Có nhiều thực phẩm làm đẹp da, lợi sữa, phục hồi sức khỏe, trong đó giò heo là một lựa chọn tuyệt vời!.
Việc kết hợp giò heo với các loại nguyên liệu khác nhau sẽ tạo ra những món ăn ngon và hấp dẫn. Dưới đây là 3 cách đơn giản để chế biến giò heo mà bạn có thể thử:
Canh giò heo hầm củ dền
Nguyên liệu của món canh giò heo hầm củ dền
300gr giò heo
200gr củ dền
1 nhánh gừng
2 nhánh hành lá
Gia vị thông dụng: muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay
Cách làm món chân giò heo hầm củ dền
1. Rửa sạch giò heo với nước muối pha loãng để loại bỏ mùi hôi. Sau đó, đun nóng 1 lít nước cùng 1 nhánh gừng cắt lát và giò heo cho đến khi nước sôi khoảng 1 phút. Sau đó, vớt giò heo ra và rửa sạch. Chặt thành khoanh giò có độ dày khoảng 2 đốt ngón tay.
2. Gọt vỏ củ dền, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch và cắt nhỏ.
3. Đun sôi 1 lít nước trong nồi, sau đó thêm giò heo đã trừng và hành gừng. Vớt bọt, hạ lửa nhỏ và thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm. Đậy nắp và hầm giò heo trong 15 phút.
4. Tiếp theo, thêm củ dền vào nồi cùng 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và hầm thêm 10 phút nữa.
5. Khi giò heo và củ dền đã chín, nêm nếm lại cho vừa ăn. Múc canh ra tô và rắc hành lá cắt nhỏ cùng tiêu xay lên trên trước khi thưởng thức.
Canh giò heo củ dền ngon ngọt, bổ dưỡng. Giò heo giữ được độ giòn, củ dền mềm, nước canh thanh mát. Có thể dùng ngay lúc nóng hoặc kèm với cơm trắng.
Giò heo giả cầy
Nguyên liệu của món giò heo giả cầy
Chân giò: 3 kg
Đậu phộng: 50gr
Riềng: 1 củ (to)
Hành tím: 4 củ
Tỏi: 1 củ
Sả: 3 nhánh
Bột nghệ: 1 muỗng canh
Mắm tôm: 5 muỗng canh
Mẻ: 3 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Đường hoặc bột ngọt: 1 ít
Cách làm món giò heo giả cầy
1. Khò chân giò heo vàng đều. Sau đó, chặt giò heo thành từng khúc nhỏ và rửa sạch với nước để loại bỏ vết đen trên da.
2. Băm nhỏ hành tím và tỏi. Băm nhỏ sả và cắt sả còn lại thành khúc. Luộc đậu phộng trong nước sôi khoảng 10 phút cho đậu chín, sau đó vớt ra và để ráo. Gọt vỏ riềng, rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
3. Trộn riềng cắt lát, 2/3 hành tỏi băm, 5 muỗng canh mắm tôm, 3 muỗng canh mẻ, 1 muỗng canh bột nghệ, 5 muỗng canh đường và 1 muỗng canh bột ngọt vào thau. Sau đó, ướp chân giò trong hỗn hợp này khoảng 30 phút.
4. Phi 1 muỗng canh dầu ăn cùng hành và tỏi băm trong nồi cho đến khi thơm. Thêm sả đ.ập và chân giò đã ướp vào nồi. Xào khoảng 3 – 5 phút để chân giò săn lại, sau đó đổ 2 lít nước sôi vào và nấu khoảng 30 phút.
5. Tiếp theo, thêm đậu phộng vào nồi và nấu thêm 10 phút nữa. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Giò heo giả cầy có màu vàng đẹp mắt với hương vị hấp dẫn của sả, riềng và vị mềm, ngon của chân giò. Thưởng thức cùng với bún sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn, đảm bảo sẽ là một sự lựa chọn ngon miệng và hấp dẫn cho bữa ăn gia đình.
