Ngủ mơ không dậy được là một vấn đề mà hầu hết mọi người đều đã trải qua ít nhất một lần trong đời. Khi cố gắng thức dậy sau một giấc ngủ mơ, nhiều người sẽ cảm thấy bất an và tự đặt câu hỏi về hiện tượng này, không biết vì sao mình lại ngủ mơ không dậy được và nên cải thiện như thế nào.
Hiện tượng ngủ mơ không dậy được là gì?
Ngủ mơ không dậy được khiến chúng ta có cảm giác mình đã thức dậy, nhưng thực tế vẫn còn trong giấc ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) – giai đoạn liên quan đến giấc mơ mạnh mẽ nhất.
Dưới đây là một số trạng thái thường gặp trong hiện tượng ngủ mơ không dậy được:
- Cảm giác thức dậy và sinh hoạt như bình thường: Trong tình trạng này, bạn có thể cảm nhận mình đã thức dậy và thực hiện các hoạt động hàng ngày như bình thường. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của giấc mơ và thực tế bạn vẫn đang trong trạng thái ngủ.
- Hoạt động trong mơ vào ban đêm: Bạn sẽ cảm thấy mình thức dậy vào nửa đêm, đi vào phòng tắm hoặc nhà bếp, sau đó quay trở lại giường. Điều này tạo ra một sự kết nối giữa thực tế và giấc mơ, khiến bạn không biết đang thực sự ngủ hay tỉnh.
- Mơ thấy mình đến một nơi xa lạ: Một trạng thái thường gặp khác khi ngủ mơ không dậy được là bạn thấy mình đến và khám phá một nơi mình chưa bao giờ đặt chân tới. Mặc dù điều này khá thú vị, nhưng có thể bạn vẫn không nhận ra rằng đang ở trong trạng thái ngủ.
- Suy nghĩ về giấc mơ đã qua: Trong trường hợp này, bạn suy nghĩ về một giấc mơ vừa trải qua và bạn tin rằng mình đã tỉnh ngủ, nhưng thực tế vẫn đang trong trạng thái ngủ.
Khác với những giấc mơ thông thường, giấc mơ xuất hiện trong tình trạng ngủ mơ không dậy được thường rất sống động, chi tiết và thực tế. Tuy nhiên, có thể sẽ có những khác biệt nhỏ trong bối cảnh của giấc mơ so với thực tế và cần mất một khoảng thời gian bạn mới nhận ra rằng mình vẫn đang mơ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong hiện tượng ngủ mơ không dậy được, chúng ta vẫn duy trì một phần ý thức. Đôi khi bạn nhận ra mình đang ở trong một giấc mơ mà vẫn nhận thức được thực tế xung quanh.
Nguyên nhân khiến ngủ mơ không dậy được
Hiện tượng ngủ mơ không dậy được có thể xuất phát từ một loạt các nguyên nhân phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Rối loạn giấc ngủ
- Mất ngủ: Mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm. Khi mất ngủ, quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn ngủ có thể bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng ngủ mơ không dậy được.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở trong giấc ngủ gây gián đoạn cho giai đoạn REM, dẫn đến sự kích thích khi bạn vừa chuyển từ trạng thái mơ sang thức tỉnh, gây nên hiện tượng ngủ mơ không dậy được.
- Chứng ngủ rũ: Chứng ngủ rũ là hiện tượng bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ suốt thời gian dài trong ngày. Điều này cho thấy cơ chế điều hòa giấc ngủ của bạn gặp vấn đề, gây ra ngủ mơ không dậy được khi chuyển động giữa các trạng thái ngủ.
Tác động của môi trường
Môi trường ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ sâu và không bị gián đoạn. Tiếng ồn, ánh sáng mạnh hay các tác nhân gây kích thích khác có thể làm gián đoạn quá trình giấc ngủ của bạn, gây ra tình trạng ngủ mơ không dậy được.
Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ khi ngủ
Đây là tình trạng gây ra những chuyển động bất thường và không chủ ý của chân hoặc tay khi bạn đang ngủ. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn ngủ và tạo ra cảm giác thức giấc mà thực tế bạn vẫn đang trong tình trạng ngủ mơ.
Tình trạng stress và lo âu
Stress và lo âu là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi tâm trạng của bạn không ổn định, hệ thống thần kinh cũng bị ảnh hưởng, gây ra sự gián đoạn trong quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn ngủ và dẫn đến tình trạng ngủ mơ không dậy được.
Thay đổi lối sống
Thay đổi đột ngột trong thói quen ngủ như: thay đổi thời gian ngủ hoặc môi trường ngủ, có thể gây ra sự gián đoạn trong lịch trình ngủ. Thay đổi này cũng có thể dẫn đến hiện tượng ngủ mơ không dậy được.
Phân biệt ngủ mơ không dậy được và liệt trong giấc ngủ
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với chứng liệt trong giấc ngủ, nhưng thực tế hai hiện tượng này có sự khác biệt rõ ràng.
Ngủ mơ không dậy được | Chứng tê liệt trong khi ngủ | |
Khác nhau |
|
|
Giống nhau | Hai hiện tượng này có thể xuất hiện cùng nhau ở một số người. Nghĩa là những người gặp chứng tê liệt khi ngủ cũng có khả năng trải qua tình trạng ngủ mơ không dậy được, và ngược lại. Điều này chứng tỏ sự liên quan phức tạp giữa các quá trình điều chỉnh giấc ngủ và tình trạng tinh thần. |
Làm thế nào để cải thiện hiện tượng ngủ mơ không dậy được?
Hiện tượng ngủ mơ không dậy được gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Đảm bảo ngủ đủ giấc hàng đêm: Cơ chế vận động của cơ thể cần thời gian phục hồi và tái tạo, vì vậy bạn nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo tâm trạng và tinh thần được cân bằng.
- Duy trì lịch ngủ đều đặn: Duy trì lịch ngủ và thức dậy nhất quán sẽ giúp cơ thể và tâm trí thích nghi dễ dàng hơn với giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ hàng ngày, bao gồm cả cuối tuần, giúp thiết lập một thói quen ngủ tốt và tạo ra lịch trình ngủ cố định.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Môi trường ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ. Hãy đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn được bố trí thoải mái, đủ tối và yên tĩnh. Tắt các thiết bị điện tử và đèn trước khi đi ngủ để giảm thiểu ánh sáng, hạn chế tiếng ồn làm gián đoạn giấc ngủ.
- Thư giãn trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ, hãy tạo thời gian thư giãn và nghỉ ngơi. Bạn có thể tắm, đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu để giúp tâm trí thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ tốt hơn.
- Tập thể dục mỗi ngày: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ, ít nhất là 2-4 tiếng trước khi đi ngủ. Tập thể dục giúp cơ thể mệt mỏi và dễ vào giấc ngủ hơn, nhưng nếu tập quá gần giờ ngủ, có thể gây rối loạn giấc ngủ.
- Hạn chế các chất gây kích thích thần kinh: Tránh uống caffeine, rượu, thuốc lá ngay trước khi đi ngủ. Những chất này có thể gây kích thích cho hệ thống thần kinh, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Thay đổi tư thế ngủ: Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Không nên nằm ngửa khi ngủ nếu bạn dễ gặp chứng tê liệt trong giấc ngủ.
- Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Tránh sử dụng điện thoại, máy tính bảng, thiết bị đọc sách điện tử và máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất melatonin – hormone quản lý giấc ngủ của cơ thể.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc gặp khó khăn khi ngủ trong một vài đêm do thay đổi múi giờ hoặc môi trường sống không đáng lo ngại. Nhưng nếu nguyên nhân gây mất ngủ xuất phát từ sự gia tăng của các gốc tự do, sẽ là chuyện đáng quan ngại. Gốc tự do được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng, áp lực tinh thần, ô nhiễm môi trường,…
Khi các gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công lên não, làm tổn thương các tế bào thần kinh và gây suy giảm chức năng não bộ. Từ đó, dẫn đến đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não… Do đó, để bảo vệ sức khỏe não bộ và cải thiện tình trạng mất ngủ, cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do và bổ sung chất chống gốc tự do cho cơ thể.
Gần đây các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra hai hợp chất Anthocyanin và Pterostilbene (trong quả Blueberry) có khả năng trung hòa các gốc tự do, đồng thời kích thích sự sản xuất tự nhiên của các men chống gốc tự do trong cơ thể. Trong khi đó, chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba có chứa hàm lượng Flavonoid và Terpenoid cao. Đây là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể hỗ trợ chống gốc tự do.
Khi kết hợp Ginkgo Biloba với hai tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene sẽ mang lại hiệu quả vượt trội trong việc chống gốc tự do, hỗ trợ bảo vệ và tăng cường hoạt động não. Từ đó, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, stress hiệu quả; đồng thời giúp hỗ trợ tăng cường máu lên não, phòng ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não và cải thiện trí nhớ.
Viên uống OTiV đến từ Mỹ là sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất từ quả Blueberry và Ginkgo Biloba, đã được kiểm chứng khoa học rõ ràng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng và được đánh giá cao bởi nhiều chuyên gia. Do đó, bạn có thể an tâm sử dụng để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, mang lại giấc ngủ thảnh thơi và sâu giấc hơn.
Hiện tượng ngủ mơ không dậy được không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu bạn cảm thấy tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế để được tư vấn và có phương pháp khắc phục phù hợp.