Hãy ăn mạnh 3 món rau này vào mùa hè: Vừa ngon, giải nhiệt tốt lại giúp bảo vệ gan và làn da luôn tươi trẻ

Thông qua 3 công thức nấu ăn từ thực phẩm bổ gan này, bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn giúp gan và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Gan vốn là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Gan chịu trách nhiệm trao đổi chất, giải độc, dự trữ chất dinh dưỡng và điều hòa lượng đường trong m.áu. Đặc biệt vào mùa hè, cơ thể con người dễ tích tụ nhiệt bên trong và tạo gánh nặng nặng nề hơn cho gan. Do đó, việc tiêu thụ kịp thời một số loại rau có tác dụng bổ gan, nhuận tràng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là gan. Trong số rất nhiều loại rau củ, có 3 loại rau giúp bổ gan rất thích hợp dùng vào mùa hè. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về 3 loại rau này và công thức nấu các món ăn ngon từ những loại rau ấy.

1. Rau cải cúc

Rau cải cúc là loại rau quen thuộc với hầu hết các bà nội trợ. Rau cải cúc thường được trồng và thu hoạch vào mùa đông xuân ở miền Bắc còn ở miền Nam, loại rau này được gieo trồng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Rau cải cúc còn gọi là rau tần ô, rất giàu vitamin A, vitamin C và chứa lượng lớn carotene và các axit amin. Rau cải cúc giúp thanh nhiệt giải độc, làm ẩm phổi và giảm ho, tăng cường lá lách và dạ dày, làm dịu thần kinh và nuôi dưỡng gan. Ngoài ra, rau cải cúc cũng rất giàu kali. Kali có thể giúp cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan. Do đó vào mùa hè khi bạn ăn rau cải cúc thường xuyên vừa giúp cơ thể thanh nhiệt, giảm nóng trong đồng thời cũng góp phần nuôi dưỡng và bảo vệ gan.

Công thức gợi ý: Tép (hoặc tôm) xào rau cải cúc

Nguyên liệu để làm món tép xào rau cải cúc

200g rau cải cúc, 30g tép khô, 3 tép tỏi, 1 quả ớt (tùy thích), lượng muối vừa phải, 1 thìa canh nước tương, lượng dầu ăn vừa phải.

Cách làm món tép xào rau cải cúc

Bước 1: Rau cải cúc rửa sạch, để ráo. Sau đó cắt rau cải cúc thành từng đoạn ngắn và để riêng. Rửa sạch tép khô rồi để ráo nước. Tỏi đ.ập đập băm nhỏ. Ớt xắt thành các khoanh nhỏ.

Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, cho tỏi và ớt băm vào xào đến khi dậy mùi thơm. Tiếp theo cho tép vào xào đều một lúc rồi thêm rau cải cúc vào. Xào rau nhanh trên lửa lớn, nêm chút muối, nước tương, đảo đều cho ngấm gia vị là có thể tắt bếp. Lấy rau ra đĩa là có thể thưởng thức.

Thành phẩm món tép xào rau cải cúc

Món tép xào rau cải cúc thơm ngon cả về màu sắc lẫn mùi vị. Mùi thơm của tỏi và vị cay của ớt hòa quyện với nhau. Vị đậm đà của tép làm tăng thêm hương vị món ăn. Rau cải cúc có vị giòn, mát, giàu chất xơ, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giảm nóng trong người mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Đây thực sự là sự lựa chọn lý tưởng để bảo vệ gan trong mùa hè.

2. Rau cần tây

Rau cần tây là loại rau rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Trong rau cần tây có chứa polyacetylenes và luteolin – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ gan tránh khỏi sự tích tụ của chất béo và hỗ trợ gan loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, apigenin trong cần tây có tác dụng hạ huyết áp, chống viêm và tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể. Ăn cần tây thường xuyên có thể giúp giảm hỏa, làm sạch gan và thúc đẩy hoạt động của túi mật, rất có lợi cho sức khỏe của gan. Ngoài ra, nước ép cần tây còn giúp ích cho quá trình giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm viêm nhiễm bên trong cơ thể.

Công thức gợi ý: Cần tây và nấm kim châm trộn lạc

Nguyên liệu làm món cần tây và nấm kim châm trộn lạc

200g cần tây, 100g nấm kim châm, 50g cà rốt, 50g váng đậu tươi, 30g lạc, lượng muối thích hợp, 1 nhánh hoa hồi, 2 lá nguyệt quế, lượng hành lá và gừng vừa phải, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa canh dầu hào, dầu mè, 1 thìa cà phê dầu ớt (tùy ý).

Cách làm món cần tây và nấm kim châm trộn lạc

Bước 1: Rửa sạch và cắt cần tây thành từng đoạn. Cắt bỏ rễ nấm kim châm sau đó rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ và xắt sợi. Váng đậu cắt thành từng miếng có độ dài vừa phải rồi cũng đem xắt thành dạng sợi. Chuẩn bị một nồi nước có thêm chút muối, hoa hồi, lá nguyệt quế, hành lá, gừng rồi cho lạc vào luộc chín. Khi lạc đã chín bạn tắt bếp nhưng đừng vội vớt ra mà cứ để ngâm trong nồi cho ngấm gia vị.

Bước 2: Đặt một nồi nước khác lên bếp, đun sôi. Lần lượt cho rau cần tây, nấm kim châm, cà rốt thái sợi, váng đậu vào chần. Sau đó vớt ra, để ráo nước. Lúc này bạn vớt lạc ra, cho vào âu cùng với rau cần tây, nấm kim châm, cà rốt thái, váng đậu đã chần. Thêm muối, nước tương, dầu hào, dầu mè và dầu ớt (tùy thích) rồi trộn đều. Khi các nguyên liệu ngấm gia vị thì lấy ra đĩa là có thể thưởng thức.

Thành phẩm món rau cần tây và nấm kim châm trộn lạc

Món trộn này hoàn thành có màu sắc rực rỡ và kết cấu phong phú. Hương thơm và độ giòn của cần tây, lạc bổ sung cho nấm kim châm mềm, quyện với vị giòn ngọt của cà rốt, độ dai ngậy của váng đậu, ăn rất thú vị. Đặc biệt vào mùa hè, món ăn này vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại rất thích hợp để giảm hỏa, bảo vệ gan.

3. Rau mầm đậu Hà Lan

Rau mầm đậu Hà Lan rất giàu vitamin C và chất xơ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và giảm sưng tấy. Những dưỡng chất và các loại vitamin có trong rau mầm tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể. Từ đó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, thận. Rau mầm xanh mềm, thơm ngon. Ăn thường xuyên có thể giúp thanh lọc gan, cải thiện thị lực, làm ẩm phổi và tăng cường lá lách. Nó là loại thực phẩm tươi ngon rất tốt để bảo vệ và nâng cao chức năng gan trong mùa hè.

Công thức gợi ý: Rau mầm đậu Hà Lan trộn miến và ngao

Nguyên liệu làm món rau mầm đậu Hà Lan trộn miến và ngao

200g rau mầm đậu Hà Lan, 50g miến dong, 50g thịt ngao, 3 tép tỏi, 1 quả ớt đỏ, 1 thìa canh nước tương, 1 thìa cà phê giấm, lượng muối thích hợp, 1 thìa cà phê nước tương, một chút dầu mè.

Cách làm món rau mầm đậu Hà Lan trộn miến và ngao

Bước 1: Rau mầm đậu Hà Lan bạn rửa sạch, cho vào nồi nước sôi, trụng cho đến khi chuyển màu xanh đậm thì vớt ra, để nguội. Miến dong sau khi rửa bạn cũng trụng vào nước sôi cho mềm, vớt ra để ráo. Thịt ngao bạn rửa sạch rồi chần nhanh. Tỏi đ.ập dập và băm nhuyễn; ớt cắt lát.

Bước 2: Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu xong, bạn cho rau mầm đậu Hà Lan, miến dong, ngao vào âu trộn. Cho ớt và tỏi băm vào một bát. Đun nóng dầu ăn rồi đổ vào tô ớt, tỏi cho dậy mùi thơm. Sau đó thêm muối, nước tương, dầu mè vào rồi khuấy đều sau đó đổ vào âu đựng rau mầm đậu Hà Lan, miến dong và ngao. Trộn đều tất cả các nguyên liệu hòa quyện, ngấm gia vị.

Thành phẩm món rau mầm đậu Hà Lan trộn miến và ngao

Món rau mầm đậu Hà Lan trộn miến và ngao rất thanh mát và thơm ngon, với độ cay vừa phải từ tỏi và ớt. Vị ngọt của rau mầm đậu Hà Lan cộng thêm độ mềm mịn của bún và thịt ngao ngọt tươi mát khiến món ăn rất ngon. Rau mầm đậu Hà Lan rất giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng thanh nhiệt, hạ nhiệt, bảo vệ gan và cải thiện thị lực. Đây là món ăn lý tưởng để bảo vệ sức khỏe, giải nhiệt trong mùa hè.

4 “báu vật” nên thưởng thức vào mùa xuân, không chỉ tăng sức đề kháng mà còn giúp dưỡng da hiệu quả

Đây là 4 loại rau được coi là “báu vật” bạn nên ăn thường xuyên trong mùa xuân.

Mùa xuân là mùa tràn đầy sức sống, sau những cơn mưa, nhiệt độ dần tăng lên và nhiều loại rau tươi bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Vào mùa này, chúng ta nên nắm bắt cơ hội để thưởng thức những món ngon mà thiên nhiên ban tặng. Dù giàu hay nghèo, cũng nhớ mua những loại rau này để chế biến món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe làn da của bạn.

“Báu vật” thứ nhất: Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi, hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina. Rau cải bó xôi là một loại thực phẩm không chỉ mang lại hương vị thơm ngon cho bữa ăn mà còn chứa đầy những lợi ích về mặt dinh dưỡng. Với hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất, rau cải bó xôi đóng vai trò như một siêu thực phẩm thực sự trong chế độ ăn hàng ngày.

Rau cải bó xôi giàu vitamin K, đây là thành phần cần thiết cho quá trình đông m.áu và duy trì xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin A trong rau giúp tăng cường thị lực, hỗ trợ hệ miễn dịch và duy trì làn da khỏe mạnh. Cũng không thể không kể đến vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa.

Ở khía cạnh khoáng chất, rau cải bó xôi là một nguồn cung cấp sắt dồi dào, giúp phòng chống thiếu m.áu và cải thiện năng lượng cho cơ thể. Các khoáng chất khác như magiê, kali và mangan trong rau này cũng rất quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định, sức khỏe của hệ thần kinh và quá trình sản xuất năng lượng.

Folate, hay vitamin B9, cũng được tìm thấy nhiều trong rau cải bó xôi, đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong việc tạo ra DNA và chống lại các bất thường về gen, rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Cùng với đó, chất xơ có trong rau cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất, rau cải bó xôi còn có lợi cho sức khỏe tinh thần. Lutein và zeaxanthin, hai loại chất chống oxy hóa tìm thấy trong rau, là những thành phần quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV và giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến t.uổi tác như thoái hóa điểm vàng.

Nhìn chung, việc bổ sung rau cải bó xôi vào chế độ ăn của bạn không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể, từ cải thiện thị lực, xương khớp, hệ tiêu hóa đến tinh thần minh mẫn.

Món ăn gợi ý: Rau cải bó xôi trộn

Nguyên liệu để làm món rau cải bó xôi trộn gồm rau cải bó xôi, dầu ăn, muối, lạc (đậu phộng), tỏi băm, ớt bột, vừng trắng rang, đường, nước cốt gà (có thể bỏ qua), giấm, nước tương, dầu hào, dầu mè, thêm rau mùi nếu thích.

Rau cải bó xôi mua về nhặt bỏ phần gốc. Rửa sạch và cho vào nồi nước sôi (có bỏ chút dầu ăn và muối), trụng khoảng 3 phút để rau chín. Ở bước này, tùy vào mức độ mềm của rau mà bạn thích để căn thời gian, nếu muốn rau không nhừ quá thì giảm thời gian xuống. Tiếp đó, vớt ra và cho vào chậu nước đá lạnh, vắt kiệt nước.

Lạc chọn những hạt đều nhau, cho vào rang chín, thêm chút dầu ăn để lạc nhanh giòn. Tiếp đó, cho rau cải bó xôi, lạc rang, 1 thìa tỏi băm, 1 thìa ớt bột, 1 thìa vừng trắng rang, nửa thìa đường, nửa thìa nước cốt gà, 1 thìa nước tương, nửa thìa dầu hào, nửa thìa giấm, nửa thìa dầu mè. Đảo đều và để ngấm trong khoảng 5 phút là được.

“Báu vật” thứ hai: Rau cần tây

Rau cần tây được sử dụng phổ biến trong các món ăn, bởi đây là một nguồn thực phẩm tuyệt vời với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Với hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ, cần tây giúp hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cần tây còn chứa một số chất chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid và vitamin C, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và giảm viêm nhiễm.

Hơn nữa, cần tây cũng chứa các hợp chất như apigenin và luteolin, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật. Nó cũng giàu vitamin K, giúp cơ thể trong việc đông m.áu và duy trì xương chắc khỏe. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng tiêu thụ cần tây đều đặn có thể hỗ trợ giảm huyết áp và có lợi cho hệ tim mạch.

Nước ép cần tây cũng đang trở thành một phần của nhiều chế độ ăn uống lành mạnh, do khả năng giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường mức năng lượng và thậm chí giúp làm dịu hệ thần kinh, mang lại giấc ngủ ngon hơn cho những người có vấn đề về giấc ngủ. Mặc dù cần tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần lưu ý rằng không nên tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc và những người có vấn đề về sức khỏe cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi thêm cần tây vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

Món ăn gợi ý: Rau cần tây xào trứng

Nguyên liệu cần thiết làm món rau cần tây xào trứng gồm một ít cần tây (chọn loại cần tây nhiều cuống), tỏi băm, 2 quả trứng gà, nước tương hoặc dầu hào, muối.

Cần tầy mang rửa sạch, d.ùng d.ao c.ắt nhỏ vừa ăn, nên cắt chéo để dễ gắp. Cho dầu ăn vào nồi, thêm hai quả trứng vào đảo đều, chiên cho đến khi săn lại thì vớt ra để riêng. Cho tỏi băm vào phi thơm, thêm cần tây, 1 thìa nước tương, 1 xíu muối vào xào một chút rồi đổ trứng bác vào. Đảo đều thêm lần nữa là được.

“Báu vật” thứ ba: Mầm đậu tuyết

Mầm đậu hay giá đỗ ăn vào mùa xuân rất thích hợp, trong đó có mầm đậu tuyết. Mầm đậu tuyết, hay giá đỗ từ hạt đậu tuyết, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là một nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào, cùng với đó là việc hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không gây thêm gánh nặng về calo. Mầm đậu tuyết còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin K và các nhóm vitamin B, cùng với các khoáng chất thiết yếu như sắt, kali và mangan.

Không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, mầm đậu tuyết còn có tác dụng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa nhờ vào hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, từ đó giảm bớt các vấn đề như táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong mầm đậu tuyết góp phần ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra, giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tật.

Trong việc chăm sóc da và vẻ đẹp, mầm đậu tuyết cũng chiếm một vị trí quan trọng. Vitamin C và vitamin E có trong mầm giúp nuôi dưỡng làn da, kích thích sản sinh collagen, và giữ cho da mịn màng, tràn đầy sức sống. Mầm đậu tuyết còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả, do hàm lượng calo thấp và chất xơ cao giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế nạp thực phẩm thừa.

Thêm vào đó, mầm đậu tuyết cũng mang lại lợi ích cho hệ tim mạch. Hàm lượng chất béo không bão hòa trong mầm giúp duy trì mức cholesterol lành mạnh trong m.áu, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về huyết áp. Với những ưu điểm vượt trội này, mầm đậu tuyết thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn hàng ngày, góp phần vào việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối.

Món ăn gợi ý: Súp mầm đậu tuyết

Nguyên liệu cần thiết làm súp mầm đậu tuyết gồm mầm đậu, gừng, tỏi, thịt băm, trứng bắc thảo, muối, bột gà.

Trứng bắc thảo mang cắt thành khối vuông. Mầm đậu tuyết nhặt bỏ rễ, rửa sạch. Tỏi, gừng băm nhuyễn. Cho một ít dầu ăn vào nồi, thêm gừng tỏi vào phi thơm. Thêm thịt băm vào xào cho săn, đổ trứng bắc thảo vào, đổ lượng nước nóng thích hợp vào. Cho mầm đậu tuyết vào cùng 1 thìa bột gà, 1/2 thìa cà phê muối rồi nấu thêm 2 phút là được.

“Báu vật” thứ tư: Rau dền

Rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ, không chỉ làm giàu màu sắc cho bữa ăn mà còn mang đến muôn vàn lợi ích cho sức khỏe. Rau dền đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C, E và beta-carotene trong rau dền đỏ góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch, trong khi hàm lượng sắt cao giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu m.áu do thiếu sắt và thúc đẩy sự sản xuất hồng cầu.

Hơn nữa, rau dền đỏ giàu chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa lành mạnh và có thể giúp ngăn chặn các vấn đề như táo bón. Các chất chống oxy hóa có trong rau dền đỏ, như anthocyanin, không chỉ mang lại màu sắc đẹp mắt mà còn bảo vệ cơ thể chống lại căng thẳng oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim và một số loại ung thư.

Ăn rau dền đỏ cũng hỗ trợ quản lý cân nặng do hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, giúp cảm thấy no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ. Nó cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai theo đuổi chế độ ăn lành mạnh hoặc muốn bổ sung thêm nhiều loại rau vào thực đơn hàng ngày của mình.

Vậy nên, việc bổ sung rau dền đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và phòng chống được nhiều bệnh tật.

Món ăn gợi ý: Canh rau dền đậu phụ

Nguyên liệu cần thiết làm món canh rau dền đậu phụ gồm một mớ rau dền đỏ, tỏi, 1 thanh đậu phụ, muối.

Rau dền mang bỏ rễ già và lá úa, rửa sạch. Đun nóng dầu trong nồi, cho tỏi vào phi thơm. Cho đậu phụ vào, thêm lượng nước thích hợp rồi đun sôi. Thêm rau dền vào cùng 1 thìa cà phê muối, đun đến khi chín. Nêm nếm lại cho vừa miệng.

Chúc bạn thực hiện các món rau bổ dưỡng trong mùa xuân thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *