Liệt trong giấc ngủ có nguy hiểm không? Cách cải thiện thế nào?

Vậy liệt trong giấc ngủ có nguy hiểm không? Cải thiện như nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

tên

Hiện tượng liệt trong giấc ngủ là gì?

Liệt trong giấc ngủ thường xảy ra trong giai đoạn chuyển đổi giữa thức và ngủ hoặc ngược lại. Trong khoảng thời gian ngắn này, bạn bị hạn chế khả năng cử động mặc dù vẫn có ý thức và nhận thức về môi trường xung quanh. Đồng thời, chứng tê liệt khi ngủ thường kèm theo cảm giác sợ hãi, áp lực hoặc khó thở, có cảm giác có người khác ở trong phòng. Trạng thái đáng sợ này thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, gây ra cảm giác không thoải mái.

Liệt trong giấc ngủ diễn ra khi nào?

Liệt trong giấc ngủ thường xuất hiện vào hai giai đoạn của giấc ngủ. Đó là lúc bạn chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái ngủ và ngược lại.

Giai đoạn chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang ngủ

Giai đoạn đầu tiên của hiện tượng liệt trong giấc ngủ xảy ra khi bạn đang trải qua quá trình chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng thái ngủ. Đây thường được gọi là giai đoạn mơ ngủ (hypnagogic) hoặc liệt trong khi ngủ (predormital sleep paralysis).

Trong giai đoạn này, khi bạn đang chìm vào giấc ngủ, cơ thể dần thư giãn, khả năng nhận biết thường giảm sút và bạn không thể nhận ra sự thay đổi của cơ thể. Nhưng nếu bạn vẫn nhận thức trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận ra mình không thể cử động hoặc nói chuyện được. Đây là một trạng thái đáng sợ, khi bạn có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh nhưng không thể cử động như mong muốn.

tên

Liệt trong khi ngủ khiến bạn không thể cử động mặc dù vẫn còn nhận thức về mọi thứ xung quanh

Giai đoạn chuyển từ trạng thái ngủ sang thức tỉnh

Trong giai đoạn tỉnh giấc, cơ thể bắt đầu đánh thức các hệ thống cơ và thần kinh, cho phép bạn tỉnh dậy và trở lại trạng thái tỉnh thức. Lúc này, khả năng cử động bắt đầu được khôi phục và bạn có thể di chuyển các phần của cơ thể một cách tự nhiên.

Đôi khi tình trạng liệt trong giấc ngủ vẫn còn tồn tại, ngay cả khi bạn đã tỉnh dậy. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất lực, vì bạn không thể di chuyển một cách bình thường. Cảm giác bị hạn chế này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, tạo ra một trạng thái áp lực cho cơ thể.

Nguyên nhân gây liệt trong giấc ngủ

Tình trạng liệt trong giấc ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay tình trạng sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và xác định một số yếu tố có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ trải qua hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Ngủ không đủ giấc

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng liệt trong giấc ngủ là do ngủ không đủ thời gian hoặc ngủ không đều đặn. Khi cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng trong giấc ngủ, hệ thống thần kinh có thể hoạt động không ổn định, dẫn đến tê liệt khi tỉnh dậy.

tên

Ngủ không đủ giấc có thể là yếu tố dẫn đến chứng tê liệt khi ngủ

Tư thế ngủ có liên quan đến tình trạng liệt khi ngủ

Tư thế ngủ có thể dẫn đến liệt trong giấc ngủ. Cụ thể, ngủ ở tư thế nằm ngửa có thể tạo ra áp lực không cần thiết lên các điểm cụt cơ trong cơ thể, gây ra hiện tượng tê liệt khi tỉnh dậy. Điều này có thể xảy ra khi các cơ và dây chằng bị nén hoặc không còn đủ không gian để hoạt động tự nhiên.

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng trải qua hiện tượng này, bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Di truyền có thể tạo điều kiện cho sự bất ổn trong hệ thống thần kinh, gây ra tình trạng liệt khi ngủ.

Vấn đề tinh thần và tâm lý

Trạng thái tinh thần và tâm lý của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng trải qua hiện tượng liệt trong giấc ngủ. Các vấn đề như căng thẳng, lo âu, trầm cảm khiến cho tinh thần người bệnh không ổn định, dẫn đến tình trạng liệt trong khi ngủ. Bên cạnh đó, các tình trạng này có thể làm gián đoạn quá trình chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và thức.

Bệnh lý và tình trạng sức khỏe

Một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe cụ thể có thể làm tăng nguy cơ bị liệt trong giấc ngủ như hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ (OSA). Đây là tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn trong giấc ngủ, dẫn đến thiếu oxy và gây tê liệt khi tỉnh dậy. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ cũng có thể là nguyên nhân.

Triệu chứng khi bị tê liệt trong giấc ngủ

Khi mắc phải chứng tê liệt khi ngủ, bạn có thể trải qua một số triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến trạng thái tỉnh thức như:

Không thể cử động

Khi bạn bị tê liệt trong giấc ngủ, một trong những triệu chứng rõ ràng là bạn không thể cử động cơ thể một cách tự nhiên. Dù bạn có ý thức và nhận thức về môi trường xung quanh, nhưng khả năng di chuyển và cử động bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn.

tên

Mặc dù rất muốn nhưng bạn sẽ không thể cử động khi rơi vào trạng thái liệt trong giấc ngủ

Ảnh hưởng đến các giác quan

Chứng tê liệt khi ngủ có thể gây ảnh hưởng đến các giác quan của bạn, khiến bạn trải qua những trạng thái không thực trong giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland (Mỹ) đã chỉ ra rằng, ảo giác thường xảy ra và có thể tác động đến bốn nhóm giác quan chính:

  • Thị giác: Bạn có thể thấy hình ảnh, màu sắc hoặc các hiện tượng không thực sự tồn tại trong thực tế.
  • Thính giác:  Bạn có thể nghe các âm thanh, tiếng động hoặc giọng nói không có trong thực tại, tạo ra sự rối loạn trong trạng thái ngủ.
  • Khứu giác: Một số người cho rằng họ ngửi được mùi khói hoặc một mùi hương lạ chưa từng biết qua trước đó khi ở trạng thái liệt trong giấc ngủ.
  • Xúc giác: Bạn có thể trải qua cảm giác không có thực như cảm giác chạm, cảm thấy nóng, lạnh,… dù không có sự tương tác vật lý.

Liệt trong giấc ngủ có nguy hiểm không?

Đối với hầu hết trường hợp, liệt trong giấc ngủ là một tình trạng bình thường, không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, khoảng 10% số người có thể trải qua các đợt tái phát hoặc có triệu chứng khó chịu hơn.

Tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng liệt trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống:

  • Mệt mỏi và buồn ngủ quá mức: Liệt trong giấc ngủ có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ quá mức cho người bị ảnh hưởng. Do tình trạng này làm gián đoạn quá trình chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và tỉnh thức, cơ thể không thể nạp đủ năng lượng và tái tạo một cách hiệu quả.
  • Rối loạn giấc ngủ: Liệt khi ngủ làm rối loạn giấc ngủ, khiến cho việc duy trì một giấc ngủ trọn vẹn và đầy đủ trở nên khó khăn. Khi giấc ngủ bị gián đoạn liên tục có thể dẫn đến mất ngủ và ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe tổng thể.
  • Tình trạng tâm lý không ổn định: Người trải qua chứng tê liệt khi ngủ có thể phát triển các vấn đề tâm lý như lo lắng, bất an và căng thẳng.

Cách điều trị và ngăn ngừa liệt trong giấc ngủ

Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu chứng liệt trong giấc ngủ, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa và cải thiện:

Duy trì thời gian ngủ đều đặn

Một trong những cách quan trọng để ngăn ngừa chứng liệt trong giấc ngủ là duy trì thời gian ngủ đều đặn (7 – 8 giờ mỗi đêm), đi ngủ và thức dậy một giờ cố định. Duy trì một thời gian ngủ ổn định giúp cơ thể thiết lập thói quen và thời gian chuẩn để chuyển đổi giữa trạng thái ngủ và tỉnh thức.

tên

Ngủ đủ giấc và đều đặn giúp cơ thể duy trì quá trình ngủ ổn định

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ liệt trong giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập luyện quá gần thời gian đi ngủ, nên tập cách 4 giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp cơ thể có thời gian thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.

Xem thêm: 10 bài tập yoga giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối

Chú ý đến chế độ ăn uống

Bạn không nên xem nhẹ tầm ảnh hưởng của thực phẩm đối với giấc ngủ. Để ngăn ngừa chứng liệt trong giấc ngủ, nên hạn chế ăn quá no trước khi đi ngủ, tránh uống cà phê, rượu  bia, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Xem thêm: Mất ngủ ăn gì? 10 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất

Không ngủ trưa quá nhiều

Nếu bạn thường xuyên ngủ vào buổi trưa, hãy giới hạn thời gian ngủ trong khoảng 60 phút. Ngủ quá lâu vào buổi trưa có thể làm ảnh hưởng đến quá trình ngủ vào ban đêm và tăng nguy cơ liệt trong giấc ngủ.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,… tạo ra ánh sáng xanh, làm ảnh hưởng đến sự sản xuất melatonin – một hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn nên ngừng sử dụng các thiết bị này và đặt chúng tránh xa giường ngủ để giúp cơ thể dễ dàng chuyển sang trạng thái thư giãn.

Bổ sung dưỡng chất giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ

Để bảo vệ và cải thiện giấc ngủ, bạn có thể cân nhắc bổ sung các dưỡng chất cải thiện thần kinh. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, gốc tự do tăng sinh quá mức có thể tấn công tế bào thần kinh và mạch máu não, gây ra các vấn đề như hẹp động mạch, làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não, dẫn đến tình trạng khó ngủ và mất ngủ.

Lúc này, để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất giúp chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể như Ginkgo Biloba và Blueberry. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry có khả năng kích hoạt men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu, đồng thời cải thiện chức năng dẫn truyền thần kinh.

Trong khi đó, Ginkgo Biloba chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm xơ vữa, ngăn ngừa sự hình thành các cục huyết khối, từ đó tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất đến não.

tên

Viên uống OTiV hỗ trợ cải thiện giấc ngủ nhờ bộ đôi Blueberry và Ginkgo Biloba

Sản phẩm OTiV được phát triển dựa trên những hiểu biết về tác động của các dưỡng chất thiên nhiên như Blueberry và Ginkgo Biloba đối với giấc ngủ. Nhờ chứa các thành phần quý giá này, OTiV giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ một cách an toàn và hiệu quả.

Liệt trong giấc ngủ là một hiện tượng phổ biến và không đe dọa sức khỏe, nhưng nếu bạn trải qua tình trạng này thường xuyên và cảm thấy không thoải mái, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *