Cách luộc sắn thơm ngon, không lo bị say

Sắn (củ mì) là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, luộc sắn thơm ngon và không lo bị say, ngộ độc thì không phải ai cũng biết.

Sắn là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác như protein, chất xơ… Sắn trở thành món khoái khẩu của nhiều người nhưng trong sắn chứa thành phần độc tố khá nguy hiểm. Do đó, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi luộc và chế biến các món ăn khác.

Sắn là loại thực phẩm có chứa chất độc ở vỏ và xơ. (Ảnh: B.L)

Trong củ sắn có loại độc tố là acid cyanhydric có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Độc tố acid cyanhydric của củ sắn nằm ở hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.

Để thưởng thức củ sắn an toàn, bạn tuyệt đối không ăn củ sắn còn sống, chưa nấu chín hay ăn cả vỏ. Ngoài ra, dù thực sự thích ăn nhưng bạn cũng đừng ăn quá nhiều vì có thể dễ bị say sắn hoặc ngộ độc.

Muốn không bị say, ngộ độc bạn cần chú ý lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ.

Khi luộc sắn, bạn nên mở vung khi luộc để chất độc bay hơi. Bạn cũng nên ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa acid cyanhydric. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý kịp thời.

Muốn luộc sắn ngon, không bị ngộ độc thì cần bỏ vỏ, luộc kỹ để chất độc bay hơi. (Ảnh: B.L)

Theo kinh nghiệm của nhiều người, không phải ai cũng nên ăn sắn, đặc biệt là t.rẻ e.m dưới 3 tuổi và phụ nữ có thai. Aicd cyanhydric trong sắn giống như trong măng tươi, có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó, t.rẻ e.m và phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn luộc.

Hệ tiêu hóa của t.rẻ e.m còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều sắn, các độc tố có thể sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, những người có sức khỏe không tốt nên hạn chế ăn củ sắn. Bạn cũng không nên ăn sắn cao sản, sắn đắng, bởi sắn càng đắng thì càng nhiều acid cyanhydric.

Mẹ đảm 8X Việt kiều chia sẻ công thức làm bánh tằm khoai mì đậm chất t.uổi thơ, dai thơm, mềm ngọt cực hấp dẫn

Chỉ cần bỏ ra một ít thời gian và công sức là bạn sẽ có ngay một món bánh tằm khoai mì mang đậm hương vị t.uổi thơ.

Bánh tằm khoai mì là một trong những món bánh đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Hương vị dai ngon, mềm ngọt cùng màu sắc bắt mắt của món ăn này khiến cho ai đã từng được thưởng thức sẽ đều nhớ mãi.

Nếu muốn ăn bánh tằm khoai mì nhưng không biết mua ở đâu thì bạn có thể tự vào bếp và thực hiện bằng cách tham khảo công thức làm món này của chị Trương Mộng Ngọc Tuyết (sinh năm 1987, sống tại Đức).

Chị Tuyết chia sẻ: “Bản thân mình rất thích nấu nướng. Chính vì thế, mỗi khi rảnh rỗi, mình thường lên mạng tìm hiểu và học hỏi các công thức nấu ăn mới. Món bánh tằm khoai mì là một món ăn vặt ai cũng đều thích, gắn liền với t.uổi thơ lớn lên ở miền Tây sông nước của mình, nguyên liệu lại rất dễ tìm”.

Để chọn khoai mì ngon, bạn nên chọn những củ cươi, thẳng, mập mạp. Khi dùng tay cạo nhẹ phần vỏ ngoài, nếu bạn thấy lớp vỏ trong có màu hồng nhạt thì chọn còn màu trắng thì không nên mua vì vỏ màu trắng nhiều độc tố hơn vỏ màu hồng.

Cách làm bánh tằm khoai mì

Nguyên liệu:

2 kg khoai mì

150gr đường

1 trái dừa bào sợi

1 trái dừa khô nạo (loại dùng để vắt lấy nước cốt)

1 nắm lá dứa

1 trái gấc

2 củ dền nhỏ hoặc 1 củ to

1 ống vani

50gr mè rang

100gr đậu phộng rang

1 muỗng canh muối

Cách làm:

– Củ dền rửa sạch, cắt nhỏ.

– Lá dứa rửa sạch cắt nhỏ.

– Sau đó bạn đem củ dền, lá dứa xay lấy nước cô đặc.

– Gấc bạn đem tách bỏ hột lấy cơm bên trong.

– Xay nhuyễn 50gr mè rang, 50gr đậu phộng rang, 50gr đường để ăn cùng khoai mì.

– Đậu phộng 100gr chia đôi, 50gr xay nhuyễn và 50gr giã vừa để trộn vào, khi nhai cảm giác giòn giòn của đậu phộng rang.

– Lột bỏ vỏ khoai mì, rửa sạch ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước mang đi bào. Bạn cắt khúc to cho dễ nắm khi bào. Bào xong bỏ khoai mì máy xay sinh tố xay nhuyễn. Chuẩn bị một miếng khăn the để vắt.

– Trải khăn vải the ra, múc từng phần khoai mì xay vào và vắt khô nước.

– Phần nước vắt ra bạn không đổ bỏ mà chờ khoảng 20 phút cho lắng bột mới đổ nhẹ phần nước ra, lấy bột lắng để trộn vào khoai mì đã vắt cùng 100gr đường và 1 ống vani.

– Chia khoai mì đã vắt ra 4 phần để trộn màu dền, lá dứa và gấc, một phần để trắng. Bạn chia theo lượng màu mình có nên là tùy mình cân đối.

– Bỏ ra dĩa, ấn dẹp và hấp 12 phút là xong.

– Sau khi hấp chín để nguội bớt bạn mới cắt thành sợi to rồi trộn dừa khô nạo.

– Dừa khô nạo đã áo hết khoai mì thì trộn dừa bào sợi vào là xong.

Thành phẩm:

Bánh tằm khoai mì sau khi hoàn thành sẽ có màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn, vừa thơm ngọt vừa béo ngậy cực kỳ lôi cuốn, không chỉ khiến trẻ con mà ngay cả người lớn t.uổi cũng rất yêu thích món bánh này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *