Bí quyết nấu canh dọc mùng ngon, ăn không bị ngứa

Dọc mùng là loại nguyên liệu phổ biến trong các bữa cơm gia đình, tuy nhiên, nếu sơ chế không đúng cách dọc mùng sẽ gây ngứa và khó chịu khi ăn.

Sơ chế dọc mùng

Để có món canh dọc mùng (hay còn gọi bạc hà) ngon, ăn không bị ngứa, bước sơ chế nguyên liệu rất quan trọng.

Trước hết bạn cần rửa dọc mùng với nước cho sạch rồi tước bỏ phần xơ bên ngoài. Tiếp đến bạn d.ùng d.ao c.ắt bỏ phần bụng (phần cong bên trong) của dọc mùng.

Để dọc mùng bớt ngứa, bạn cắt dọc mùng thành miếng vừa ăn rồi rắc vào 1 ít muối, trộn đều và ngâm trong khoảng 15 phút. Dọc mùng sau khi sơ chế xong, bạn cho vào 1 ít nước lạnh rồi đeo găng tay vào và rửa sạch lại.

Sau đó dùng tay vò và vắt nhẹ cho dọc mùng ráo nước. Khi rửa xong, bạn chỉ cần đun nước sôi để chần sơ dọc mùng là có thể chế biến tùy thích.

Bạn lưu ý, khi sơ chế dọc mùng cần sử dụng các loại bao tay nylon. Lý do, khi đeo bao tay nylon, bạn sẽ ngăn chặn được sự tiếp xúc trực tiếp giữa da tay và nhựa ở dọc mùng. Nhờ đó, tay sẽ không bị ngứa.

(Ảnh minh họa: Bánh ngọt Pháp)

Cách nấu canh cá dọc mùng đơn giản

Dọc mùng có thể nấu canh với cá, tôm tươi, thịt bằm… tùy sở thích của bạn. Với canh cá dọc mùng theo kiểu Nam Bộ, bạn sơ chế dọc mùng như hướng dẫn trên. Cá lóc (hoặc cá ba sa, cá hú) làm sạch cắt khúc. Bạn cần thêm ít me chua, ngâm với 1 nước ấm tầm 5 phút rồi lọc lấy nước cốt và chuẩn bị hành, tỏi, rau thơm, cà chua, thơm và các gia vị cơ bản.

Sau khi xong công đoạn chuẩn bị. Bạn bắc chảo lên phi hành tỏi đã băm nhuyễn lên. Sau đó, bạn cho lần lượt thơm cắt lát, cà chua thái múi cau vào xào lên. Khi cà chua đã mềm, bạn cho 1 chén nước cốt me, gia vị, rồi thêm nước vào.

Khi nước bắt đầu sôi, bạn cho cá vào nấu đến khi chín. Lúc này, bạn vớt dọc mùng (đã sơ chế) ra rồi vắt nhẹ cho ráo nước, thả vào nồi canh cá đang sôi và cho thêm đậu bắp và giá, rau thơm vào. Bạn tắt bếp và cho ra tô để cả nhà cùng thưởng thức món canh cá dọc mùng nóng hổi, thơm ngon.

Ăn dọc mùng bị ngứa phải làm thế nào? 5 mẹo đơn giản để không bị ngứa tay khi sơ chế dọc mùng

Nếu không chế biến đúng cách, dọc mùng có thể gây ngứa và khó chịu khi thưởng thức, hãy tham khảo ngay bài viết này để biết cách sơ chế dọc mùng nhé.

Dưới đây là 5 phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để làm dọc mùng không bị ngứa

Sử dụng muối

Để dọc mùng không gây ngứa khi sơ chế và chế biến, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

Rửa sạch dọc mùng với nước để loại bỏ bùn đất và tước bỏ phần xơ bên ngoài. Sau đó, d.ùng d.ao c.ắt bỏ phần bụng (phần cong bên trong) của dọc mùng.

Để giảm ngứa, cắt dọc mùng thành từng miếng vừa ăn, sau đó rắc một ít muối lên, trộn đều và ngâm trong khoảng 15 phút.

Sau khi đã bóp muối xong, ngâm dọc mùng vào nước lạnh, đeo găng tay và rửa sạch lại. Tiếp theo, dùng tay vò nhẹ và vắt cho dọc mùng ráo nước.

Khi đã rửa xong, chỉ cần đun nước sôi và chần sơ qua dọc mùng là có thể chế biến theo ý thích.

Đeo găng tay ni lông khi sơ chế dọc mùng

Sử dụng găng tay ni lông sẽ giúp ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp giữa da tay và nhựa của dọc mùng, từ đó giảm thiểu tình trạng ngứa.

Dùng sữa tươi

Sữa tươi là một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa ngứa tay khi xử lý dọc mùng. Bạn chỉ cần thoa đều sữa tươi lên tay trước khi bắt đầu chế biến. Các thành phần trong sữa sẽ phản ứng với chất gây ngứa, giúp bạn thoải mái xử lý dọc mùng mà không sợ bị ngứa.

Sử dụng đường

Đường cũng là một cách tốt để giảm cảm giác ngứa khi sơ chế dọc mùng. Bạn chỉ cần rửa tay với nước sạch và đường. Đường sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa tay.

Hơ qua lửa

Nếu đã bị ngứa, bạn có thể hơ tay qua lửa. Nhiệt độ cao từ lửa sẽ nhanh chóng làm giảm cảm giác ngứa ở tay.

Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *