Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Chỉ cần một đêm không ngủ được, sáng dậy sẽ mệt mỏi, vật vờ, mất tập trung. Khó ngủ liên tục, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vậy mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải thắc mắc cho bạn.

tên

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là triệu chứng của bệnh gì?

Hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được có thể là triệu chứng mất ngủ cấp tính hoặc mất ngủ mãn tính.

  • Mất ngủ cấp tính là tình trạng khó ngủ, mất ngủ trong một khoảng thời gian ngắn (vài đêm hoặc vài tuần). Nếu như không được cải thiện sớm và triệt để, mất ngủ cấp tính sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ mãn tính.

  • Mất ngủ mãn tính (mất ngủ kéo dài) là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được,… kéo dài trên 1 tháng. Tình trạng mất ngủ này có thể bắt nguồn từ các bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Ngoài ra, tình trạng buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được cũng có thể là triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh, xảy ra do căng thẳng, áp lực từ công việc, học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống.

Nguyên nhân dẫn đến buồn ngủ nhưng không ngủ được

Sau một ngày lao động mệt mỏi, bạn chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon để lấy lại năng lượng, nhưng đến lúc nằm trên giường lại không thể chợp mắt. Tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do các yếu tố khách quan bên ngoài gây ra như:

Nguyên nhân bệnh lý

Hội chứng giai đoạn ngủ chậm (DSPS) là một dạng rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Hội chứng này khiến người bệnh đi vào giấc ngủ chậm hơn 2 tiếng so với giờ đi ngủ đã đặt ra. Ngoài ra, người bệnh DSPS thường không thể ngủ trước 2 giờ sáng, dù dậy sớm vào ngày hôm trước hay mệt mỏi, buồn ngủ đến mức nào. Một số trường hợp không thể ngủ trước 6 hoặc 7 giờ sáng.

DSPS có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có khoảng 15% thanh thiếu niên và người lớn.

tên

Hội chứng giấc ngủ đến trễ gây mệt mỏi, buồn ngủ biểu hiện nhiều ở thanh thiếu niên và người trưởng thành

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, sợ hãi, căng thẳng quá mức,… Rối loạn lo âu có thể khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thậm chí không ngủ được dù buồn ngủ, do các suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện trong đầu mà không thể nào dừng lại hay kiểm soát chúng.

Tương tự rối loạn lo âu, trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 3,8% dân số bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, trong đó 5,0% ở người  trưởng thành và 5,7% người trên 60 tuổi. Mất ngủ và trầm cảm không chỉ có mối quan hệ tác động qua lại, mà chúng còn là yếu tố thúc đẩy lẫn nhau.

Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa trầm cảm và rối loạn giấc ngủ (do Tiến sĩ Hong Fang cùng cộng sự từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2019), 90% bệnh nhân trầm cảm gặp vấn đề với giấc ngủ. Trầm cảm có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, tác động tiêu cực đến não bộ và từ đó, khiến bạn uể oải nhưng không ngủ được.

Một số bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, thận yếu, thận hư… có thể là nguyên nhân khiến bạn hay tỉnh giấc giữa đêm, gây ra tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được.

Ngoài ra, bệnh suy tim dẫn đến rối loạn nhịp tim và khó thở khi ngủ hoặc bệnh rối loạn cơ xương, các tổn thương ở dây chằng, gân cốt gây đau nhức cũng có khả năng khiến bạn cả đêm không ngủ được.

Nguyên nhân từ những tác động bên ngoài

Chu kỳ giấc ngủ của con người phụ thuộc vào melatonin – hormone gây buồn ngủ – được tiết ra từ tuyến tùng (tuyến Pinea). Có nhiều nguyên nhân gây cản trở việc sản xuất melatonin vào ban đêm như căng thẳng, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng trước khi ngủ,… Theo đó, tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể xảy ra khi bạn lạm dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, TV, máy tính bảng,…) trước khi ngủ, do ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này ức chế quá trình điều tiết melatonin, thay đổi nhịp sinh học của cơ thể.

tên

Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử ức chế quá trình điều tiết melatonin gây khó ngủ

Khi bị khó ngủ vào ban đêm, không ít bạn lo lắng không biết buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì? Tuy nhiên, bạn đừng vội hoang mang, hãy xem lại thói quen sinh hoạt của mình, bởi đôi khi việc ngủ trưa quá nhiều (hơn 2 tiếng) cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ vào buổi tối.

Một giấc ngủ trưa ngắn từ 15 – 20 phút có thể giúp cân bằng não bộ, cải thiện năng suất làm việc. Ngược lại, ngủ trưa quá lâu hoặc chợp mắt vào ban ngày sẽ khiến tinh thần bạn mệt mỏi, mất ngủ, dễ thức giấc và không ngon giấc vào ban đêm.

Sử dụng các chất kích thích như caffein và nicotin ngay trước khi đi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ, mặc dù cảm thấy rất mệt mỏi, buồn ngủ. Cà phê, trà, rượu hoặc thuốc lá có tác dụng kích thích não bộ con người giúp tỉnh táo hơn, tăng mức năng lượng, khiến tâm trí bạn khó thư giãn. Điển hình là caffeine có chu kỳ bán rã 5 giờ, bạn có thể phải mất ít nhất 10 tiếng để loại bỏ tất cả caffein trong cơ thể.

Bên cạnh việc lạm dụng các chất kích thích trước khi ngủ, thói quen ăn uống mất cân bằng cũng là một trong những yếu tố quan trọng gây ra tình trạng mệt mỏi buồn ngủ nhưng không ngủ được. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thường xuyên mất ngủ có chế độ ăn ít protein, ít trái cây và rau quả, ăn thực phẩm nhiều đường, món tráng miệng và thực phẩm “siêu chế biến” hơn so với những người bình thường khác.

Tiêu thụ nhiều thức ăn có lượng chất béo cao, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng thời gian đi vệ sinh dẫn đến gián đoạn giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm và có thời lượng giấc ngủ ngắn.

Xem thêm: ĂN GÌ CHỮA MẤT NGỦ? 10 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP NGỦ NGON

Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được có nguy hiểm không?

Buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài, không được cải thiện có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính, tạo tiền đề cho hàng loạt bệnh lý khác xuất hiện và gây hại cho sức khỏe toàn thân như:

Bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, mất ngủ có thể làm suy giảm dung nạp glucose (IGT), tăng cân, kháng insulin và dẫn đến bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường cũng cho thấy tỷ lệ mất ngủ cao hơn, chất lượng giấc ngủ kém, buồn ngủ ban ngày quá mức và sử dụng thuốc ngủ nhiều hơn.

Bệnh tim mạch

Mất ngủ hay thức dậy đột ngột trong đêm có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, từ đó dẫn đến đau tim. Một nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị đau tim cao hơn 20% so với người ngủ đủ giấc.

Khi bạn thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động quá mức, tim cũng đập nhanh hơn, khiến các mạch máu tăng co thắt dẫn đến hậu quả là tăng huyết áp, suy tim. Ngoài ra, sự chữa lành các tổn thương mạch máu nội mô sẽ bị khóa lại khi bạn mất ngủ, điều này có thể dẫn tới tình trạng xơ vữa mạch máu gây cơn đau tim và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

tên

Các bệnh lý về tim thường xuất hiện ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ

Trầm cảm

Tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài khiến não bộ kiệt sức, giảm khả năng làm việc, ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái cảm xúc và tâm lý của người bệnh. Điều này, khiến người bệnh dễ cáu gắt, hay lo âu, cảm thấy cô đơn, dần dần bị trầm cảm.

Giảm khả năng tập trung và giảm trí nhớ

Trong lúc bạn ngủ, não bộ tạo thông tin lưu trữ tới vỏ não, những sóng não quan trọng được tạo ra và ảnh hưởng lớn trong việc lưu trữ ký ức. Sóng não truyền ký ức từ một phần của não gọi là hải mã đến vỏ não trước trán (nơi lưu trữ ký ức lâu dài). Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến ký ức bị mắc kẹt trong hải mã và không chạm tới vỏ não trước trán, từ đó dẫn đến chứng đãng trí và khó nhớ tên.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lão hóa và Sức khỏe cho thấy, các triệu chứng mất ngủ kéo dài sẽ gây ra tình trạng trí nhớ suy giảm, khiến khả năng học tập và sự chú ý cũng trở nên tồi tệ hơn.

Tăng nguy cơ gây ung thư

Buồn ngủ nhưng không ngủ được gây rối loạn “đồng hồ sinh học” của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đại tràng, buồng trứng và tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, ngủ không đủ giấc cũng có thể tác động đến sự phát triển của các tế bào ung thư.

Cách khắc phục buồn ngủ nhưng không ngủ được

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi nhưng không thể ngủ được vào ban đêm, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Thử các kỹ thuật thư giãn: Kiểm soát căng thẳng là yếu tố cơ bản để có một giấc ngủ ngon. Nếu bạn mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được do căng thẳng, hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu bằng cách viết nhật ký, tập thở, nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tắm nước ấm…

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Để tránh ảnh hưởng tới chu kỳ thức và ngủ tự nhiên của cơ thể, bạn nên giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử phát ánh sáng xanh ít nhất 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Tạo lịch ngủ khoa học: Để hạn chế tình trạng buồn ngủ nhưng ngủ không được, hãy giữ cho đồng hồ sinh học của bạn hoạt động một cách đều đặn bằng cách tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, kể cả vào cuối tuần.

Tham khảo: BUỔI TỐI NÊN ĐI NGỦ LÚC MẤY GIỜ? THỜI GIAN NGỦ HỢP LÝ

Lưu ý những gì bạn ăn và uống trước khi ngủ: Tránh ăn quá no và gần giờ đi ngủ. Hạn chế các loại đồ uống có chứa caffeine và cồn như trà, cà phê, rượu bia vào buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đồ ăn cay nồng gây ợ chua cũng có thể khiến bạn khó ngủ.

Tham khảo: 11 CÁCH CHỮA TRỊ MẤT NGỦ TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do, hỗ trợ cải thiện mất ngủ từ thiên nhiên

Có thể bạn chưa biết, gốc tự do hình thành và tăng sinh quá mức trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới tác động của căng thẳng, rượu bia, thuốc lá,… là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ, buồn ngủ nhưng nhắm mắt lại không ngủ được.

Gốc tự do khi tăng sinh quá mức sẽ tấn công lên não, làm tổn thương các tế bào thần kinh và mạch máu, thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm cản trở máu và oxy lên não, gây ra mất ngủ, khó ngủ. Theo đó, để cải thiện hiệu quả chứng mất ngủ, khó ngủ, cần có một giải pháp cùng lúc chống gốc tự do, điều hòa và tăng cường dưỡng chất lên não.

Mới đây, nhờ ứng dụng thành công của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy các hoạt chất thiên nhiên quý trong Blueberry (Anthocyanin, Pterostilbene) và Ginkgo Biloba (Flavonoid, Terpenoid) có khả năng chống gốc tự do, tăng cường vận chuyển oxy lên não, giúp kích thích hoạt động của não bộ. Nhờ đó, hỗ trợ giải quyết vấn đề giấc ngủ từ gốc bằng cách đẩy lùi các tác nhân gây hại cho não bộ, giúp cơ thể thư giãn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn, sâu hơn và tràn đầy năng lượng khi tỉnh giấc.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, bộ đôi tinh chất Blueberry (chiết xuất Việt quất) và Ginkgo Biloba (chiết xuất Bạch quả) đã có trong viên uống bổ não OTiV – sản phẩm xuất xứ từ Mỹ. Với thành phần chiết xuất 100% thiên nhiên, OTiV đã được kiểm chứng khoa học về hiệu quả và độ an toàn, bạn có thể an tâm sử dụng lâu dài.

tên

OTiV với bộ đôi tinh chất quý giúp đẩy lùi tác nhân gây hại cho não bộ, giúp cơ thể thư giãn dễ đi vào giấc ngủ

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được của bản thân, sớm có được giấc ngủ ngon, thức dậy sảng khoái. Trường hợp đã áp dụng đủ mọi cách nhưng tình trạng khó ngủ vẫn không được cải thiện, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và có hướng can thiệp phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *