Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại nước ta. Mỗi năm có tới 200.000 trường hợp đột quỵ, trong đó có tới 50% số ca tử vong. Trong đó, tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng 2% mỗi năm. Làm thế nào để hạn chế đột quỵ khi còn trẻ, phát hiện triệu chứng đột quỵ ở người trẻ như thế nào?
Đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng tăng mức nguy hiểm
1. Tác hại nghiêm trọng của đột quỵ
Theo PGS, TS, BS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, hiện độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa, người trẻ và người trung niên chiếm khoảng ⅓ số ca bệnh. Có những trường hợp tiếp nhận, bệnh nhân phát hiện dị dạng mạch não ở tuổi 14. Độ tuổi đột quỵ ở độ tuổi 18 – 44 có xu hướng gia tăng. Biến chứng đột quỵ ở người trẻ có thể xảy ra:
– Phù não, đau tim, động kinh
– Mất hoặc giảm thị lực ở cả 1 hoặc 2 mắt
– Viêm phổi, xẹp phổi do nằm lâu
– Trầm cảm, dễ cáu gắt, tâm lý thay đổi
– Yếu liệt một bên hoặc cả hai bên, người bệnh không thể vận động một phần cơ thể hoặc toàn thân.
– Suy giảm nhận thức: trí nhớ suy giảm, người bệnh quên nhiều thứ cơ bản, quên cách nói, cách viết… Các hoạt động cơ bản khó khăn
– Loét ép, tì đè do nằm nhiều, không được vận động
– Động kinh
– Co cứng cơ, đau vai: yếu liệt, ít vận động khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Các bó cơ co cứng, liệt cứng.
– Tắc động mạch: Người bệnh thường bị tắc mạch chi sau đột quỵ, do cục máu đông di chuyển trong lòng mạch, di chuyển đến các chi có các tĩnh mạch nhỏ.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang: đặt sonde tiểu thời gian dài khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
– Mất chức năng ngôn ngữ: Người bệnh đột ngột nói khó, viết khó. Người bệnh nói những từ vô nghĩa, nói không đầy đủ, ú ớ… giao tiếp khó khăn.
– Người bệnh trở thành tàn phế, nguy hiểm hơn có thể tử vong.
2. Triệu chứng đột quỵ dễ nhận biết qua một số triệu chứng
Triệu chứng cảnh báo đột quỵ có thể vài phút hoặc vài giờ, điển hình như:
– Mặt méo xệch một bên, đặc biệt khi nói, cười.
– Đột ngột người bệnh có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân. Các triệu chứng này thường xảy ra ở một bên cơ thể. Đứng không vững, mất thăng bằng, đi đứng trở nên khó khăn.
– Nói khó, nói ngọng, giọng méo, nói đứt đoạn. Người bệnh có những câu vô nghĩa, vốn từ ít, nói ngắc ngứ, suy nghĩ lâu mới nói được.
– Nôn, buồn nôn, đau đầu dữ dội, vã mồ hôi, chân tay lạnh
Gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện lớn ngay lập tức để được bác sĩ điều trị.
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây
3. Vì sao đột quỵ ở người trẻ có người trẻ có xu hướng gia tăng
Trước đây đột quỵ thường xuất hiện ở người già, người trung niên, ít khi xuất hiện ở người trẻ. Theo nhiều thống kê, số lượng người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân có thể do:
3.1 Chế độ ăn uống
Ăn uống thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo no, nội tạng động vật, đồ ngọt nhiều đường, đồ ăn nhanh, chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất… Những chất này làm lắng đọng cholesterol trong máu, tăng mỡ máu, làm xơ hóa thành mạch, dễ gây đột quỵ.
3.2 Triệu chứng đột quỵ ở người trẻ sử dụng chất kích thích
Bia, rượu, cà phê, chất kích thích, hút thuốc lá, hít bóng N20… làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Đối tượng trẻ chưa hiểu được tầm nguy hiểm của chất kích thích tấn công lên não. Những chất kích thích này kích thích lên não bộ, làm tăng huyết áp, cơ tim co bóp mạnh. Kết hợp cục máu đông, xơ vữa thành mạch dễ xảy ra hiện tượng nhồi máu não hoặc tắc nghẽn mạch não. Thuốc lá có hơn 7000 chất độc, khi hít thuốc lá thường xuyên chất độc hấp thu vào tế bào phổi. Dần dần, chúng phá hủy tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, xơ hóa phổi, tổn thương mạch máu não.
3.3 Làm việc quá sức
Làm việc quá sức kết hợp nghỉ ngơi không điều độ, không có thời gian ngủ. Khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan nội tạng hoạt động quá sức. Khi tỉnh dậy hoặc vận động mạnh, tuần hoàn máu chưa kịp điều hòa. Dòng máu chảy về não đột ngột tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não.
