Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Mất ngủ sụt cân gần đây đã trở thành chứng bệnh phổ biến của nhiều người. Bởi không chỉ liên quan tới sức khỏe, tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt, thậm chí là cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Vậy mất ngủ có bị sụt cân không, mất ngủ sụt cân là bệnh gì, cách phòng ngừa và cải thiện chứng bệnh này ra sao?

Mất ngủ sụt cân là tình trạng người bệnh có giấc ngủ ngắn (dưới 6-7 giờ/ ngày), kéo dài thường xuyên và làm ảnh hưởng đến cân nặng

tên

Trạng thái mệt mỏi của người bị mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn

Khi giấc ngủ của cơ thể thường xuyên bị gián đoạn, có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol hơn bình thường. Vì cortisol là chất kích thích hormone gây căng thẳng, nên mức cortisol cao hơn có thể khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể gây ra mất sức và sụt giảm cân nặng.

Xem thêm: Mất ngủ có bị sút cân không?

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra sụt cân và là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề về sức khỏe khác. Dưới đây là một vài bệnh lý có liên quan đến rối loạn giấc ngủ và cân nặng:

Đái tháo đường

Ước tính rằng cứ hai người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì có một người có vấn đề về giấc ngủ. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu không ổn định và các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như tăng đường huyết, hạ đường huyết trong đêm có thể dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ bù đắp quá mức bằng cách khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Vào ban đêm, thức giấc giữa đêm để đi tiểu dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây đau đầu, tăng cảm giác khát nước và mệt mỏi có thể cản trở việc đi vào giấc ngủ.

Bệnh đường tiêu hóa

Các vấn đề đường tiêu hóa có thể gây ra mất ngủ sụt cân. Hệ tiêu hóa đình trệ do hệ thống thần kinh trung ương bị tắt lưu lượng máu, dẫn đến tăng hình thành các cơn co thắt. Điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề bao gồm đầy hơi, viêm nhiễm, đau dạ dày, nhạy cảm với thức ăn và thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.

Khó ngủ cũng ảnh hưởng đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu chức năng (FD). Vòng luẩn quẩn này có thể làm suy nhược cơ thể, bệnh về thần kinh và tiêu hóa ngày trở nên trầm trọng hơn.

Rối loạn lo âu

Lo lắng liên tục trong ngày thường kéo dài đến ban đêm. Điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn lo âu khiến bạn không thể ngủ được.

Cũng có một vài trường hợp, người bệnh ngủ được nhưng không có cảm giác ngủ đủ lâu và cơ thể cũng mệt mỏi hơn. Tất cả những điều này có thể tạo ra căng thẳng do không ngủ được hoặc ngủ không đủ giấc dẫn đến nhiều lo lắng hơn.

Ngoài lo lắng và khó ngủ liên tục, các dấu hiệu khác của chứng rối loạn lo âu có thể xảy ra bao gồm: bồn chồn, có cảm giác bất an rằng sắp có chuyện nguy hiểm xảy ra, tăng nhịp tim hoặc hơi thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khó tập trung, gặp vấn đề tiêu hóa…

Tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Bệnh đường hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh đặc trưng bởi luồng không khí bị tắc nghẽn làm suy yếu quá trình hít vào và thở ra khỏi phổi. Bệnh lý này điển hình cho chứng khó thở vào ban đêm vì khiến người bệnh thức giấc thường xuyên và khó vào giấc ngủ trở lại, có thể diễn ra nhiều lần trong đêm.

Tình trạng dị ứng mũi và hen suyễn… có thể cản trở hơi thở, làm giảm thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ thấp hơn so với người khỏe mạnh. Chính vì vậy, đây cũng là nguyên nhân của việc mất ngủ gây sụt cân phổ biến.

Bệnh cường giáp

Cường giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp – nguyên nhân phổ biến của rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, cường giáp có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng khác như lo lắng, trầm cảm… do đó có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi.

Bệnh nhiễm trùng

Mất ngủ sụt cân là kết quả của bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm bệnh do vi-rút cấp tính, bệnh liên quan đến HIV và bệnh Lyme… có thể gặp vấn đề nghiêm trọng với chứng mất ngủ.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy, mối liên hệ giữa giấc ngủ kém với tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt tỷ lệ mất ngủ chiếm tỷ lệ khá lớn những người hồi phục sau COVID-19, người mắc bệnh cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cũng như các bệnh nhiễm trùng và bệnh thông thường khác.

Ung thư

Gần một nửa số bệnh nhân ung thư gặp vấn đề về giấc ngủ. Các rối loạn giấc ngủ có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân ung thư. Có nhiều lý do khiến bệnh nhân ung thư khó ngủ, bao gồm:

  • Những thay đổi về thể chất do ung thư hoặc phẫu thuật gây ra.

  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

  • Nằm điều trị trong bệnh viện.

  • Căng thẳng về việc bị ung thư.

  • Các vấn đề sức khỏe không liên quan đến ung thư.

tên

Rối loạn giấc ngủ sụt cân thường gặp ở những người bệnh nhân ung thư

Mất ngủ làm tăng gánh nặng triệu chứng ung thư và làm giảm chất lượng cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư, mất ngủ còn gây ra sụt cân ở những người chăm sóc bệnh nhân ung thư.

Rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất suy nhược cơ thể, sụt cân thường phổ biến ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực và mắc bệnh lý nghiêm trọng. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời, trong thời gian ngắn và có biện pháp khắc phục giúp bệnh thuyên giảm thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mất ngủ sụt cân ngày càng nghiêm trọng, bệnh sẽ thường tiến triển theo 2 hướng phổ biến sau:

  • Trường hợp 1: Người bệnh bị mất ngủ kèm theo cân nặng giảm liên tục, chán ăn cùng với áp lực trong việc, căng thẳng, stress sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy giảm miễn dịch thậm chí kiệt sức. Lúc này, các cơ quan trong cơ thể dễ bị tổn thương, ngưng trệ các chức năng hàng ngày, làm gia tăng nguy cơ thiếu máu não, gây đau đầu, giảm trí nhớ, tai biến, đột quỵ

  • Trường hợp 2: Sau một thời gian mất ngủ kèm theo sụt cân, cơ thể có xu hướng bù trừ bằng cách tăng cường đòi hỏi hấp thụ một lượng thức ăn nhiều hơn. Bên cạnh đó, cơ thể còn tiết ra ghrelin – một loại hormone tạo cảm giác đói và sản sinh nhiều trong quá trình mất ngủ, từ đó gây tăng cân đột ngột.

Không chỉ ảnh hưởng tới những người có mắc bệnh lý, mà với những người vốn khỏe mạnh, khi bị mất ngủ kéo dài đều gây ra suy nhược cơ thể, trạng thái tinh thần sa sút và dẫn đến cân nặng giảm sút đáng kể. Thiếu ngủ, ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể… là các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não.

“Thống kê cho thấy, 80% các trường hợp thiếu máu não có nguyên nhân từ sự xơ vữa, lão hóa động mạch do sự tấn công liên tục của gốc tự do. Chúng gây hẹp lòng mạch và đè ép vào mạch máu nuôi não, làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não.” – theo chuyên gia Vũ Anh Nhị.

Do đó, việc bổ sung các sản phẩm có tác dụng chăm sóc trí não có cơ chế chống gốc tự do sẽ giúp tăng cường hoạt huyết lên não hiệu quả. Các nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra: bộ đôi tinh chất Blueberry (quả việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) có trong sản phẩm OTiV đang được bán trên thị trường có chứa nhóm chất hỗ trợ chống gốc tự do tự nhiên với hàm lượng rất cao.

Nhờ có kích thước phân tử siêu nhỏ, các hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não giúp tiêu diệt và ức chế tác động của các gốc tự do, làm giảm hình thành xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối, từ đó hỗ trợ  máu lưu thông lên não một cách dễ dàng hơn. Người bệnh bị mất ngủ sụt cân có thể chủ động bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV, để hỗ trợ tăng cường sức khỏe não bộ và ngăn ngừa các bệnh lý thần kinh nguy hiểm khác.

tên

Viên uống bổ não OTiV – lựa chọn thông thái giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ, giảm đau đầu và chống gốc tự do hiệu quả

Những thông tin hữu ích từ bài viết, hy vọng đã giải đáp phần nào thắc mắc tình trạng mất ngủ sụt cân, các bệnh lý liên quan cũng như phương pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Khi xuất hiện những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, sụt cân, người bệnh cần điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *