Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc là vấn đề khiến rất nhiều chị em phụ nữ phải than phiền. Tình trạng này nếu để kéo dài không chỉ gây mệt mỏi mà còn kéo chị em đến gần hơn với tăng cân, rụng tóc, tăng huyết áp, trầm cảm…
Do đó, nên tìm hiểu về mất ngủ ở phụ nữ, từ đó có hướng điều trị sớm là hết sức cần thiết.
Tại sao mất ngủ lại phổ biến ở phụ nữ?
Mất ngủ là vấn đề có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Quốc gia Mỹ (NIH), mất ngủ ở phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với nam 1,5 lần. Các nghiên cứu chỉ ra, nữ giới thường mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn và thường cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy so với nam giới.
Ngoài ra, phụ nữ cũng thường có nhiều hơn một triệu chứng mất ngủ, chẳng hạn như: khó ngủ, dễ thức giấc và sau khi thức rất khó ngủ lại, thức dậy sớm vào buổi sáng dẫn đến thiếu ngủ.
Mất ngủ khiến sức khỏe và tinh thần của nữ giới sa sút nghiêm trọng
Các nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ
Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ ở phụ nữ nhiều hơn nam giới là do sự kết hợp của sự khác biệt về hormone và các vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ như:
Thay đổi nội tiết tố: Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ có mối liên hệ mạnh mẽ với sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, cụ thể.
-
Đến chu kỳ kinh nguyệt: Trước khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện và trong những ngày hành kinh, nồng độ hormone progesterone thường giảm xuống, các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xảy ra. Điều này có thể khiến nhiều chị em bị mất ngủ. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế, khoảng 23% phụ nữ có những rối loạn giấc ngủ vào tuần trước ngày hành kinh và khoảng 30% trong ngày hành kinh.
-
Mang thai: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nội tiết tố của chị em sẽ thay đổi liên tục, lúc này chị em thường buồn ngủ và ngủ nhiều hơn bình thường. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu ổn định trở lại nhưng cơ thể của mẹ bầu có nhiều xáo trộn nên chị em rất dễ mất ngủ, khó ngủ bởi thường xuyên tiểu đêm, khó tìm được tư thế thoải mái khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thay đổi hoặc mắc hội chứng chân không yên.
-
Tiền mãn kinh – Mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, chị em phụ nữ thường xuyên đối mặt với chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc lúc nửa đêm. Nguyên nhân là do nồng độ hormone estrogen giảm, thời gian cơ thể được hạ nhiệt bị đẩy về gần sáng khiên ngủ trễ và khoảng thời gian nhiệt độ cơ thể thấp cũng trở nên ngắn lại, mức độ giảm nhiệt cũng không sâu làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Căng thẳng, trầm cảm: Có thể bạn chưa biết, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và sức khỏe tinh thần người bệnh. Người có vấn đề về sức khỏe tâm thần như: rối loạn lo âu, căng thẳng, stress, trầm cảm thường bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ khác. Và mất ngủ lại khiến các vấn đề sức khỏe tâm thần trở nên nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng của bệnh lý: Nữ giới mắc các bệnh lý liên quan đến tiết niệu (són tiểu, mất kiểm soát bàng quang), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đau cơ xơ hóa,… có thể gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc nhiều lần lúc nửa đêm do các triệu chứng của bệnh làm phiền.
Ngoài ra, nữ giới mắc các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ khác như: Hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ, Parasomnias (ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ)… cũng thường đối mặt với tình trạng mất ngủ.
Nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ có thể do chị em mắc bệnh lý liên quan đến giấc ngủ
Tác hại của mất ngủ ở phụ nữ
Chỉ cần qua một thời gian ngắn gặp phải tình trạng mất ngủ, phái đẹp phải đối mặt với nhiều nỗi lo vì nhan sắc nhanh chóng “tụt dốc”:
Da nhăn, khô, sạm
Làn da khô, thần thái kém tươi tắn, mắt thâm quầng… là những biểu hiện điển hình sau một đêm dài mất ngủ. Bởi thực tế, mất ngủ hay ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính làm rối loạn điều tiết da, khiến làn da trở nên xấu dần và thiếu sức sống.
Lý giải về mối quan hệ mật thiết giữa giấc ngủ và sức khỏe làn da, người ta phát hiện: khi ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ thì cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, làm giảm sự tổng hợp collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ. Chưa hết, mất ngủ còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm da như nổi mụn, dị ứng ở phụ nữ trung niên.
Tăng cân
Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã đưa ra nhận định chứng minh: những người bị mất ngủ thường xuyên sẽ làm tăng lượng ghrelin (loại hormone có tác dụng kích thích thèm ăn) cao hơn những người ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày). Họ cũng có khuynh hướng ăn nhiều chất ngọt và tinh bột trong những đêm không ngủ được. Không những thế, mất ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của một số hormone đốt cháy calo thừa trong cơ thể.
Rụng tóc
Tóc không chỉ là một phần của cơ thể mà còn là một biểu tượng của vẻ đẹp và sức khỏe người phụ nữ. Một mái tóc khô, thưa, thiếu sức sống, thường xuyên gãy rụng “tiết lộ” nhiều vấn đề đáng ngại về sức khỏe. Trong số các nguyên nhân gây mất ngủ rụng tóc là chính là một lý do đáng lo ở nữ giới.
Ban đêm là giai đoạn nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể và trí não. Khi bạn mất ngủ, tuần hoàn máu lên não và da đầu giảm gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng tóc khiến tóc dễ gãy rụng.
Không chỉ là kẻ thù của nhan sắc, mất ngủ còn gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, tim mạch, ảnh hưởng sinh lý, suy nhược cơ thể…
Biện pháp điều trị mất ngủ ở phụ nữ
Hiện nay, mất ngủ ở phụ nữ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc, liệu pháp tâm lý,…. Và để điều trị mất ngủ, có được một giấc ngủ chất lượng, chị em nên lưu ý những vấn đề sau:
Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa
Nếu chị em bị mất ngủ do bệnh lý, mất ngủ kéo dài trên 1 tháng kèm theo các vấn đề thể chất và tinh thần, nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Thay đổi lối sống có lợi cho chứng mất ngủ
Lối sống thiếu khoa học, duy trì những thói quen xấu không chỉ khiến bạn đối mặt với chứng mất ngủ mà nó còn âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn. Do đó, để sớm cải thiện tình trạng mất ngủ ngay từ hôm nay, bạn nên thực hiện các việc làm sau:
-
Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ để giúp đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động một cách điều độ, từ đó dễ ngủ hơn.
-
Đảm bảo phòng ngủ gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh và thoáng mát, không có sự tồn tại của các thiết bị điện tử sẽ giúp bạn có giấc ngủ êm dịu và trọn vẹn hơn.
-
Sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, ăn thực phẩm chứa calo, dầu mỡ trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và không ngủ được. Do đó, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Mỗi ngày dành 30 phút luyện tập thể dục thể thao với những bài tập phù hợp với sức khỏe như yoga, dưỡng sinh, chạy bộ… không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
-
Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy dành 15 hay 20 phút nghe những bản nhạc êm ái hoặc đọc sách. Cố gắng loại bỏ những điều phiền muộn trong cuộc sống, công việc ra khỏi đầu chính là cách giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn.
Luyện tập yoga có thể giúp giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ quá trình trao đổi chất giúp bạn ngủ ngon hơn
Bổ sung tinh chất chống gốc tự do – Hỗ trợ điều trị mất ngủ
Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ ở phụ nữ thường bắt nguồn từ những căng thẳng/stress trong công việc và gia đình, áp lực kinh tế, những lo lắng về các mối quan hệ xã hội…
Khi chị em bị căng thẳng, các gốc tự do bên trong cơ thể sẽ tăng sinh quá mức và tấn công vào thành động mạch não, gây ra những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Hậu quả, tế bào não vì thế thiếu năng lượng để hoạt động, cấu trúc của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, từ đó gây ra những rối loạn cho cơ thể như mất ngủ, khó ngủ.
Lúc này, để cải thiện tình trạng mất ngủ chị em cần loại bỏ yếu tố gây stress, giữ cho tâm lý ổn định. Đồng thời, kết hợp bổ sung dưỡng chất thiên nhiên có khả năng chống gốc tự do; nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não mới chính là giải pháp hữu hiệu.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba có thể đáp ứng được trọng trách này.
Theo các nhà khoa học Mỹ, bên trong Blueberry có chứa hai hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene. Hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ trung hòa các gốc tự do, hạn chế tổn thương các thành mạch, tăng cường lưu thông máu lên não, đảm bảo chức năng dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả.
Đặc biệt, khi kết hợp các hoạt chất có trong Blueberry cùng các hoạt chất có trong Ginkgo Biloba (Flavonoid và Terpenoid) sẽ mang đến hiệu quả vượt trội hơn trong cuộc chiến chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não, hỗ trợ cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả.
1 viên OTiV/ngày hỗ trợ lấy lại giấc ngủ tự nhiên hiệu quả an toàn
Hiện nay, bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba, đã được chiết xuất và đưa vào trong sản phẩm OTiV, chị em có thể tìm hiểu, sử dụng để sớm có được một giấc ngủ ngon, trọn vẹn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ ở phụ nữ thường bắt nguồn từ những căng thẳng, stress hoặc trầm cảm do công việc và gia đình, dạy dỗ con cái, những mối bận tâm lo lắng về các mối quan hệ xã hội…