3.4 Triệu chứng đột quỵ ở người trẻ xuất hiện nhiều ở đối tượng thừa cân béo phì
Ăn uống không kiểm soát đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo no, đồ ăn nhanh, đồ ngọt… Khiến người trẻ tăng nguy cơ đột quỵ. Ăn đêm nhiều, kết hợp lười vận động, khiến các cơ quan bị ép làm việc quá tải, năng lượng dư thừa trong cơ thể không được giải phóng tạo thành mỡ nội tạng, xơ vữa thành mạch.
3.5 Ít vận động
Tính chất công việc bận rộn, người trẻ có xu hướng lười vận động. Đặc biệt là đối tượng nhân viên văn phòng, rất dễ có nguy cơ béo phì, mỡ máu, tim mạch…
3.6 Dị dạng mạch não
Những dị dạng trong mạch máu não, tăng nguy cơ hình thành túi phình. Túi phình này dưới áp lực của huyết áp, kết hợp cục máu đông dễ gây tắc mạch, vỡ mạch não. Dị dạng mạch máu não có thể là bẩm sinh hoặc tự phá. Có thể phát hiện qua CT, MRI những dị dạng mạch não khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
3.7 Bệnh lý nền
30% tỉ lệ người trẻ đột qụy là do tiểu đường, 10% là do tăng huyết áp. Thói quen ăn uống không lành mạnh, môi trường ô nhiễm, sinh hoạt không điều độ, stress, áp lực… khiến người trẻ tăng nguy cơ tiểu đường, huyết áp.
Tập thể dục thể thao giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
4. Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Theo thống kê mỗi năm cho thấy, trong khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ, thì có tới 5 triệu người trong số đó tàn phế vĩnh viễn, khoảng 5 triệu người tử vong. Vì thế, để có thể hạn chế nguy cơ bị đột quỵ, người trẻ cần phải có những phương pháp dưới đây:
4.1 Thay đổi thói quen ngủ nghỉ
Ngủ đủ giấc, hạn chế tối đa phải thức khuya, hoặc chỉ nên thức 1 – 2 đêm rồi ngủ bù, không nên thức thường xuyên. Nếu quá bận rộn, hãy ngủ trước 12 giờ đêm, thức dậy sớm từ khoảng 4 giờ để hoàn thành công việc, dậy sớm sẽ tốt hơn là thức khuya. Nên ngủ đủ giấc 6 – 8 giờ mỗi đêm, để cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục.
4.2 Ngừng ăn đêm
Không nên ăn đêm sau 22 giờ, lúc này cơ thể đang chuẩn bị đi vào chu trình nghỉ ngơi. Việc ăn uống lúc này khiến cơ thể phải tiếp tục làm việc để tiêu hóa hết chỗ thức ăn suốt đêm. Lượng năng lượng không tiêu hóa hết vào buổi đêm có thể khiến người bệnh tích tụ mỡ ở nội tạng, thành mạch. Nên ăn sớm hơn giờ ngủ 2 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi đúng nghĩa.
4.3 Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả trong khẩu phần ăn. Bổ sung đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, đảm bảo năng lượng cung cấp đủ cho não bộ và cơ thể. Hạn chế tối đa các thực phẩm như: đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh, đồ có chứa chất bảo quản, dầu mỡ… giúp bảo vệ tim mạch cũng như nội tạng.
4.4 Nói không với chất kích thích
Hạn chế tối đa các chất kích thích nạp vào cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hít bóng N20, cần sa, ma túy… Giúp bảo vệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng huyết áp, đột qụy.
4.5 Tăng cường tập thể dục
30 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức bền, máu lưu thông tốt hơn. Không những thế, tập thể dục còn giúp hạn chế mỡ máu, cục máu đông, giúp tăng tính đàn hồi thành mạch. Hạn chế nguy cơ đột qụy.
4.6 Cân bằng cuộc sống
Áp lực cuộc sống, công việc bộn bề khiến người trẻ phải làm việc quá tải. Hãy cố gắng phân chia thời gian làm việc, thời gian cho gia đình, thời gian nghỉ ngơi tách biệt nhau. Để cơ thể được nghỉ ngơi đúng nghĩa và hiệu suất công việc được gia tăng.
Tỉ lệ người trẻ bị đột qụy đang tăng trong những năm gần đây. Nắm bắt triệu chứng, phương pháp phòng tránh sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ đột qụy. Nếu có dấu hiệu hoặc nằm trong đối tượng nguy cơ cao, hãy đi khám để được điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.