Khó ngủ ngủ không sâu giấc, chập chờn: Nguyên nhân và điều trị

Việc trằn trọc cả đêm, dễ bị giật mình và khó ngủ ngủ không sâu giấc có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Vấn đề này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sửa chữa và phục hồi của cơ thể. Vậy tình trạng này là do đâu và phải điều trị như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

khó ngủ ngủ không sâu giấc nguyên nhân do đâu

Khó ngủ ngủ không sâu giấc nguyên nhân do đâu?

Khó ngủ ngủ không sâu giấc là hiện tượng gì?

Khó ngủ ngủ không sâu giấc là một tình trạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như dễ bị tỉnh giấc bởi những yếu tố xung quanh, giật mình khi đang ngủ, mơ khi ngủ.

Giấc ngủ có 5 giai đoạn là:

  • Ngủ không sâu: Mắt và các cơ bắp dần thư giãn, bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc hay gặp phải tình trạng co thắt cơ thể đột ngột.
  • Bắt đầu chìm vào giấc ngủ: Bắt đầu tách biệt với các yếu tố xung quanh, nhịp tim và nhịp thở duy trì đều đặn, giảm nhiệt độ cơ thể, sóng não chậm hơn.
  • Giai đoạn ngủ sâu 1: Huyết áp giảm, nhịp thở chậm, sóng não delta cực chậm sẽ xuất hiện xen kẽ với các sóng não khác.
  • Giai đoạn ngủ sâu 2: Các đợt sóng delta riêng biệt sẽ được tạo ra.
  • Giai đoạn REM: xuất hiện sau khi ngủ 70 – 90 phút và tiếp tục xuất hiện xen kẽ sau mỗi 90 phút, nhịp thở trở nên bất thường và gấp gáp, cơ bắp ở các chi tạm thời bị tê liệt.

Trong đó, ngủ sâu là 2 giai đoạn quan trọng của giấc ngủ. Cơ thể sẽ bắt đầu quá trình phục hồi năng lượng, sửa chữa các mô cơ và sản sinh hormone tăng trưởng. Lúc này, máu cũng sẽ được tăng cường cung cấp đến các cơ bắp.

ngủ sâu là giai đoạn vô cùng quan trọng

Ngủ sâu là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp phục hồi năng lượng của cơ thể

Trường hợp gặp một số vấn đề, bạn sẽ không trải qua giai đoạn này dẫn đến ngủ chập chờn, dễ bị thức giấc và khó ngủ trở lại, trằn trọc cả đêm, cơ thể mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy vào buổi sáng và trong cả ngày.

Tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc có thể diễn ra ở mọi đối tượng trong một vài đêm, hoặc có thể kéo dài trong vài tháng đến vài năm. Theo thời gian, suy giảm chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất, làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn

Nguyên nhân dẫn đến khó ngủ ngủ không sâu giấc

Đâu là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ sâu? Dưới đây là những lý do chính mà bạn cần biết.

Ngủ chập chờn do căng thẳng thần kinh

Một loại hormone khác có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn là Melatonin. Stress, căng thẳng vì các vấn đề cuộc sống, gia đình là nguyên nhân làm giảm loại hormone có thể chuyển hóa thành Melatonin trong cơ thể, khiến việc đi vào giấc ngủ gặp khó khăn hơn.

Trường hợp người bệnh bị trầm cảm hay tự kỷ thì lượng Melatonin cũng sẽ suy giảm và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực, cơ thể sẽ tăng tiết hormone Cortisol làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc.

Áp lực cuộc sống cũng khiến bạn suy nghĩ nhiều hơn vào ban đêm và khó đi vào giấc ngủ. Các vấn đề về tâm lý cũng là nguyên nhân làm tăng sinh các gốc tự do làm tổn thương tế bào não và ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu não, khiến các vấn đề về giấc ngủ thêm nghiêm trọng.

Tham khảo: Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng phải làm sao?

Giấc ngủ chập chờn do thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh con, cho con bú nồng độ nội tiết tố trong cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định, làm ảnh hưởng đến sinh lý, tâm lý và sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh thường phải thức khuya chăm sóc con nên có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học thức – ngủ và gây khó ngủ ngủ không sâu giấc.

Khó ngủ cũng là một trong những biểu hiện của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở phụ nữ. Bước vào giai đoạn này, lượng hormone sinh dục nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone sẽ suy giảm, dẫn đến các vấn đề như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, khó ngủ,…

thay đổi nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ

Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh có thể gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc do tuổi tác

Sau tuổi 60, giấc ngủ có thể suy giảm chất lượng, dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ và ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc. Quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, làm thay đổi nhịp sinh học và cấu trúc giấc ngủ, khiến người cao tuổi cảm thấy khó ngủ vào ban đêm hơn.

Người cao tuổi cũng thường có thói quen ngủ trưa, dẫn đến trằn trọc khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, các bệnh lý như trầm cảm, bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp là những bệnh thường gặp ở những người cao tuổi cũng có thể gây đau đớn, khó chịu và cản trở giấc ngủ.

Tham khảo: Mất ngủ ở người cao tuổi là như thế nào?

Do các bệnh lý rối loạn giấc ngủ

Những dạng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn cử động khi ngủ, gặp ác mộng, hội chứng chân không yên, rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học,… có thể gây khó ngủ ngủ không sâu giấc, dễ giật mình giữa đêm và các vấn đề về giấc ngủ khác.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu tuần hoàn máu não gây thiếu lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các bệnh lý viêm xoang, bệnh tim mạch, dạ dày, viêm khớp,… cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khó ngủ.

Mất ngủ ngủ không sâu giấc do thói quen sinh hoạt

Những nguyên nhân về thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ có thể dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà bạn cần chú ý là:

  • Việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể làm rối loạn đồng hồ sinh học, khiến bạn dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn.
  • Môi trường không thuận lợi, có nhiều tiếng ồn, phòng không đủ tối. Người ngủ cùng hoặc thú cưng gây ồn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, ảnh hưởng đến việc đi vào giấc ngủ. Các loại thực phẩm cay, nhiều gia vị cũng sẽ khiến bạn nôn nao và khó ngủ.
  • Uống các loại đồ uống chứa caffein, cồn, hút thuốc lá là nguyên nhân gây mất ngủ ngủ không sâu giấc.
  • Luyện tập thể thao, vận động cường độ mạnh trước khi đi ngủ cũng sẽ khiến bạn khó ngủ sâu hơn.
hạn chế các đồ uống có caffein trước khi đi ngủ

Hạn chế các loại đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ

Cách điều trị khó ngủ ngủ không sâu giấc, chập chờn

Để điều trị tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, bạn có thể thử một số biện pháp dưới đây:

  • Thăm khám bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) để cải thiện tình trạng mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Nếu tình trạng ngủ chập chờn đi kèm với một số tình trạng rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ, tiểu đêm, rối loạn nhịp sinh học,… bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện một số hình thức thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ như yoga, thiền, nghe nhạc nhẹ, đọc sách,… Nếu vấn đề tâm lý quá nghiêm trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bạn cần đến gặp các chuyên gia tâm lý để được trị liệu.

Tham khảo: 9 cách giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn vào ban đêm

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, một số dưỡng chất thiên nhiên như Ginkgo Biloba, chiết xuất Blueberry cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện khó ngủ ngủ không sâu giấc.

Gốc tự do là các phân tử có tính phản ứng cao, có thể dẫn đến những phản ứng khiến màng tế bào bị tổn thương, làm rối loạn chức năng, chết tế bào, đồng thời có thể làm hỏng DNA và gây ra đột biến. Đây là tác nhân có thể làm thoái hóa tế bào thần kinh và gây ra các mảng xơ vữa cản trở tuần hoàn máu não, dẫn đến giảm trí nhớ, kém tập trung, đau nửa đầu, thiếu máu não, mất ngủ, tai biến mạch máu não,…

Tinh chất Ginkgo Biloba từ bạch quả và chiết xuất Blueberry là những dưỡng chất có thể xuyên qua hàng rào máu não, giúp trung hòa gốc tự do nhằm bảo vệ tế bào thần kinh. Ngoài ra, tinh chất Ginkgo Biloba còn giúp tăng cường tuần hoàn máu não, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng não bộ.

Các dưỡng chất trên đã được kết hợp trong viên uống bổ não OTiV đến từ Mỹ, giúp ngăn ngừa gốc tự do và bảo vệ não bộ, hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, stress, đau đầu và hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não.

otiv hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ

OTiV – Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ nhờ các tinh chất thiên nhiên

Làm thế nào để phòng ngừa ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc?

Việc duy trì lối sống lành mạnh và thói quen nghỉ ngơi khoa học có thể giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, phòng ngừa tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc.

  • Thiết lập thời gian ngủ đều đặn giúp cơ thể thích nghi, nên đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày. Tránh thức khuya và thức dậy muộn, hạn chế đi ngủ sau 23h.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, thoải mái và có đủ độ tối. Có thể sử dụng một số loại tinh dầu hỗ trợ giấc ngủ.
  • Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để ngăn ngừa ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone melatonin.
  • Giúp tâm trí thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách tắt hết các thông báo điện thoại, đọc sách, nghe nhạc nhẹ,…
  • Tránh sử dụng thức uống chứa caffein và cồn vào buổi tối.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ, lưu ý tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ. Bạn cũng có thể tập yoga và thiền để giảm căng thẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ như quả óc chó, trà sen, đậu xanh, chuối, cá béo, trứng,… Tránh ăn quá no vào đêm muộn khiến hệ tiêu hóa vận động quá mức gây khó ngủ.

Tình trạng khó ngủ ngủ không sâu giấc nếu diễn ra liên tục sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe não bộ. Do đó, nếu không tự cải thiện được vấn đề này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. Đừng quên duy trì thói quen ngủ lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên để giúp phòng tránh các vấn đề liên quan đếni giấc ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *