Ù tai là tình trạng rối loạn thính giác biểu hiện bằng những âm thanh ngắt quãng hoặc liên tục, giống như tiếng ù trong tai. Tình trạng này có thể gây khó ngủ vì bạn có thể chỉ bị ù tai vào ban đêm. Vậy, mất ngủ ù tai có nguy hiểm không, nên thăm khám ở đâu?
Ù tai là bệnh gì?
Ù tai không phải là bệnh, mà là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn gây ra. Một số bệnh lý có thể gây ra ù tai như mất thính lực do tuổi tác, bệnh Meniere, chấn thương tai hoặc vấn đề với hệ tuần hoàn.
Đối với nhiều người, chứng ù tai sẽ cải thiện khi điều trị nguyên nhân bệnh lý hoặc bằng cách làm giảm hay che giấu tiếng ồn, khiến chứng ù tai ít được chú ý hơn.
Mất ngủ là bệnh lý gì?
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Khi bị mất ngủ, người bệnh có thể khó vào giấc, ngủ chập chờn, thức dậy sớm… Mất ngủ có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài (mạn tính). Nếu mất ngủ là hệ quả của bệnh lý nào đó như trầm cảm, ung thư… người bệnh cần điều trị căn bệnh gốc này trước, sau đó tình trạng mất ngủ có thể cải thiện tốt hơn.
Tại sao mất ngủ thường gây ù tai và ngược lại?
Mất ngủ và chứng ù tai mạn tính có liên quan với nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng ù tai mạn tính có thể đi kèm với các bệnh lý như lo lắng, trầm cảm và mất ngủ. Các bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, đồng thời mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn giấc ngủ tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của chứng ù tai.
Ở nhóm bệnh nhân bị ù tai và mất ngủ mạn tính, tình trạng căng thẳng tinh thần cao có liên quan đến chứng ù tai của người bệnh. Cuối cùng, tình trạng trên ảnh hưởng đến hầu hết những người bị mất ngủ và ù tai, trong đó phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ù tai mất ngủ
Thiếu ngủ ù tai được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân sinh lý
Dù không bị mất ngủ, bạn vẫn có thể bị ù tai bởi các vấn đề sinh lý như:
- Co thắt cơ ở tai trong: Các cơ ở tai trong có thể căng lên (co thắt), dẫn đến ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy trong tai.
- Nhiễm trùng tai hoặc tắc nghẽn ống tai: Ống tai mỗi người có thể bị tắc do chất lỏng tích tụ (nhiễm trùng tai), ráy tai, bụi bẩn hoặc các vật lạ khác… dẫn đến thay đổi áp suất trong tai, gây ù tai.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng động lớn từ thiết bị nặng, cưa xích và tiếng súng… có thể gây ù tai, mất thính lực. Những người làm việc trong môi trường ồn ào như công nhân nhà máy, xây dựng, binh lính,… có nguy cao cơ mắc bệnh ù tai.
- Lão hóa: Khi bạn già đi, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai giảm xuống, có thể ảnh hưởng thính giác, thường liên quan đến chứng ù tai.
Một số vấn đề sức khỏe khác như béo phì, mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiền sử viêm khớp, chấn thương đầu… đều làm tăng nguy cơ ù tai.
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý ở tai có thể gây ra ù tai mất ngủ bao gồm:
- Bệnh Meniere: Ù tai là dấu hiệu sớm của bệnh Meniere – một chứng rối loạn tai trong do áp suất dịch trong tai bất thường gây ra.
- Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống tai nối tai giữa với cổ họng trên luôn mở rộng, điều này có thể khiến tai bạn có cảm giác đầy.
- Mất thính lực: Có những tế bào lông nhỏ, mỏng manh ở tai trong (ốc tai) di chuyển khi tai nhận được sóng âm. Bộ não diễn giải những tín hiệu này dưới dạng âm thanh. Nếu những sợi lông bên trong tai trong bị cong hoặc gãy có thể “rò rỉ” các xung điện ngẫu nhiên đến não, gây ra chứng ù tai.
- Chấn thương đầu hoặc cổ: Chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác. Những chấn thương này thường chỉ gây ù tai ở một tai.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ ù tai. Khi liều lượng thuốc càng cao thì tình trạng ù tai càng trở nên trầm trọng hơn. Một số loại thuốc có thể gây ù tai là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc chống sốt rét và thuốc chống trầm cảm.
Mất ngủ ù tai có nguy hiểm không?
Chứng ù tai mạn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân. Trong một nghiên cứu lớn trên hơn 13.000 bệnh nhân bị ù tai do Hiệp hội ù tai Hoa Kỳ thực hiện, các bệnh nhân ù tai cho biết chức năng sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng bao gồm suy giảm tương tác xã hội (69%), suy giảm chức năng làm việc (57%) và giảm niềm vui trong cuộc sống (86%).
Ngoài ra, những bệnh nhân như vậy thường xuyên bị mất ngủ, giảm khả năng tập trung và tăng tỷ lệ lo lắng và trầm cảm. Một vài ý kiến cho rằng, ù tai mất ngủ có thể do tình trạng bệnh lý mạn tính gây ra và làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày lẫn sức khỏe tâm thần.
Cách điều trị chứng mất ngủ ù tai
Một số biện pháp điều trị có thể giúp bạn giảm chứng ù tai mất ngủ vào ban đêm:
Thăm khám bác sĩ
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chứng thiếu ngủ ù tai xuất hiện kèm theo nghe thấy nhịp tim đập trong tai. Ngoài ra, nếu bị giảm thính lực, chóng mặt hoặc choáng váng… cần liên hệ với chuyên gia nhãn khoa chăm sóc thính giác để được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể cho người bệnh thực hiện các phương pháp như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), thư giãn, biện pháp phản hồi sinh học… để đối phó với các triệu chứng ù tai mất ngủ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Cải thiện chất lượng giấc ngủ và từ đó giúp giảm các tác nhân gây ù tai vào ban đêm là:
- Xây dựng thói quen thư giãn vào buổi tối trước khi đi ngủ: đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Tránh nhìn vào màn hình điện tử trước khi đi ngủ: Quang phổ ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, tivi, máy tính và nhiều màn hình khác khiến não ngừng tiết melatonin – cản trở giấc ngủ của bạn.
- Giảm hoặc tránh hoàn toàn lượng rượu, caffeine và nicotine vào buổi tối, đặc biệt là không uống gần giờ đi ngủ.
- Thử uống trà thảo dược thiên nhiên có tác dụng an thần.
- Nghe danh sách các âm thanh thư giãn hoặc tiếng ồn trắng trước khi đi ngủ.
- Chơi thể thao thường xuyên và đều đặn 30 phút mỗi ngày.
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ không quá cao cũng không quá thấp.
- Tập luyện số bài tập thở hoặc tập yoga trước khi đi ngủ có thể giúp làm dịu cơn ù tai và giúp bạn nghỉ ngơi.
Sử dụng thuốc
Thuốc bổ sung melatonin có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và giảm triệu chứng ù tai. Tuy nhiên, kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ thể của bạn.
Biện pháp thiên nhiên cải thiện mất ngủ ù tai
Không ít người vì tình trạng mất ngủ ù tai đã tự ý sử dụng các loại thuốc ngủ an thần để “chữa cháy” tạm thời. Nhiều người tin rằng, khi chìm vào giấc ngủ, cảm giác ù tai khó chịu sẽ biến mất, tuy nhiên, đây không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Nếu lạm dụng các loại thuốc an thần quá lâu, cơ thể lệch khỏi chu trình thức – ngủ tự nhiên, lệ thuộc vào thuốc và xuất hiện triệu chứng “nghiện” khi không dùng đúng giờ.
Do vậy, để chữa trị tận gốc căn nguyên gây ù tai mất ngủ, trước hết người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị căn bệnh gây ra các triệu chứng này. Song song đó, cần ngăn ngừa mất ngủ bằng cách sử dụng các tinh chất thiên nhiên đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ não bộ, hỗ trợ ngủ ngon.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện, dưỡng chất thiên nhiên quý từ tinh chất Ginkgo Biloba và Blueberry có tác dụng bảo vệ não bộ và giúp ngủ ngon hơn. Cụ thể, Anthocyanin và Pterostilbene – hai hoạt chất quan trọng có trong Blueberry, có khả năng vượt qua rào máu não, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình trung hòa gốc tự do. Ginkgo Biloba với Flavonoid và Terpenoid, là nguồn tinh chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn gốc tự do, giảm tình trạng mảng xơ vữa ở mạch máu não, cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy sự lưu thông máu và kích thích hoạt động dẫn truyền tế bào thần kinh.
Các dưỡng chất này đã được kết hợp trong viên uống OTiV từ Mỹ, mang lại hiệu quả hỗ trợ trong việc cải thiện rối loạn giấc ngủ, ngăn chặn đau đầu, giảm tình trạng mất trí nhớ, tăng sự tỉnh táo, cải thiện tập trung và nguy cơ tai biến mạch máu não. Vì vậy, việc sử dụng OTiV mỗi ngày, chỉ với 1 viên, giúp hỗ trợ hạn chế các yếu tố gây hại và bảo vệ sức khỏe của não bộ.
Địa chỉ điều trị chứng ù tai mất ngủ ở đâu uy tín?
Khi gặp vấn đề về ù tai mất ngủ, việc đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám là lựa chọn đầu tiên. Hơn nữa, tình trạng mất ngủ ù tai không chỉ thuộc khoa Tai mũi họng, mà còn liên quan đến nhiều chuyên khoa khác như thần kinh, chấn thương chỉnh hình, nội tiết, ung bướu… Do đó, chỉ các bệnh viện và trung tâm y tế lớn mới có đầy đủ các chuyên khoa trên, cũng như đội ngũ các chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội và TP.HCM) là bệnh viện có đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành uy tín, trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác, điều trị và can thiệp kịp thời các bệnh lý đơn giản đến phức tạp. Từ đó, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và an tâm về chất lượng dịch vụ.
Mất ngủ ù tai không phải là bệnh mạn tính, vì vậy khi có triệu chứng người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị. Ngoài ra, nên chủ động sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh giấc ngủ tốt để giấc ngủ tự nhiên đến nhanh, hỗ trợ cải thiện ù tai.