Mất ngủ không chỉ là hậu quả do bệnh trầm cảm gây ra. Mà mất ngủ thường xuyên còn có thể gây bệnh trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Cùng tìm hiểu bài viết để hiểu hơn về mối liên hệ giữa mất ngủ và trầm cảm ở con người. Cũng như cách khắc phục chứng mất ngủ được các chuyên gia khuyến cáo.
1. Mất ngủ và bệnh trầm cảm tác động qua lại
Mất ngủ thường xuyên ngày càng phổ biến ở cả người lớn tuổi cũng như giới trẻ hiện nay. Thậm chí học sinh sinh viên cũng có thể rơi vào trạng thái khó ngủ, trằn trọc không yên.
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ, có thể do bệnh lý hoặc do tinh thần căng thẳng. Được lý giải dưới góc độ y học hiện đại và y học cổ truyền như sau:
Theo y học hiện đại lý giải: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ là do người bệnh mắc phải các bệnh lý như viêm khớp, đái tháo đường, mạch máu não… và một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như trầm cảm, âu lo, căng thẳng…vv. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thuốc lợi tiểu hay thuốc giảm đau cũng gây nên tình trạng mất ngủ.
Theo y học cổ truyền lý giải: Nguyên nhân gây mất ngủ là do người bệnh gặp tình trạng khí huyết hư nhược, lo nghĩ quá độ khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến tâm tỳ, can khí uất kết.
Mất ngủ và trầm cảm có mối liên hệ hai chiều với nhau. Khi con người được ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ được cân bằng, sức khỏe, tinh thần, cảm xúc trở nên thoải mái hơn. Và ngược lại, nếu tình trạng mất ngủ thường xuyên xảy ra với một người sẽ khiến vấn đề sức khỏe của người đó gặp nhiều vấn đề, tinh thần không thoải mái dễ dẫn đến trầm cảm.
Mất ngủ kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm thần (trầm cảm).
2. Mất ngủ thường xuyên gây ra các dạng trầm cảm nào?
Cụ thể, những bệnh lý thường gặp đối với những người thiếu ngủ và thường xuyên mất ngủ có thể kể đến như:
2.1 Buồn phiền do mất ngủ thường xuyên
Theo thống kê có đến 65 -90% những người bị trầm cảm nặng và trẻ em bị rối loạn tâm thần đều gặp phải tình trạng liên quan đến vấn đề giấc ngủ.
Mất ngủ không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà còn khiến tâm trạng người bệnh luôn trong tình trạng lo lắng, buồn phiền. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực.
Người bị mất ngủ kéo dài thường buồn phiền, chán nản, không muốn làm việc gì,…
2.2 Rối loạn cưỡng lực
Đây cũng là một trong những bệnh lý thường xuyên gặp phải ở những người thiếu ngủ. Tình trạng này gây cho người bệnh nhu cầu ngủ ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.
Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát.
2.3 Rối loạn lo âu do mất ngủ thường xuyên
Cũng là một trong những bệnh lý thường xuyên gặp phải ở những người thường xuyên mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh gặp căng thẳng, rối loạn hoảng sợ hoặc ám ảnh cưỡng chế. Nếu mất ngủ thường xuyên không được điều trị và xử lý hiệu quả sẽ dẫn đến trầm cảm.
2.4 Rối loạn tăng động giảm chú ý
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn. Với những trẻ em thường xuyên mất ngủ, quấy đêm, ngủ không ngon giấc, không sâu giấc và ngủ ít hơn so với những đứa trẻ bình thường.. rất dễ gây nên tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý. Với những bé gặp tình trạng này thường xuyên không chú ý, tập trung; hiếu động hơn so với mức bình thường và thường xuyên có cảm xúc tiêu cực.
Mất ngủ khiến nhiều người trẻ suy giảm cả về thể chất và tinh thần.
3. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ được chuyên gia khuyến cáo
Để khắc phục tình trạng mất ngủ ở người bệnh, cũng như giúp tâm trí được thoải mái hơn. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện những điều sau:
3.1 Hãy xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh
Với những người thường xuyên mất ngủ thì việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. Thay vì thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu thì chúng ta thay thế bằng cách uống đủ 1,5 – 2 lít nước lọc trên một ngày.
Với những người tìm hiểu về nước ion kiềm thì có thể sử dụng nước ion kiềm thay cho nước lọc hàng ngày. Loại nước vừa có khả năng bảo vệ sức khỏe con người, vừa có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế những thực phẩm, đồ ăn nhanh. Nếu thực hiện ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hệ thần kinh của chúng ta thư giãn, hoạt động tốt hơn. Điều này giúp cải thiện giấc ngủ một cách tốt nhất.
3.2 Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh thì việc thường xuyên tập thể dục thể thao cũng giúp sức khỏe của chúng ta nâng cao. Tuy nhiên, khi tập luyện nên lựa chọn những bộ môn phù hợp, tránh những bộ môn vận động quá mạnh khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Hơn nữa, người bệnh cũng cần lựa chọn thời gian luyện tập phù hợp, tránh vận động mạnh trước khi ngủ nếu không tình trạng khó ngủ sẽ còn nặng hơn.
3.3 Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ ở đây chính là việc người bệnh cần duy trì thói quen lịch ngủ, thức dậy một cách đều đặn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần giữ cho không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ và thoáng mát để giấc ngủ ngon hơn.
Hơn nữa, khi đi ngủ thì chúng ta cần tắt điện và không sử dụng các thiết bị điện tử khi đã lên giường đi ngủ. Đây cũng là cách giúp cải thiện giấc ngủ một cách tốt nhất đã được áp dụng ở nhiều người bệnh khác.
3.4 Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi
Thông thường, những người thường xuyên mất ngủ chủ yếu do quan tâm, suy nghĩ đến việc không ngủ được. Chính vì vậy, việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi sẽ giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ, những kỳ vọng tiêu cực và gia tăng niềm tin vào việc sẽ ngủ được.
3.5 Đi thăm khám sức khỏe hệ thần kinh
Tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền sẵn có bằng cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.