Mất ngủ sau chuyển phôi: Nguyên nhân và làm sao để cải thiện?

Theo nghiên cứu, nhiều phụ nữ điều trị sinh sản gặp phải tình trạng mất ngủ. Phụ nữ sau bị mất ngủ sau chuyển phôi có thể do sự cản trở của rối loạn hormone (tác động của quá trình rụng trứng và kinh nguyệt).

mất ngủ sau chuyển phôi

Mất ngủ sau chuyển phôi

Mất ngủ sau chuyển phôi là gì?

Mặc dù không quá phổ biến nhưng mất ngủ sau chuyển phôi là một triệu chứng có thể xuất hiện cùng với chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn, chướng bụng…

Chất lượng giấc ngủ kém ở 35% phụ nữ được điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh. Triệu chứng buồn nôn và căng thẳng tâm lý của phụ nữ sau khi chuyển phôi cũng là những yếu tố nguy cơ góp phần gây rối loạn giấc ngủ. (1)

Nguyên nhân mất ngủ sau chuyển phôi

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân mất ngủ sau chuyển phôi thường do sự lo lắng mà bệnh nhân tạo ra. Bên cạnh đó, một số tác nhân khác cũng góp phần gây ra mất ngủ cho phụ nữ:

Suy nghĩ quá nhiều

Lo lắng, căng thẳng và áp lực về kết quả chuyển phôi là các yếu tố phổ biến góp phần khiến phụ nữ trằn trọc, khó ngủ. Điều này đặc biệt dễ gặp phải ở các chị em chờ đợi ngày được “lên chức làm mẹ” trong suốt thời gian dài.

Ngoài ra, cảm giác phấn khích quá mức hoặc lo lắng về tình trạng của thai nhi có thể gây ra căng thẳng và áp lực tâm lý đối với mẹ bầu. Chính những điều này đã khiến giấc ngủ tự nhiên khó đến, ngủ không sâu, kèm theo ác mộng và dễ thức dậy vào ban đêm.

mất ngủ sau chuyển phôi thường do lo lắng, căng thẳng

Sau chuyển phôi bị mất ngủ thường do phụ nữ lo âu, suy nghĩ quá nhiều

Thay đổi nội tiết tố

Mất ngủ sau chuyển phôi chủ yếu xảy ra do thay đổi nội tiết tố và dẫn đến suy nhược tinh thần, bồn chồn về thể chất, thay đổi tâm trạng, khó chịu, đau ngực, khó thở và đau bụng.

Cơ thể thay đổi

Sau khi chuyển phôi, cơ thể của người phụ nữ trải qua những điều chỉnh để phù hợp với sự tồn tại của phôi trong tử cung và quá trình hình thành thai nhi. Trong giai đoạn này, hầu hết phụ nữ đều đi tiểu nhiều hơn – nguyên nhân khiến chị em thức dậy giữa đêm, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của việc chuyển phôi thành công (đậu thai) cũng có thể gây ra những xáo trộn đột ngột trong cơ thể như đau nhói ở phần dưới bụng, mệt mỏi kéo dài, thân nhiệt tăng, căng tức ngực…

Những thay đổi này có thể gây ra sự không ổn định trong nhịp sinh học hàng ngày, khiến cơ thể mẹ bầu cảm thấy không thoải mái. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như mất ngủ, khó ngủ và rối loạn giấc ngủ.

Dấu hiệu sau chuyển phôi bị mất ngủ

Sau khi chuyển phôi, cần đợi hai tuần trước khi thử thai. Trong thời gian này, việc người phụ nữ ghi nhận mọi thay đổi trên cơ thể mình là điều hoàn toàn tự nhiên. Đây là thời điểm cảm xúc của phụ nữ bắt đầu trở nên nhạy cảm thái quá và có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Chảy máu: Lượng máu ra ít hơn so với thời kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường và thường biến mất sau 2-3 ngày.
  • Chóng mặt, ngứa ran, đau bụng hoặc đau thắt lưng: những triệu chứng này khá bình thường sau khi chuyển phôi. Nguyên do là kích thích buồng trứng, chọc thủng nang trứng hoặc rối loạn hormone. Hơn nữa, căng thẳng sinh ra trong thời gian chờ đợi kết quả chuyển phôi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt.
  • Sưng và cứng núm vú: Đây là triệu chứng thường gặp sau khi tiêm hormone trước khi chuyển phôi, đặc biệt là estrogen và progesterone. Cả hai đều có thể gây tích nước và cảm giác đầy hơi, nặng nề.
sau chuyển phôi có thể bị đau bụng, đau lưng..

Sau chuyển phôi, chị em có thể đau bụng, đau lưng, uể oải…

Ngoài các triệu chứng thể chất, việc chờ đợi sau khi chuyển phôi cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của người phụ nữ. Căng thẳng, lo lắng, mất ngủ hoặc cảm giác bất ổn do quá trình chờ đợi kết quả cũng có thể phát triển vào thời điểm này.

Mất ngủ sau chuyển phôi thường kéo dài bao lâu?

14 ngày chờ đợi sau chuyển phôi là khoảng thời gian căng thẳng về mặt cảm xúc và phụ nữ thường bị rối loạn giấc ngủ. Nếu sau 14 ngày, kết quả chuyển phôi thành công, chị em sẽ bước vào giai đoạn làm mẹ thiêng liêng. Một số phụ nữ tự điều chỉnh cảm xúc, giảm sự lo âu, lo lắng… giấc ngủ có thể tự “ùa về”.

Cách cải thiện mất ngủ sau chuyển phôi

Chất lượng giấc ngủ tốt có tác động tích cực đến kết quả chuyển phôi thụ tinh trong ống nghiệm. Chất lượng giấc ngủ kém có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến kết quả thất bại đối với phụ nữ

Dưới đây là một số khuyến nghị hữu ích đã được chứng minh để tăng khả năng có được một giấc ngủ ngon:

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vào ban đêm, nhiệt độ phòng ngủ càng cao thì khả năng bị rối loạn giấc ngủ càng tăng. Vì vậy, sau khi chuyển phôi chị em nên giữ cho phòng ngủ mát mẻ, thoải mái để giấc ngủ đến nhanh hơn.
  • Không ngủ trưa quá lâu. Những giấc ngủ trưa dài hoặc sát buổi chiều và buổi tối sẽ phá vỡ nhịp giấc ngủ tự nhiên của cơ thể, khiến trung tâm giấc ngủ khó chuyển chức năng hệ thần kinh trung ương sang chế độ ngủ.
  • Tập thể dục hàng ngày với ít nhất 30-40 phút và cố gắng hoàn thành trước khi đi ngủ 4h.

Duy trì tập luyện đều đặn và chọn bài tập vừa phải để nâng cao sức khỏe toàn thân

  • Tuân thủ lịch trình ngủ-thức đều đặn. Ví dụ: đi ngủ vào lúc 9h tối và thức dậy lúc 7h sáng, lặp lại chu kỳ này cho ngày cuối tuần.
  • Giữ phòng ngủ tối và yên tĩnh.
  • Tránh dùng caffeine và uống rượu vào buổi tối. Caffeine là chất kích thích có hại đối với giấc ngủ.
  • Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Nguyên nhân phổ biến khiến bạn phải thức giấc vào ban đêm là do muốn đi tiểu; giảm tần suất thức giấc để đi tiểu có thể giúp đảm bảo giấc ngủ liên tục.

Giải đáp một số thắc mắc về tình trạng mất ngủ sau khi chuyển phôi

Sau khi chuyển phôi nằm một chỗ có sao không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh rằng việc nằm một chỗ sẽ giúp quá trình thụ thai thành công. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên phụ nữ nên nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi chuyển phôi để giảm căng thẳng và tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình phôi làm tổ vào tử cung.

Có nên dùng thuốc ngủ không? Có an toàn không?

Mất ngủ sau chuyển phôi có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc ngủ, nhằm giảm căng thẳng và giúp thư giãn sau quá trình chuyển phôi. Tuy nhiên, quyết định sử dụng thuốc nào và liều lượng cụ thể cần có sự giám sát của bác sĩ. Thuốc ngủ có thể tồn tại nguy cơ cho quá trình thụ thai và có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh… nếu tự ý sử dụng.

Sau chuyển phôi, mất bao lâu thì mẹ bầu trở lại bình thường?

Thời gian cơ thể mẹ bầu phục hồi lại bình thường sau quá trình chuyển phôi có thể khác nhau đối với mỗi phụ nữ và cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe tổng thể, tuổi tác, lối sống và quá trình điều trị.

Mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi?

Sau chuyển phôi bị mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chuyển phôi. Một số tác động mà mất ngủ ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi:

  • Suy yếu hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng, bệnh tật… giảm khả năng thụ thai.
  • Tăng sản xuất cortisol ảnh hưởng đến cân nặng, hormone sinh sản và sức khỏe của phụ nữ…

Nhiều phụ nữ mất ngủ sau chuyển phôi nhưng họ đã tìm cách giảm căng thẳng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển phôi. Nếu tình trạng mất ngủ ngàng càng nghiêm trọng, chị em nên thảo luận với bác sĩ về các phương pháp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *