Mất ngủ ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

Thay đổi tâm sinh lý cộng với áp lực trong học tập, chế độ sinh hoạt không hợp lý,… là những yếu tố khiến nhiều thanh thiếu niên bị mất ngủ ở tuổi dậy thì. Tình trạng này kéo dài ngoài khiến trẻ mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, xao nhãng trong việc học, còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vậy mất ngủ ở tuổi dậy thì là gì? Điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có hướng khắc phục phù hợp.

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là gì?

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng trẻ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm, cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy vào buổi sáng trong giai đoạn dậy thì. Tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể được chia thành 2 dạng:

  • Mất ngủ cấp tính: Là hiện tượng mất ngủ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, không kéo dài quá một tháng.
  • Mất ngủ mãn tính: Khi trẻ bị mất ngủ ít nhất 3 đêm trong một tuần và vấn đề này kéo dài trong một tháng hoặc lâu hơn.

tên

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể là mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính

Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Thay đổi hormone: Theo các chuyên gia, thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì có thể làm thay đổi tâm sinh lý và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, não của trẻ dậy thì sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ vào ban đêm muộn hơn so với người lớn. Điều này cũng có thể khiến trẻ thanh thiếu niên ngủ muộn hơn vào ban đêm và thức dậy trễ vào ban ngày.
  • Áp lực trong học tập, thi cử: Ngoài việc học ở trên lớp, nhiều trẻ phải tham gia các lớp học thêm bên ngoài, chưa kể nhiều em phải chạy đua với điểm số, thành tích để đáp ứng được sự kỳ vọng của gia đình… Những điều này làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng stress, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Thức khuya: Số lượng bài tập và khối lượng kiến thức phải ghi nhớ mỗi ngày quá lớn, “buộc” trẻ phải dành nhiều thời gian để học nên dễ thức khuya. Nhiều em còn sử dụng cà phê để duy trì sự tỉnh táo, tập trung học tập vào buổi tối. Điều này, có thể làm thay đổi đồng hồ sinh học, kích thích hệ thần kinh gây mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì.
  • Lạm dụng thiết bị điện tử: Với sự phát triển của công nghệ như hiện tại, việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy tính là điều không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm có thể gây ức chế hormone gây buồn ngủ (melatonin), thay đổi nhịp sinh học của trẻ.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý: Mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể do trẻ mắc một số bệnh lý như suy nhược thần kinh, viêm da, hen suyễn, động kinh, trầm cảm.
  • Thói quen ăn uống: Ăn quá muộn vào buổi tối, sử dụng các loại thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ngọt như bánh kẹo, socola, nước ngọt có gas… có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thừa gốc tự do: Theo các chuyên gia, khi người trẻ tuổi gặp nhiều căng thẳng, có thói quen sinh hoạt (ăn uống, nghỉ ngơi) thiếu khoa học, sống trong môi trường ô nhiễm,… sẽ làm tăng sinh quá mức các gốc tự do trong cơ thể.

Khi các gốc tự do tăng sinh quá mức, chúng sẽ tấn công các tế bào thần kinh và mạch máu não, làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, cản trở việc lưu thông máu và thiếu oxy lên não. Từ đó, gây ra những rối loạn cho cơ thể như khó ngủ, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,…

tên

Lạm dụng thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ trong giai đoạn dậy thì

Triệu chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ ở tuổi dậy thì thường có một biểu hiện sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ thiếu sức sống vào mỗi buổi sáng thức dậy.

  • Buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày, khó tập trung vào việc học, khả năng ghi nhớ giảm.

Tác hại của mất ngủ ở tuổi dậy thì

Theo các chuyên gia khoa học, trẻ tuổi dậy thì cần ngủ 9 – 10 tiếng mỗi đêm, đặc biệt giấc ngủ cần đảm bảo chất lượng, tức giấc ngủ sâu, liền mạch, khi thức dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn để đảm bảo hoạt động cả ngày dài. Nếu để mất ngủ ở tuổi dậy thì kéo dài, không được cải thiện có thể gây ra không ít tác hại cho trẻ như:

  • Làm suy nhược hệ thần kinh: Mất ngủ kéo dài có thể làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập.

  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Trẻ trong giai đoạn dậy thì bị mất ngủ thường có xu hướng dễ bị kích động, tâm trạng thay đổi thất thường, suy nghĩ tiêu cực, từ đó dẫn đến trầm cảm.

  • Thể lực kém: Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ vào buổi tối khiến trẻ ngủ gật vào ban ngày, người mệt mỏi, lờ đờ, dẫn đến “lười” tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, không muốn giao tiếp, đùa vui với bạn bè.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Mất ngủ ở tuổi dậy thì kéo dài có thể làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch ở trẻ, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn bình thường. Bên cạnh đó, mất ngủ còn làm rối loạn hormon gây tăng cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao, ngực kém phát triển ở bé gái.

  • Nổi mụn: Việc trẻ mất ngủ do thức khuya có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá. Nguyên nhân do tuyến thượng thận tăng tiết hormone cortisol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn, dẫn đến mụn trứng cá.

tên

Mất ngủ có thể làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ 

Cách điều trị mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì

Mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì có thể được cải thiện bằng một số cách sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Khi bị mất ngủ trong giai đoạn dậy thì, điều đầu tiên mà các bạn trẻ cần làm đó là điều chỉnh thời gian biểu, tập các thói quen sau:

  • Sắp xếp lại lịch học tập để không phải thức khuya.

  • Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày, kể cả cuối tuần. Thời gian ngủ hợp lý là trước 11 giờ và thức dậy lúc 6 giờ sáng.

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn.

  • Không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực trước khi ngủ.

  • Tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad,… ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

  • Tránh ngủ nhiều vào ban ngày, không nên ngủ trưa quá 30 phút và cần thức dậy vào đầu buổi chiều.

  • Tránh ăn quá no, ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo, thức ăn cay nóng vào buổi tối hoặc lúc gần giờ đi ngủ.

Cha mẹ cũng có thể giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn bằng cách:

  • Trò chuyện, tâm sự với con, giúp con học cách thư giãn, gạt bỏ các vấn đề cần suy nghĩ sang một bên trước khi lên giường ngủ.

  • Thêm các loại thực phẩm giúp dễ ngủ như phô mai, cá hồi, quả óc chó, hạnh nhân, nước ép anh đào chua, tôm, chuối, bánh quy giòn,… vào thực đơn buổi tối hoặc ăn nhẹ vào ban đêm của con.

  • Cho con ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, bánh mì đen, cơm gạo lứt để giúp làm tăng nồng độ serotonin trong não, làm dịu cơ thể và ngủ ngon hơn.

  • Tạo bình minh cho con bằng cách mở cửa, kéo rèm cửa hoặc bật đèn trước khi con tỉnh dậy.

Điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp mất ngủ ở tuổi dậy thì kéo dài, mất ngủ liên quan đến bệnh lý thần kinh như trầm cảm, lo âu,… phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Nếu phải sử dụng thuốc ngủ để chữa mất ngủ, phải dùng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng liều, thay đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi các loại thuốc ngủ kê đơn có thể gây ra một số tác dụng phụ như: gây ức chế thần kinh, buồn ngủ vào ban ngày, làm suy giảm nhận thức, lờn thuốc, phụ thuộc thuốc,… nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài, sử dụng thuốc sai cách.

Kiểm soát gốc tự do lấy lại giấc ngủ ngon

Như đã chia sẻ ở trên, gốc tự do tăng sinh quá mức là một trong những nguyên gây ra mất ngủ ở tuổi dậy thì. Chính vì vậy, chặn đứng sự tấn công của gốc tự do, điều hòa máu lên não để lấy lại giấc ngủ sinh lý chính là xu hướng khoa học mới nhất trong việc điều trị mất ngủ.

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi Blueberry và Ginkgo Biloba có trong viên uống bổ não OTiV có khả năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông, điều hòa máu và dưỡng chất thiết yếu lên não.

Từ đó, kích thích sự tái tạo và tăng cường dẫn truyền, kết nối các tế bào thần kinh, giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì, đồng thời giúp tăng khả năng ghi nhớ, giảm căng thẳng khi học tập hiệu quả.

Đặc biệt, viên uống bổ não OTiV có thành phần chiết xuất 100% thiên nhiên, đã được nghiên cứu chứng minh an toàn với sức khỏe người dùng, dùng tốt cho người trên 12 tuổi. Do đó, các bậc phụ huynh có thể an tâm cho con sử dụng OTiV khi gặp vấn đề về giấc ngủ trong giai đoạn dậy thì (trên 12 tuổi).

tên

OTiV với bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ chống gốc tự do, điều hòa hoạt huyết cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả

Hy vọng, những chia sẻ về mất ngủ ở tuổi dậy thì ở trên có thể giúp các bậc phụ huynh và các bạn trẻ trong giai đoạn dậy thì có thêm thông tin về vấn đề này và sớm lấy lại giấc ngủ ngon.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *