Chán ăn mất ngủ là biểu hiện bất thường của cơ thể, có thể xem là một triệu chứng của bệnh lý, có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Tình trạng chán ăn mất ngủ này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Chán ăn mất ngủ là bệnh gì?
Chán ăn mất ngủ là một chứng rối loạn ăn uống và tình trạng sức khỏe tinh thần nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng rối loạn giấc ngủ, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, sụt cân, suy nghĩ tiêu cực…
Chán ăn, buồn nôn, mất ngủ có phải là bệnh?
Triệu chứng chán ăn mất ngủ
Mặc dù triệu chứng rất dễ nhận thấy khi mắc rối loạn này, nhưng người bệnh không chỉ xuất hiện hai triệu chứng điển hình là chán ăn và mất ngủ, còn gặp nhiều rắc rối khác:
-
Suy dinh dưỡng
-
Người bệnh buồn nôn thường xuyên
-
Ăn không ngon miệng, chán ăn
-
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán chường và có cảm giác ớn lạnh…
-
Khó tập trung, giải quyết vấn đề chậm hơn bình thường…
Nguyên nhân của triệu chứng chán ăn mất ngủ
Trong hầu hết các trường hợp, giảm cảm giác thèm ăn và mất ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nếu kéo dài quá lâu, bạn có thể cần thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
Cơ thể suy nhược
Cơ thể suy nhược do sự tấn công của các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn như cúm, nhiễm trùng nước tiểu… có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn.
Khi bạn không khỏe, cơ thể tiết ra các chất gọi là cytokine, điều chỉnh sự thèm ăn như một phần của phản ứng viêm và miễn dịch hoạt động trên các tế bào thần kinh trong não. Điều này ngăn chặn sự thèm ăn và khiến cơ thể ngày càng suy yếu, dễ căng thẳng và mất ngủ.
Rối loạn tâm lý
Có nhiều tình trạng bất ổn tâm lý dẫn đến làm giảm cảm giác thèm ăn. Tình trạng sức khỏe tâm thần có thể có tác động đáng kể đến khả năng ăn uống của bạn. Ví dụ, người bị trầm cảm thường mất hứng thú với thức ăn và sự thèm ăn có xu hướng giảm đi mỗi khi lo lắng, căng thẳng hoặc có các sự kiện không vui đang diễn ra xung quanh bạn.
Trong khoa học, các nhà nghiên cứu giải thích rằng, khi có những sự kiện căng thẳng, não của bạn tiết ra hormone “chiến đấu hoặc trốn chạy” là adrenalin để chống lại sự tiêu cực này. Tuy nhiên, hormone này cũng làm hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm đi. Thêm nữa, khi bị trầm cảm, cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất hormone giải phóng corticotropin -hormone này cũng hạn chế sự thèm ăn của bạn.
Căng thẳng, stress và các rối loạn tâm lý khác có thể khiến bạn dần rơi vào chán ăn và mất ngủ kéo dài
Tuổi tác
Người lớn tuổi thường bị giảm cảm giác thèm ăn do mắc các bệnh như Alzheimer, Parkinson và các vấn đề về răng miệng và nuốt. Bên cạnh đó, việc ít vận động, cảm thấy cô đơn, cảm giác bị cô lập trong xã hội hoặc không có khả năng chuẩn bị bữa ăn cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.
Tuổi tác ngày càng cao cũng đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể bị suy yếu, lão hóa dần. Khi đó, chúng không thể đảm bảo các chức năng hoạt động của các cơ quan, dễ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, khi bị thiếu máu lên não sẽ khiến cho người lớn tuổi tăng nguy cơ đối mặt với mất ngủ, chán ăn thường xuyên.
Yếu tố bệnh lý
Nhiều bệnh lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự thèm ăn người bệnh. Một số tình trạng có thể gây mất ngủ chán ăn bao gồm:
-
Đau mạn tính: Chứng đau nửa đầu, đau cơ xơ hóa và viêm khớp có thể khiến bạn mất hứng thú với thức ăn và rối loạn giấc ngủ.
-
Bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường thường bị chán ăn do một tình trạng gọi là chứng liệt dạ dày. Tình trạng này khiến thức ăn di chuyển chậm qua đường tiêu hóa do các dây thần kinh bị tổn thương.
-
Rối loạn tiêu hóa: Các tình trạng ảnh hưởng đến đường ruột, chẳng hạn như bệnh viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra chán ăn, ngại ăn do lo sợ đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và co thắt ruột.
Các tác nhân khác
Các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giảm đau opioid, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường loại 2… có thể kèm theo tác dụng phụ là chán ăn mất ngủ.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị… cũng có thể gây chán ăn. Bởi các phương pháp này có thể gây ra thay đổi vị giác, mất ngủ buồn nôn.
Chán ăn mất ngủ là dấu hiệu của những bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?
Có nhiều bệnh lý làm suy nhược cơ thể và khiến bệnh nhân gặp phải mất ngủ và chán ăn cùng lúc.
Bệnh tâm thần
Trạng thái tinh thần không ổn định có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cảm giác ăn uống của bạn. Như đã trình bày ở trên, những người bị trầm cảm có nhiều khả năng gặp các vấn đề chán ăn mất ngủ. Những người bị rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực và ám ảnh cưỡng chế cũng gặp tình trạng tương tự.
Bệnh Alzheimer
Chán ăn mất ngủ là một trạng thái mà những người mắc bệnh Alzheimer thường gặp phải vào ban đêm. Theo các thống kê, có khoảng 50% người bệnh Alzheimer bị mất ngủ với mức độ từ nhẹ đến trung bình.
Bệnh Parkinson
Các triệu chứng của bệnh thần kinh này là run, cứng khớp, suy yếu cơ miệng và hàm, vận động chậm… có thể dẫn đến khó khăn khi nhai thức ăn và gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng.
Viêm khớp
Cho dù là viêm khớp dạng thấp hay viêm xương khớp, tình trạng đau nhức và khó chịu do viêm ở các khớp có thể dẫn đến mất ngủ kéo dài vào ban đêm và khiến người bệnh giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống, nếu không điều trị kịp thời.
Nhức mỏi các khớp là “kẻ thù” của giấc ngủ
Bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy, khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, khẩu vị bị ảnh hưởng, từ đó gây nên tình trạng chán ăn, không muốn ăn.
Ngoài ra, chán ăn mất ngủ còn có mối liên quan với sự mất cân bằng giữa lượng đường trong máu và insulin, đi tiểu thường xuyên và bệnh thần kinh ngoại biên, những người mắc bệnh tiểu đường cũng bị giảm chất lượng giấc ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)
Cảm giác khó chịu khi chứng trào ngược tái phát hoặc ợ chua có thể dẫn đến việc người bệnh chán ăn, mất ngủ nhiều đêm và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ngáy và ngưng thở khi ngủ.
Bệnh tuyến giáp
Cho dù tuyến giáp hoạt động quá mức hay chậm chạp, kết quả có thể gây ra các triệu chứng mất ngủ và chán ăn.
Đau mãn tính, đặc biệt là đau đầu, bệnh thần kinh ngoại biên và đau thắt lưng
Đau là kẻ thù của giấc ngủ. Khi trải qua các cơn đau, không chỉ khiến cơ thể khó ngủ mà còn làm giảm cảm giác ăn ngon miệng.
Có những lý do khác khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên nhưng nếu tình trạng này kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được xác định rõ về nguyên nhân và phương thức điều trị phù hợp.
Một số mẹo cải thiện tình trạng chán ăn mất ngủ
Những thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn ngừa chứng chán ăn mất ngủ và thúc đẩy giấc ngủ ngon:
-
Thiết lập giờ đi ngủ và thức dậy giống nhau mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Ví dụ đi ngủ lúc 23h và dậy lúc 6h.
-
Duy trì vận động thường xuyên sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên các bệnh nhân bị mất ngủ nên tập luyện đều đặn các bài tập yêu thích 30 phút mỗi ngày.
-
Kiểm tra các loại thuốc của bạn đang dùng, để xem liệu chúng có phải là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ hay chán ăn hay không.
-
Tránh hoặc hạn chế ngủ trưa quá dài
-
Tránh hoặc hạn chế caffeine và rượu vào buổi tối.
-
Tránh các bữa ăn quá no và uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
-
Nên ăn đúng bữa, đúng giờ và không bỏ bữa sáng.
-
Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền…
Hơn hết, mất ngủ và chán ăn là trạng thái bất ổn được biểu hiện từ một bệnh lý nào đó, đặc biệt là tác hại từ gốc tự do. Vì vậy, chữa bệnh mất ngủ và chán ăn phải tác động từ gốc, bằng cách ngăn chặn tác hại của gốc tự do (tăng sinh nhiều khi bị stress, ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá).
Phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, gốc tự do là những phân tử hoặc nguyên tử bị mất một điện tử ngoài cùng, nên chúng có xu hướng chuyển động liên tục để chiếm đoạt điện tử của phân tử khác. Quá trình này gây tổn thương thành mạch máu, cản trở máu lên não, làm giảm oxy lên não, từ đó gây mất ngủ, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi…
Tăng cường mỗi ngày 1 viên uống bổ não OTiV để chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ, tăng cường cường trí nhớ, cải thiện tình trạng thiếu máu não.
Khám phá bộ đôi tinh chất mới có trong viên uống bổ não OTiV có khả năng cải thiện đau đầu, mất ngủ, tăng cường lưu thông máu lên não nhờ chứa: Tinh chất Blueberry (việt quất): giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, đau nửa đầu, sa sút trí tuệ; bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, tăng cường trí nhớ… Tinh chất Ginkgo Biloba (bạch quả): giúp điều hòa máu não, tăng cường oxy và dưỡng chất lên não, ngăn chặn hình thành các bệnh lý thần kinh và mạch máu não. Đây được xem là giải pháp chữa mất ngủ, đau đầu hiệu quả, an toàn và dài lâu.
Tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng chán ăn mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, người bệnh nên chủ động chữa trị ngay khi có triệu chứng bất thường để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.