Mất ngủ có bị sút cân không? Khắc phục như thế nào?

Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Nhiều người thắc mắc mất ngủ có bị sút cân không? Tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia.

mất ngủ có bị sụt cân không

Mất ngủ có bị sút cân không?

Mất ngủ có tăng cân?

Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ có thể khiến bạn tăng cân qua nhiều cơ chế: (1)

 Mất ngủ ảnh hưởng đến việc đốt cháy calo

Khi ngủ, cơ thể thực hiện đốt cháy calo. Lượng calo mà cơ thể đốt cháy khi ngủ của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào tỷ lệ cơ thể và khả năng trao đổi chất. Tuy nhiên, trung bình một người đốt cháy khoảng 50 calo/giờ. Như vậy, nếu bạn ngủ càng ít thì lượng calo được đốt cháy càng thấp.

Mất ngủ gây rối loạn hormone

Giấc ngủ có vai trò điều hòa các hormone trong cơ thể, trong đó bao gồm cả những hormone liên quan đến cảm giác no, đói và thèm ăn là hormone Ghrelin và Leptin. Ghrelin là hormone tiết ra khi đói, báo hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn. Trong khi đó, Leptin là hormone tạo ra cảm giác no, báo hiệu cho não bộ biết cơ thể không cần dung nạp thêm đồ ăn nữa. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm mất cân bằng nồng độ 2 loại hormone này.

Mất ngủ gây rối loạn vùng não điều khiển việc tiêu thụ thức ăn

Mất ngủ có tăng cân không? Thiếu ngủ, mất ngủ có thể khiến vùng não điều khiển việc ăn uống bị rối loạn, điều này khiến bạn có xu hướng lựa chọn những thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo, thay vì các thực phẩm lành mạnh, khiến cơ thể dễ tăng cân hơn. (2)

Mất ngủ còn giảm hiệu suất tập luyện thể dục, thể thao, điều này cũng khiến bạn nhanh tăng cân hơn. Ngoài ra, nếu ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Cortisol làm tăng cảm giác thèm ăn, gây tăng cân, tăng đường huyết, tăng mỡ máu…

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Mất ngủ có bị sụt cân không? Bên cạnh tình trạng tăng cân do mất ngủ vẫn có một số ít người có nguy cơ sụt cân do mất ngủ, thiếu ngủ. Mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài gây mệt mỏi, uể ỏi, khiến người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn và rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh sụt cân.

Ngoài ra, với trường hợp mất ngủ, thiếu ngủ do căng thẳng, não bộ sẽ tiết ra hormone adrenalin để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, hormone này có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, gây chán ăn, sụt cân.

mất ngủ có giảm cân không?

Mất ngủ có giảm cân không? Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon miệng và gây sụt cân

Một số tác hại khác của mất ngủ đối với sức khỏe

Ngoài ảnh hưởng đến cân nặng, mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài còn tác động tiêu cực đến sức khỏe:

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

Ở trạng thái ngủ sâu, vỏ não sẽ tiếp nhận thông tin và lưu trữ ký ức. Chất lượng giấc ngủ kém khiến quá trình tiếp nhận, ghi nhớ thông tin của não bộ bị gián đoạn và gây ra tình trạng kém tập trung, hay quên.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Mất ngủ kéo dài làm sa sút sức khỏe tinh thần, là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm.

Suy giảm hệ dịch

Khi ngủ sâu, cơ thể giải phóng cytokin – đây là chất cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động. Thông thường, khi có mầm bệnh tấn công, trong lúc ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều cytokine để củng cố hệ miễn dịch. Do đó, mất ngủ, thiếu ngủ có thể cản trở hoạt động này của hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Tăng nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim

Mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, suy tim, đau tim, xơ vữa động mạch… Theo thống kê, nguy cơ đột quỵ ở người thường xuyên mất ngủ tăng gấp 8 lần so với những người ngủ đủ giấc.

Tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra hiện tượng kháng insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Gây hại cho làn da

Hormone cortisol tiết ra nhiều khi bạn bị mất ngủ có thể phá vỡ cấu trúc collagen, khiến làn da của bạn xuống cấp với các biểu hiện: xuất hiện nhiều nếp nhăn, quầng thâm mắt, đốm nâu trên da, da khô…

Khi bị mất ngủ nên làm gì?

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, làm thay đổi cân nặng của bạn (có thể tăng cân hoặc sụt cân), khiến bạn mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống… bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có cách cải thiện phù hợp. Tránh để tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm, trong đó có đột quỵ, bệnh tim…

gặp bác sĩ nếu mất ngủ kéo dài

Gặp bác sĩ nếu mất ngủ kéo dài khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống

Một số biện pháp giúp bạn ngủ ngon hơn

Việc duy trì lối sống lành mạnh, thói quen ngủ nghỉ khoa học giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ:

  • Thiết lập lịch ngủ – thức đều đặn để cơ thể thích nghi, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Tránh thức quá khuya, thức dậy muộn, hạn chế ngủ sau 23h.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi) trước khi ngủ.
  • Thư giãn tâm trí bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tập yoga.
  • Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, cafein vào buổi tối.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, tránh tắm quá muộn vì có thể khiến cơ thể khó ngủ hơn.
  • Đảm bảo phòng ngủ đủ tối, yên tĩnh, nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giúp ngủ ngon, chứa nhiều vitamin nhóm B, magie và tryptophan như các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân), việt quất, rau diếp cá, các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá trích), rong biển, ngũ cốc, mật ong, chuối, táo, kiwi..

Cải thiện giấc ngủ bằng cách kiểm soát gốc tự do

Theo các nghiên cứu, gốc tự do tăng sinh quá mức trong quá trình chuyển hóa cơ thể và gặp các các yếu tố tác động như stress, ô nhiễm môi trường, lạm dụng chất kích thích, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học.

Khi tăng sinh quá mức, gốc tự do sẽ làm tổn thương thành mạch máu, các thành phần mỡ máu lắng đọng trên thành động mạch, tạo thành các mảng xơ vữa dễ gây hẹp lòng động mạch. Điều này, khiến máu và oxy lưu thông lên não kém đi và dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Gần đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong sản phẩm OTiV) có khả năng hỗ trợ kiểm soát các gốc tự do. Bộ đôi tinh chất này được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do và kích hoạt các men chống gốc tự do trong cơ thể.

Nhờ đó, hỗ trợ giảm xơ vữa, ngăn ngừa hình thành huyết khối, tăng cường oxy và máu lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, nhờ đó hỗ trợ cải thiện mất ngủ an toàn và hiệu quả.

otiv hỗ trợ cải thiện mất ngủ và bảo vệ não bộ

OTiV hỗ trợ cải thiện mất ngủ và bảo vệ não bộ

Mất ngủ có bị sụt cân không? Mất ngủ ảnh hưởng đến cân nặng theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây tăng cân hoặc sụt cân. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ bạn cần xây dựng lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt bổ sung 1 viên OTiV mỗi ngày để hỗ trợ ngăn ngừa gốc tự do và bảo vệ não bộ, cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu và hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *