Bệnh tim ở trẻ sơ sinh là nhóm bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ. Theo kết quả thống kê cho thấy, hiện tại có hàng chục loại bệnh tim bẩm sinh, mỗi loại có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Vì vậy, các mẹ cần biết cách phòng tránh bệnh tim ở trẻ sơ sinh để tránh những hậu quả nặng nề cho trẻ.
1. Các loại bệnh tim ở trẻ sơ sinh dễ gặp
Bệnh tim bẩm sinh là thuật ngữ chỉ những bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm: không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm).
- Bệnh tim là nhóm bệnh để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho trẻ
Trong nhón các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là: thông liên thất (chiếm tới 30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), ống động mạch (9,7%)…
Nhóm các bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp: tứ chứng Fallot (5,8%)… Ngoài ra, một số bệnh tim bẩm sinh khác là: hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất…
Các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ đáng chú ý:
1.1 Bệnh thông liên nhĩ
- Khi mắc bệnh thông liên nhĩ, vạch phân chia bị và hai buồng tim này thông nhau dẫn tới cơ thể bị thiếu oxy
– Thông liên nhĩ là tình trạng tồn tại một ống thông giữa nhĩ trái và nhĩ phải của tim. Ở người bình thường thì máu ở tâm nhĩ phải không có oxy, thường được y học gọi máu đỏ thẫm, còn máu ở tâm nhĩ trái thì có nhiều oxy nên y học gọi là máu đỏ hay máu tươi.
– Khi mắc bệnh thông liên nhĩ, vạch phân chia bị và hai buồng tim này thông nhau. Dẫn tới cơ thể bị thiếu oxy, người bệnh thường có màu da xanh, ngoài ra có hiện tượng tím tái các đầu ngón tay, ngón chân do máu ít oxy đến nuôi dưỡng, môi nhợt nhạt hoặc thâm, trẻ còi cọc. Đặc biệt, trẻ thường bị khó thở, thở khò khè và hay bị ho.
1.2 Bệnh thông liên thất
– Thông liên thất là tình trạng xuất hiện lỗ thông bất thường giữa hai tâm thất. Ở người bình thường, hai buồng tim ở tầng tâm thất này phải hoàn toàn được ngăn cách với nhau.
– Tùy vào mức độ hở, đường kính lỗ thông mà bệnh tiến triển nhanh hay chậm. Trẻ mắc bệnh tim thông liên thất hầu như không lớn được. Tim bị suy nhanh chóng. Các biểu hiện giống như thông liên nhĩ nhưng mức độ nguy hiểm hơn và xuất hiện sớm hơn và nhanh hơn.
1.3 Bệnh còn ống động mạch
- Hình ảnh giải phẫu quả tim
– Còn ống động mạch là tình trạng tồn tại một ống thông giữa động mạch phổi và động mạch chủ, tình trạng này làm cho máu trào ngược từ động mạch chủ vào phổi gây hỏng phổi.
– Trẻ có triệu chứng của viêm phổi do tràn máu vì áp lực máu lên phổi quá cao, xuất hiện cơn ho, khạc đờm, ho ra máu, viêm phổi ứ dịch… Sau thì máu lại tràn ngược vào động mạch chủ làm cho máu thiếu oxy trầm trọng. Làm xuất hiện các dấu hiệu như da xanh tím, khó thở, tay có biểu hiện lập lòe móng tay.
– Các bệnh lý về tim đều có sức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, gây ra sự chậm, kém phát triển về cả thể chất là tinh thần, thậm chí nó có thể gây suy tim nhanh chóng. Do đó, xác định sớm tình trạng bệnh tật cho các bé có vai trò quan trọng, vì sự phát hiện và điều trị sớm bệnh vẫn có thể khỏi và mang lại sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em.
2. Cách phòng ngừa bệnh tim ở trẻ sơ sinh
- Phòng bệnh tim cho trẻ cần được quan tâm từ trước và trong quá trình mang thai
Bệnh tim ở trẻ phần lớn là những dị tật xảy ra ngay từ lúc trẻ còn ở thời kỳ bào thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy để phòng bệnh cho trẻ người mẹ cần:
– Tránh môi trường ô nhiễm như thuốc sâu, khí đốt lò gạch, tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…
– Tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như: rubela, quai bị, herpes, cytomegalovirus, coxsaskie B…
– Khám và theo dõi thai định kỳ.
– Trước khi có thai nên chủ động chủng ngừa bệnh sởi (Rubella).
– Khi mang thai mẹ không được uống rượu, không dùng thuốc tùy tiện không có chỉ định của bác sĩ.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các mẹ có thêm kiến thức về phương pháp phòng tránh bệnh tim ở trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, các mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.