Sau khi khỏi Covid-19, không ít người bệnh phải đối mặt với tình trạng mất ngủ hậu covid. Việc thiếu ngủ, khó ngủ trong thời gian dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ…
Vậy mất ngủ hậu Covid do đâu, khắc phục như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Nguyên nhân gây mất ngủ hậu Covid-19
Nghiên cứu đa quốc gia kéo dài 7 tháng được đăng trên The Lancet, thực hiện trên 3.762 bệnh nhân Covid-19 cho thấy, có đến 79% người bệnh gặp vấn đề về giấc ngủ (như mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc…)
Có nhiều yếu tố khiến người bệnh sau khi điều trị khỏi Covid-19 nhưng lại gặp vấn đề về giấc ngủ như:
Tâm lý căng thẳng khi nhiễm Covid-19: Khi dương tính với SARS-CoV-2, người bệnh phải cách ly điều trị một mình, mất thu nhập, lo lắng lây nhiễm cho người thân, cộng với nỗi sợ hãi bệnh tật, sợ chết,… khiến người bệnh lo âu, căng thẳng. Khi người bệnh căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra vô số gốc tự do tấn công não bộ, dẫn đến các triệu chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, thậm chí trầm cảm… Khi các vấn đề tâm thần này kéo dài càng khiến gốc tự do tăng sinh nhiều hơn, làm cơ thể nhanh suy nhược và stress tăng nặng hơn.
Tế bào thần kinh bị tổn thương: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự xâm nhập trực tiếp của virus SARS-CoV-2 vào hệ thần kinh trung ương thông qua thụ thể men chuyển 2 (ACE-2) có thể tấn công và làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây đau đầu, mất ngủ sau Covid-19.
SARS-CoV-2 có thể thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua men chuyển ACE-2
Rối loạn đông máu: Ngay cả khi người bệnh đã xét nghiệm âm tính, tình trạng rối loạn đông máu tại các mao mạch nhỏ vẫn còn, dẫn đến tuần hoàn máu của cơ thể bị hạn chế, trong đó có não bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người bệnh.
Sức khỏe giảm sút: Sức khỏe chưa hoàn toàn phục hồi sau khoảng thời gian dài chiến đấu với virus SARS-CoV-2, kèm theo những thay đổi về nội tiết bên trong cơ thể sau khi nhiễm bệnh cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị di chứng hậu Covid như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị viêm phổi, rối loạn tiêu hóa… có thể gây tác dụng phụ khó ngủ, mất ngủ.
Cách điều trị mất ngủ hậu Covid-19
Để khắc phục mất ngủ sau khi khỏi covid, người bệnh cần kết hợp nhiều yếu tố như:
Thiết lập một lối sống lành mạnh
Những thói quen xấu trong sinh hoạt như thức khuya, dùng thiết bị điện tử đến sát giờ ngủ, sử dụng chất kích thích… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn cải thiện tình trạng mất ngủ là điều chỉnh các hành vi và nề nếp giấc ngủ của bản thân.
-
Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, tạo thói quen đi ngủ và thức dậy cố định vào một thời điểm, tất cả các ngày trong tuần. Tốt nhất nên đi ngủ trước 11 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng.
-
Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử trong ngày và nên tắt hết các “món đồ chơi” công nghệ này trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
-
Giữ môi trường ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát.
-
Tránh ngủ trưa quá nhiều, thời gian ngủ chỉ nên 30 phút. Không nên ngủ bù vào ban ngày khi ban đêm bị mất ngủ, điều này có thể khiến bạn lại tiếp tục mất ngủ vào đêm hôm sau.
-
Tránh ăn quá no, ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ trước khi đi ngủ.
-
Tránh uống rượu, cà phê, trà trước khi đi ngủ 6 – 8 giờ.
-
Đọc sách, thiền hoặc tắm với nước nóng trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.
Thiết lập thói quen ngủ sớm và đúng giờ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ
==> Xem thêm: Các bí quyết giúp bạn ngủ ngon hơn và ngủ sâu hơn
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học
Sau khi nhiễm bệnh, cơ thể cần nạp nhiều năng lượng để phục hồi. Do đó, bên cạnh việc nghỉ ngơi, bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống hằng ngày như: Uống đủ nước (40ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày). Thành phần bữa ăn cần có chất xơ, vitamin, protein và tinh bột. Nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho não bộ như cá hồi, quả việt quất, cam, bơ, khoai lang, dưa hấu, cải bó xôi, sữa chua… Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn.
==> Xem thêm: Mất ngủ nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho giấc ngủ
Tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục đều đặn, 30 phút/ngày với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,… có thể giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần sảng khoái, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trị liệu tâm lý
Với những trường hợp mất ngủ hậu Covid-19 do tâm lý như căng thẳng/stress quá mức, lúc nào cũng cảm thấy bất an, bồn chồn đến mức không thể ngủ hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý để có hướng điều trị thích hợp.
Người bệnh nên chủ động thăm khám nếu tình trạng mất ngủ kéo dài (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM)
Điều trị mất ngủ sau covid bằng thuốc
Mất ngủ hậu Covid-19 có thể điều trị bằng các loại thuốc ngủ khác nhau như: Melatonin, thuốc kháng histamin, thuốc an thần,… Các loại thuốc này chỉ dùng cho người được kê đơn có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng. Việc dùng thuốc không đúng bệnh, sai cách sẽ không mang lại hiệu quả điều trị, thậm chí gây ra một số tác dụng phụ như suy giảm nhận thức, phụ thuộc thuốc, lờn thuốc.
Bổ sung tinh chất chống gốc tự do – Giảm mất ngủ, bảo vệ não bộ
Theo các chuyên gia, gốc tự do tăng sinh quá mức tấn công các tế bào thần kinh và mạch máu não là nguyên nhân chính yếu dẫn đến tình trạng mất ngủ hậu Covid-19. Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị và cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả, bạn nên chủ động bổ sung những dưỡng chất có khả năng hỗ trợ chống gốc tự do mạnh mẽ, nuôi dưỡng mạch máu và tăng cường kết nối thần kinh như Blueberry và Ginkgo Biloba.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, bộ đôi hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene trong Blueberry có kích thước phân tử nhỏ nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não trung hòa các gốc tự do sản sinh trong não và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Trong khi đó, Ginkgo Biloba với hàm lượng flavonoid và terpenoid cao, giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường hoạt động não hiệu quả.
Khi Blueberry được kết hợp với Ginkgo Biloba sẽ giúp hỗ trợ giảm xơ vữa, tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất lên não, đảm bảo chức năng dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện mất ngủ từ gốc. Tại thị trường Việt Nam, 2 loại tinh chất quý này đã có mặt trong OTiV – sản phẩm xuất xứ từ Mỹ. Với thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên, đã được kiểm chứng về mức độ hiệu quả, an toàn nên bạn có thể an tâm sử dụng lâu dài để sớm có được một giấc ngủ ngon, sâu giấc.
OTiV – Giải pháp khoa học giúp chống gốc tự do, hỗ trợ cải thiện mất ngủ hiệu quả từ gốc
Như vậy, mất ngủ hậu Covid có thể được khắc phục một cách hiệu quả khi được chăm sóc bằng các biện pháp thiết thực như nghỉ ngơi hợp lý, có lối sống khoa học, chống gốc tự do. Khi có giấc ngủ ngon giấc trở lại, não bộ sẽ minh mẫn, khỏe khoắn, dễ dàng bứt phá trong công việc và học tập.