Có mối liên hệ nào giữa chứng mất ngủ và tình trạng tăng huyết áp?
Huyết áp là gì? Như thế nào là tăng huyết áp?
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch để đưa máu đi cung cấp dưỡng chất cho các cơ quan trong cơ thể. Nó phụ thuộc vào lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, với đơn vị đo được tính bằng milimet thủy ngân (mmHg). Trong đó, huyết áp tâm thu (còn gọi là huyết áp tối đa) có chỉ số bình thường được quy định từ 90 – 139 mmHg, còn huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) có chỉ số bình thường từ 60 – 89 mmHg.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt mức huyết áp tiêu chuẩn là dưới 140/90 mmHg. Đối với người bị bệnh tiểu đường, chỉ số này sẽ dưới 130/80 mmHg. Bên cạnh đó, theo định nghĩa của WHO vào năm 1999, tăng huyết áp chỉ số đo huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên. Đồng thời, hội đồng Huyết áp Thế giới và WHO đã đồng thuận về phân loại tăng huyết áp theo các độ mức độ như sau:
- Tăng độ 1: chỉ số đo huyết áp từ 140 – 159/90 – 99mmHg.
- Tăng độ 2: chỉ số đo huyết áp từ 160 – 179/100 – 109mmHg.
- Tăng độ 3: chỉ số đo huyết áp từ 180/110mmHg trở lên.
Tăng huyết áp thường diễn tiến trong âm thầm, không có nhiều biểu hiện rõ rệt, ở cả người trẻ tuổi và người cao tuổi nên rất khó nhận biết.
Người bệnh nên thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà
Tác hại của tăng huyết áp đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu mất ngủ có tăng huyết áp không, bạn nên biết những tác hại của tăng huyết áp đối với sức khỏe.
Tăng huyết áp tác động đến não bộ
Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não, hay còn gọi là đột quỵ. Tăng huyết áp làm suy yếu các mạch máu nhỏ trong não, khiến chúng bị vỡ, làm gián đoạn lưu lượng máu đến não và gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ, liệt, xuất huyết não và thậm chí tử vong.
Huyết áp cao gây ảnh hưởng đến tim
Huyết áp cao tác động trực tiếp đến các mạch máu của tim, làm dày và hư hại niêm mạc. Tình trạng này có thể dẫn đến cục máu đông, ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim, làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và gây tổn hại các mô tim, dẫn đến chứng đau thắt ngực.
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến mắt
Huyết áp cao có thể làm hẹp mạch máu cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến tổn thương các tế bào võng mạc và gây giảm thị thực. Trường hợp nặng, có thể dẫn đến mù lòa.
Huyết áp cao gây ảnh hưởng đến thận
Huyết áp tăng cao không được kiểm soát có thể gây chít hẹp, phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu đến thận, gây suy thận và thúc đẩy bệnh diễn tiến xấu hơn.
Tác động đến chức năng sinh dục
Tăng huyết áp làm giảm lưu lượng máu dẫn tới dương vật, khiến dương vật khó duy trì được sự cương cứng, gây rối loạn cương dương. Đối với phụ nữ, tăng huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến âm đạo, gây suy giảm ham muốn tình dục và khiến cho âm đạo bị khô.
Ảnh hưởng của huyết áp cao đến mạch máu
Huyết áp cao gây áp lực lên thành động mạch, làm thành mạch suy yếu, mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây phình vỡ động mạch chủ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
Tác động của tăng huyết áp đến thai kỳ
Phụ nữ bị huyết áp cao trong khi mang thai có thể làm suy giảm lưu lượng máu đến nuôi thai nhi, khiến thai không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, thai phụ bị huyết áp cao có nguy cơ mắc đột quỵ lên đến 40%.
Huyết áp cao mang đến nhiều hệ lụy cho người bệnh
Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Mất ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến hệ thần kinh và các cơ quan khác phải hoạt động liên tục mà không có thời gian thư giãn và tái tạo năng lượng. Bên cạnh đó, khi bạn mất ngủ, tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các rối loạn dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Mất ngủ làm cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách, hệ thần kinh mệt mỏi và huyết áp tăng cao, thậm chí có thể gây ra cơn tăng huyết áp cấp tính. Đối với những người có các bệnh về tim mạch, mất ngủ là yếu tố góp phần làm triệu chứng trở nên nặng hơn. Điều này cũng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tăng huyết áp và chứng mất ngủ kéo dài.
Những cơ chế khiến mất ngủ làm tăng huyết áp
Giờ đây bạn đã có câu trả lời cho vấn đề mất ngủ có tăng huyết áp không. Sau đây là các cơ chế khiến cho việc mất ngủ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
Hệ thống thần kinh tự trị và phản ứng theo cơ chế “chiến đấu hoặc bỏ chạy”
Hệ thống thần kinh tự trị đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng của cơ thể. Phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight) thể hiện tâm lý căng thẳng tột cùng như thể bạn bị ép vào một cuộc chiến quyết liệt. Khi hệ thống thần kinh xảy ra phản ứng này có thể dẫn đến sự thay đổi chức năng của cơ thể, từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tăng huyết áp.
Mất ngủ khiến hệ thần kinh giao cảm bị ức chế, dẫn đến hiện tượng co mạch máu. Điều này khiến lưu lượng máu đưa tới các cơ quan quan trọng như não và tim bị giảm. Kết quả là huyết áp tăng cao, gây không ít phiền toái cho sức khỏe. Bên cạnh đó, những phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của hệ thần kinh có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nội tiết tố cortisol, adrenaline và trục hạ đồi – tuyến yên
Adrenaline là một trong những nội tiết tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp. Mất ngủ khiến nồng độ adrenaline tăng cao vào ban đêm, gây ra hiện tượng co mạch máu kéo dài và làm tăng áp lực trong hệ tuần hoàn.
Trong khi đó, cortisol là một nội tiết tố khác cũng có vai trò quan trọng trong quá trình ngủ. Nồng độ cortisol thường giảm dần về cuối ngày, giúp cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ vào buổi tối. Tuy nhiên, đối với những người bị mất ngủ, nồng độ cortisol có thể tăng lên đáng kể vào đầu buổi tối. Điều này ngăn chặn quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể sau một ngày làm việc, gây ra khó khăn trong việc nghỉ ngơi.
Tuyến yên đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Khi tuyến yên hoạt động không đều, nồng độ các hormone có thể bị ảnh hưởng, gây mất ngủ và tăng huyết áp.
Nội tiết tố tuyến giáp
Mất ngủ có thể dẫn đến tăng nội tiết tố tuyến giáp trong cơ thể. Nồng độ nội tiết tố tuyến giáp cao có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra áp lực trong quá trình lưu thông máu và làm tăng huyết áp. Điều này đặc biệt gây căng thẳng trên hoạt động của tim, khiến tim phải làm việc nặng nề hơn để đảm bảo cung cấp đủ máu cho cơ thể.
Tình trạng tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề về tim mạch như: đau ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột quỵ. Đó là lý do tại sao giấc ngủ đủ và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh và giữ huyết áp ở mức ổn định.
Béo phì
Khi bạn mất ngủ, cơ thể sản xuất ít hormone leptin (hormone điều chỉnh quá trình chuyển hóa năng lượng), tăng sản xuất hormone ghrelin (hormone kích thích cảm giác thèm ăn). Đây là lý do khi bị mất ngủ bạn thường cảm thấy đói và thèm ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm có nhiều đường và calo cao. Việc ăn nhiều vào buổi tối dẫn đến tăng lượng calo tiêu thụ hàng ngày và làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể, gây thừa cân – béo phì.
Tình trạng ăn uống không đều đặn và quá mức cũng dẫn đến tăng huyết áp. Khi tiêu thụ quá nhiều calo và đường, cơ thể sẽ tích tụ mỡ và cholesterol, gây tắc nghẽn động mạch và gia tăng áp lực huyết áp. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về tim mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến huyết áp cao.
Mất ngủ khiến chúng ta thèm ăn hơn vào ban đêm
Cà phê
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Nguyên nhân chính là do khả năng kích thích tuyến thượng thận giải phóng cortisol và adrenaline vào hệ thống cơ thể. Cả hai chất này đều thuộc loại hormone nội tiết có tác động trực tiếp đến huyết áp.
Khi cortisol và adrenaline được giải phóng sẽ tác động tích cực lên hệ thống tim mạch và huyết áp, giúp tăng cường lưu thông máu và đẩy mạnh nhịp tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tăng cường hoạt động này có thể gây ra hậu quả ngược lại đối với những người đã có sẵn vấn đề về huyết áp.
Những người có áp lực máu cao thường xuyên có mức cortisol và adrenaline cao hơn so với bình thường, khiến hệ thống tim mạch phải làm việc nhiều hơn để duy trì huyết áp ổn định. Việc sử dụng cà phê quá mức hoặc không đúng cách có thể làm tăng mức cortisol và adrenaline, dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao, đặc biệt khi tiếp tục thói quen này trong thời gian dài.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp lượng oxy cho cơ thể trong giấc ngủ, mà còn tác động đến huyết áp. Khi đường thở bị tắc nghẽn, lượng oxy trong máu giảm xuống, hệ thống tim mạch phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tim sẽ đập nhanh hơn và huyết áp tăng lên. Nếu ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên và kéo dài, huyết áp cao liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.
Kiểm soát tình trạng mất ngủ làm tăng huyết áp như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, mất ngủ và tăng huyết áp có mối quan hệ mật thiết, mất ngủ có thể dẫn đến tăng huyết áp và ngược lại. Do đó, cải thiện chất lượng giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý để có giấc ngủ tự nhiên và chất lượng:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ hàng ngày, bao gồm cả cuối tuần. Điều này giúp “cài đặt” đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp bạn đi vào giấc ngủ và thức dậy một cách tự nhiên.
- Hấp thu ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ánh nắng vào buổi sáng. Ánh sáng tự nhiên giúp cơ thể điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thúc đẩy cảm giác tỉnh táo vào ban ngày.
- Thường xuyên vận động, nhưng tránh tập thể dục trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục giúp cơ thể mệt mỏi và sẵn sàng để nghỉ ngơi, nhưng thời gian trước giờ ngủ nên dành để thư giãn.
- Hạn chế sử dụng ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Các thiết bị điện tử như máy tính và điện thoại thông minh thường phát ra ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn có thể sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh để giảm thiểu tác động này.
- Tránh ăn uống trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, đặc biệt là tránh uống rượu và thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc đường khó tiêu hóa, từ đó gây ra cảm giác không thoải mái khi đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ và tối để tạo môi trường lý tưởng cho giấc ngủ.
Ngoài những biện pháp hỗ trợ trị mất ngủ đã đề cập ở trên, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện mất ngủ an toàn, đã được chứng minh bởi các nhà khoa học như Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Việc bổ sung các thành phần tự nhiên này giúp cân bằng các hoạt động sinh học trong cơ thể, tạo ra điều kiện tốt cho giấc ngủ sâu và ngon. Cả Blueberry và Ginkgo Biloba đều có tính năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào não khỏi tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, tăng cường máu và dưỡng chất lên não, hỗ trợ cải thiện mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả cao.
Viên uống bổ não OTiV với thành phần là bộ đôi hoạt chất Blueberry và Ginkgo Biloba giúp tăng tuần hoàn não, hỗ trợ cải thiện mất ngủ hiệu quả
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề mất ngủ có tăng huyết áp không. Hy vọng các thông tin đã chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình cải thiện mất ngủ, từ đó không còn lo ngại nguy cơ cao huyết áp.
Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 23/10/2023