Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người lại gặp phải tình trạng mất ngủ trưa, làm giảm hiệu quả công việc, học tập vào buổi chiều. Vậy mất ngủ trưa nguyên nhân do đâu, cách cải thiện như thế nào? Cùng “theo chân” chuyên gia tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ dưới đây.
Mất ngủ buổi trưa là gì?
Nhiệt độ cơ thể giảm dần vào buổi trưa khiến khả năng phản ứng với các tác nhân kích thích từ bên ngoài suy giảm. Để cân bằng lại, bạn cần dành thời gian cho một giấc ngủ trưa ngắn.
Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng mất ngủ buổi trưa, nhất là những người làm việc văn phòng, với các biểu hiện: khó đi vào giấc ngủ buổi trưa, ngủ không sâu, ngủ dậy mệt mỏi, đau đầu, uể oải, khó tập trung vào buổi chiều…
Lợi ích của ngủ trưa
Ngủ trưa là giải pháp tốt để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau buổi sáng làm việc, học tập. Một số lợi ích của giấc ngủ trưa có thể kể đến như:
Tỉnh táo, tăng hiệu suất làm việc
Não bộ của chúng ta chỉ tập trung với nguồn năng lượng hiệu quả từ 3 – 4 tiếng. Do đó, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp não bộ tỉnh táo và bổ sung năng lượng vào buổi chiều.
Ngoài ra, ngủ trưa còn giúp tăng năng suất làm việc vào buổi chiều. Một giấc ngủ ngắn có thể cải thiện các chức năng nhận thức như trí nhớ, lý luận logic…
Tăng khả năng sáng tạo
Tập trung làm việc, học tập nhưng không được nghỉ ngơi làm giảm khả năng sáng tạo, khiến cơ thể mệt mỏi và có thể dẫn đến kiệt sức. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi, nhờ đó, giúp tăng khả năng sáng tạo, cơ thể được nạp năng lượng mới và ngăn chặn mệt mỏi, kiệt sức.
Cải thiện tâm trạng
Ngủ trưa kích thích cơ thể sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp điều chỉnh tâm trạng. Từ đó, giúp tâm trạng được vui vẻ, thoải mái hưng phấn hơn khi thức dậy.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể
Tim phải làm việc liên tục kể cả khi chúng ta ngủ. Do đó, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt, duy trì giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp tim vận động chậm lại, giảm nhịp co bóp để tái tạo năng lượng, giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn; đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, 30 phút ngủ trưa 3 lần/tuần có thể giảm 37% nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Ngoài ra, giấc ngủ trưa ngắn còn có khả năng hỗ trợ các tế bào trong cơ thể tự sửa chữa và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Giảm áp lực cho mắt
Khi chúng ta tập trung làm việc hoặc sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên sẽ khiến mắt dễ bị mỏi, nhức, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ. Một giấc ngủ trưa ngắn không chỉ giúp mắt thư giãn mà còn giúp hạn chế các bệnh về mắt.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?
Ngủ trưa bao nhiêu phút còn phụ thuộc vào nhu cầu giấc ngủ của mỗi người cũng như lịch trình hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời gian ngủ trưa tốt nhất là từ 10 – 30 phút. Nếu cảm thấy quá mệt, không tập trung vào buổi chiều và thiếu ngủ vào ban đêm, bạn có thể kéo dài giấc ngủ trưa nhưng không quá 1 giờ.
Tránh ngủ trưa quá lâu khiến đầu óc dễ rơi vào trạng thái u mê, hoạt động kém hiệu quả, tạo cảm giác mệt mỏi, khó chịu, không tập trung. Đặc biệt, ngủ trưa nhiều hơn 60 phút có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, không nên ngủ trưa sau 3 giờ chiều vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Nguyên nhân gây mất ngủ buổi trưa
Một số nguyên nhân gây mất ngủ buổi trưa điển hình như:
Do thói quen sinh hoạt
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích gây hưng phấn như rượu bia, uống trà đặc, cà phê hoặc thường xuyên hút thuốc lá, ăn quá no trước khi đi ngủ, ngủ trái múi giờ… những thói quen này ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi mạch, làm cản trở lưu thông oxy và máu lên não. Từ đó, dẫn đến tình trạng mất ngủ trưa, thậm chí còn ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Do áp lực tâm lý
Căng thẳng, stress, lo âu, tâm lý không ổn định do áp lực từ công việc, tình cảm, các mối quan hệ… làm tăng sinh các gốc tự do và gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Do thói quen không ngủ trưa
Khó ngủ trưa còn có thể do thói quen không ngủ trưa. Việc không ngủ trưa liên tục không chỉ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, mất tập trung vào buổi chiều mà lâu dài còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn nên dành 15 – 30 phút ngủ trưa mỗi ngày để hình thành thói quen.
Do không gian ngủ
Không gian ngủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa. Phòng quá sáng hoặc quá ồn, nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng, không gian ngủ quá chật hẹp, không thoáng mát, thiếu sạch sẽ… có thể khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ trưa.
Bên cạnh đó, những tư thế ngủ như cong người, gối quá cao, không nằm gối, nằm trên sàn cứng, ngồi gục trên bàn… làm tăng cảm giác khó chịu và khiến bạn khó có được giấc ngủ trưa.
Mắc một số bệnh lý
Mắc một số bệnh lý như trầm cảm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm loét dạ dày… hoặc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, kháng viêm steroid cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ trưa.
Các cách chữa mất ngủ trưa đơn giản, hiệu quả
Nếu tình trạng khó ngủ trưa phát sinh do bệnh lý, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Khi lấy lại được sự thoải mái, tình trạng mất ngủ trưa của bạn sẽ được cải thiện.
Nếu tình trạng mất ngủ buổi trưa do thói quen sinh hoạt, tâm lý, không gian ngủ không thoải mái… có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện giấc ngủ trưa, giúp ngủ trưa nhanh và ngủ dậy tỉnh táo hơn:
Hạ thấp nhiệt độ phòng
Các nghiên cứu đã chứng minh, nhiệt độ cơ thể thường có xu hướng tăng cao khi ngủ say. Do đó, nếu nhiệt độ của phòng quá cao sẽ gây cản trở sự thích nghi của thân nhiệt và dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Theo các chuyên gia, nhiệt độ phòng lý tưởng để duy trì giấc ngủ trưa là 15 – 20 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ này còn phụ thuộc vào sự thích nghi, thói quen và sở thích của mỗi người, bạn có thể tự điều chỉnh mức nhiệt độ phòng ngủ phù hợp.
Không ngủ ngay sau khi ăn no
Thói quen ngủ ngay sau khi ăn là “thủ phạm” gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ trưa. Ngoài ra, thói quen không tốt này còn làm phát sinh hội chứng trào ngược dạ dày, thực quản, đồng thời việc ăn quá khó còn cản trở quá trình sản sinh hormone melatonin gây khó ngủ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động của não bộ.
Để cải thiện tình trạng khó ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ và giúp tinh thần sảng khoái hơn vào buổi chiều bạn chỉ nên ngủ trưa sau ăn trưa 30 phút.
Chọn không gian ngủ
Để cải thiện tình trạng mất ngủ trưa, bạn nên tìm không gian yên tĩnh, thoải mái, không có nhiều ánh sáng, sạch sẽ và thoáng mát. Ngoài ra, bạn có thể nghe nhạc không lời với âm lượng vừa phải để đầu óc được thư giãn, làm dịu căng thẳng và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Tập thói quen ngủ và thức đúng giờ
Tập thói quen ngủ và thức đúng giờ sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn mà không cần phải dùng biện pháp nào. Duy trì thói quen ngủ và thức đúng giờ còn giúp bạn có được tinh thần tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Tham khảo: Thời gian ngủ hợp lý và khoa học cho từng độ tuổi
Ngừng nhìn đồng hồ
Rất nhiều người chịu áp lực từ thời gian ngủ không dài, thường xuyên nhìn đồng hồ vì sợ trễ giờ và cảm giác lo lắng, bất an là những yếu tố phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ trưa. Do đó, trong thời gian ngủ trưa cần đảm bảo tâm lý thoải mái, thư giãn, bạn có thể đặt đồng hồ báo thức để không áp lực về thời gian, giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.
Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ từ gốcCác nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ, gốc tự do hình thành, tăng sinh quá mức do quá trình chuyển hóa của cơ thể và các yếu tố từ bên ngoài như: stress, môi trường, lạm dụng chất kích thích, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học… sẽ tấn công vào mạch máu, gây co mạch và làm tổn thương lớp nội mạc thành mạch, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa và gây hẹp lòng động mạch. Từ đó, làm giảm lượng oxy, máu và các dưỡng chất cần thiết lên não, dẫn đến mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung. Chính vì vậy, để hỗ trợ điều trị mất ngủ từ gốc, bạn nên bổ sung các dưỡng chất có khả năng kiểm soát gốc tự do cần thiết cho não bộ như Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV). Bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh, có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, kích hoạt các men chống gốc tự do và hỗ trợ tuần hoàn máu não. Nhờ đó, giúp giảm xơ vữa, ngăn ngừa hình thành các cục huyết khối, tăng cường máu và các dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, bộ đôi này còn hỗ trợ bảo vệ mạch máu não, ngăn ngừa đau đầu, giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não,… |
Dù khó ngủ trưa hay mất ngủ ban đêm đều ảnh hưởng tiêu sức đến chất lượng công việc, cuộc sống và sức khỏe của bạn. Do đó, nếu đã tìm mọi cách nhưng tình trạng mất ngủ trưa không được cải thiện, tốt hơn bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.