không chỉ đa dạng kiểu dáng mà quầy tiếp tân hiện nay trên thị trường cũng có vô số màu sắc khác nhau để người dùng lựa chọn từ gam màu trung tính, trang nhã cho đến các gam màu rực rỡ, tươi mới, nổi bật, bắt mắt và đầy cuốn hút. Sự đa dạng màu sắc này cho phép người dùng lựa chọn theo sở thích, phong thủy, đảm bảo đồng bộ với đồ dùng nội thất trong căn phòng.
Mặt khác, tùy theo môi trường cũng như tính chất của đơn vị kinh doanh mà bạn lựa chọn màu sắc nào cho phù hợp. Chẳng hạn với cơ sở kinh doanh ăn uống, cà phê, nhà hàng thì cần sự năng động nên chọn màu tươi sáng, mới mẻ. Còn khách sạn, văn phòng, tiệm spa cần tự thanh thoát nên hãy chọn màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng.
2. Phân loại quầy tiếp tân
2.1. Quầy tiếp tân chữ I
Đây là mẫu quầy tiếp tân được đưa vào sử dụng sớm nhất và nó có thiết kế mang nét cổ điển nhiều hơn. Hiện nay tại các khách sạn thường ưa chuộng kiểu quầy tiếp tân này. Nhìn tổng thể nó khá đơn giản, giúp người dùng có thể giải quyết được các vấn đề như đón khách, check thông tin giải đáp thắc mắc cho khách hàng,…
2.2. Quầy tiếp tân chữ L
Đây là dòng sản phẩm thích hợp dùng cho sảnh có không gian diện tích lớn, đặt ở vị trí góc, không đặt ở chính giữa vì sẽ mất sự cân đối, phá vỡ sự cân bằng, hài hòa cho không gian. Với kích cỡ lớn nên quầy tiếp tân chữ L tạo không gian rộng rãi, đáp ứng nhiều chức năng phục vụ cho người dùng.
2.3. Quầy tiếp tân chữ U
Đây là mẫu quầy tiếp tân có kiểu dáng đơn giản nhưng kín đáo và đầy tinh tế. Với mẫu mã này nó phù hợp lắp đặt ở giữa trung tâm sảnh để tạo sự cân bằng, mang lại cảm giác an toàn, kín đáo, chuyên nghiệp cho không gian. Ngoài ra yếu tố đó cũng góp phần giúp khách hàng có cảm giác an tâm khi dừng chân ở nơi này.
2.4. Quầy tiếp tân hình cánh cung
Đây là mẫu quầy tiếp tân vô cùng đẹp mắt, thiết kế bon tròn cách điệu thu hút sự chú ý của mọi người. Không giống với những quầy tiếp tân kể trên, nó đòi hỏi không gian bố trí phải rộng rãi để đem lại sự thoải mái, thư thái cho khách hàng. Ngoài ra cũng tạo sự thoáng đã để nhân viên dễ dàng tiếp đón khách hàng.
3. Tiêu chí chọn quầy tiếp tân
– Kiểu dáng: Cần lựa chọn kiểu dáng quầy tiếp tân làm sao phù hợp với hình dáng của không gian và tương thích với các món đồ nội thất đi kèm.
– Màu sắc: Một quầy tiếp tân được coi là đẹp khi nó có màu sắc đồng điều và đúng phong cách trang trí nội thất của không gian, qua đó tạo nên sự nhất quán.
– Kích thước: Đảm bảo kích thước của quầy tiếp tân không được quá to cũng như quá nhỏ so với phần không gian trang trí.
Leave a Reply