Chân giò heo hầm nấm đông cô
Nguyên liệu của món chân giò heo hầm nấm đông cô:
1 cái giò heo
200gr nấm đông cô
5 quả ớt hiểm khô
3 trái dừa tươi
2 muỗng tỏi băm
2 muỗng sả băm
Gia vị: nước tương, dầu hào, màu điều, hành ngò, muối, tiêu, bột ngọt
Cách làm món chân giò heo hầm nấm đông cô:
1. Ngâm nấm đông cô trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch và để ráo. Rửa sạch giò heo, chà sạch bằng muối và cắt thành miếng vừa ăn.
2. Trụng giò heo qua nước sôi và ướp với hành tỏi băm, nước tương, dầu hào, màu điều, tương ớt, nước mắm, đường và bột ngọt. Ướp trong khoảng 30 phút.
3. Phi tỏi băm trong dầu cho thơm, sau đó thêm giò heo vào và xào cho đến khi giò heo săn lại.
4. Khi giò heo săn lại, đổ nước dừa tươi và 100ml nước vào, hầm cho đến khi nước sôi. Sau đó giảm lửa, vớt bọt và thêm nấm vào, hầm tiếp trong 40 phút.
5. Khi chân giò mềm và nhừ, tắt bếp và trình bày ra đĩa. Màu nâu đậm của nước dùng và nấm tạo ra một hình ảnh hấp dẫn và bắt mắt. Món này rất ngon khi kết hợp với cơm nóng hoặc bánh mì.
Chúc bạn thực hiện thành công!
3 cách nấu giò heo giả cầy đậm đà chuẩn hương vị 3 miền Bắc – Trung – Nam
Giả cầy được làm từ chân giò heo với các nguyên liệu, gia vị và cách tẩm ướp khác nhau tuỳ theo từng vùng miền để mang lại hương vị thơm phức, vô cùng hấp dẫn.
Cách nấu giò heo giả cầy miền Bắc
Nguyên liệu:
Chân giò heo: 1,5kg
Riềng: 1 củ (khoảng 40g)
Sả: 2 cây
Nghệ tươi: 1 củ nhỏ
Hành khô: 3 củ
Mẻ: 2 muỗng canh
Mắm tôm: 1 muỗng canh
Gia vị: dầu ăn, nước mắm, đường, ớt
Các loại rau ăn kèm: ngò gai, ngò om, húng quế, húng lủi, hành lá
Giò heo giả cầy miền Bắc
Các bước nấu giả cầy giò heo:
Bước 1: Sơ chế giò heo
Chân giò mua về cạo lông, rửa sạch. Dùng rơm khô hay bã mía thui cho cháy xém và có mùi thơm. Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến hương vị món ăn nên phải thực hiện thật khéo léo.
Nếu không có rơm hay bã mía, dùng giấy gói chân giò lại rồi đốt sao cho lớp bì cứng và ngả màu nâu vàng. Hoặc bạn có thể nướng chân giò trực tiếp trên bếp gas cũng được.
Chân giò sau khi thui vàng dùng dao cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. C.hặt c.hân giò thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Riềng và nghệ cạo rửa sạch, giã nhuyễn hoặc cho vào cối xay nát.
Sả rửa sạch, cắt khoanh tròn nhỏ.
Hành khô lột vỏ, băm nhỏ.
Mẻ nghiền nhuyễn với 3 muỗng canh nước lọc, bỏ bã.
Các loại rau thơm rửa sạch, để ráo.
Bước 3: Ướp chân giò
Cho chân giò vào tô lớn, ướp cùng với riềng, nghệ, sả, 1/2 phần hành khô băm nhỏ, mắm tôm, mẻ, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn. Nếu thích ăn cay, cho thêm vài lát ớt. Trộn đều tất cả nguyên liệu và ướp khoảng 1 tiếng cho thịt ngấm gia vị.
Bước 4: Nấu giò heo
Bắc nồi lên bếp, cho vào một chút dầu ăn rồi cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Trút chân giò đã ướp vào nồi, xào săn. Sau đó, thêm nước vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò. Đun từ 30 – 40 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị, khi nước bắt đầu sệt lại thì nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành, trình bày và thưởng thức
Múc giả cầy ra tô, thêm ngò om, húng lủi lên trên. Dùng nóng với cơm, bún hay bánh mì đều ngon.
Cách nấu giò heo giả cầy miền Trung
Nguyên liệu:
Chân giò lợn: 500 gram
Riềng bánh tẻ: 1 củ
Sả: 3 nhánh
Mật mía: 40ml
Mắm tôm: 1 muỗng canh
Mẻ (đã lọc): 2 muỗng canh
Gia vị thông dụngỚt: 2 – 3 trái
Rau ăn kèm: rau húng quế, rau mùi… tùy chọn
Giò heo giả cầy miền Trung
Các bước thực hiện:
Sơ chế nguyên liệu
Chân giò lợn, bạn sơ chế tương tự với cách làm giả cầy theo kiểu miền Bắc.
Riềng một nửa thái chỉ, một nửa giã nhỏ. Sả thái lát, ớt bỏ hạt thái lát.
Ướp thịt
Cho giò heo vào trong âu lớn, thêm riềng, sả, mật mía, 2 muỗng canh mẻ, 1 muỗng canh mắm tôm, cùng các gia vị thông thường như nước mắm, hạt nêm và ớt vào cùng, ướp trong vòng 45 – 60 phút.
Chế biến
Trước tiên, bạn chờ dầu sôi trên bếp rồi cho chân giò đã ướp vào nồi, đảo cho hơi săn mặt thịt, thêm nước vào khoảng ngập khoảng 2/3 thịt, ninh đến khi thịt vừa chín mềm.
Bạn vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, như thế bạn đã có một nồi giả cầy thơm ngon đúng vị rồi.
Thành phẩm
Thịt giả cầy mềm mà không bở, có vị ngọt nhẹ từ mật mía, dậy mùi thơm của mắm tôm và mẻ cùng màu sắc đẹp mắt.
Cách nấu giò heo giả cầy miền Nam
Nguyên liệu:
Giò heo: 1 kg
Sả, ớt, hành tỏi
Gia vị: tương hột, sa tế, chao, ngũ vị hương, dầu điều
Đậu phộng Dừa tươi.
Giò heo giả cầy miền Nam
Cách làm:
– Khi nấu giả cầy, nên chọn mua phần chân giò trước thì sẽ ngon hơn dùng chân giò sau. Vì chân trước nhiều bắp gân, thịt chắc hơn nên dùng để nấu giả cầy thì khi ăn thịt chắc và ngọt hơn.
– Cạo hết lông, rửa sạch. Dùng rơm thui cho giò cháy xém vàng đều (không có rơm có thể dùng đèn khò hoặc nướng bằng lửa nhỏ trên bếp gas). Rửa lại cho sạch, dùng dao chặt miếng vừa ăn.
– Tương hột lấy 100 gr, dùng chày tán nhuyễn. Sả băm 2-3 tép, đ.ập dập vài tép. Ớt trái to loại ít cay băm nhỏ.
– Ướp giò heo: tương hột tán nhuyễn, 2-3 thìa canh chao tán nhuyễn, 1-2 thìa canh sate, 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa canh muối, 1/2 thìa canh ngũ vị hương, ớt sả băm, hành tỏi băm, 1/2 thìa canh dầu màu điều cho món ăn có màu đẹp. Trộn đều ướp 30-45 phút.
– Cho ít dầu vào nồi, cho ít hành tỏi và vài tép sả đ.ập dập phi thơm. Cho giò heo vào xào săn. Khi thấy nước đã cạn, cho nước dừa tươi vào xâm xấp mặt.
– Nấu lửa vừa cho giò heo mềm ngon và thấm gia vị, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Nấu đến khi giò mềm và nước còn ít là được.
– Lưu ý nấu giò vừa chín mềm nhưng không mềm quá sẽ mất ngon.
– Khi ăn cho đậu phộng rang lên trên, ăn với bánh mì, bún hoặc cơm. Món này ăn nóng mới ngon.
Chúc bạn thành công!