Một người có thể ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ ngày do mệt mỏi, làm việc quá sức… Tuy nhiên, nếu ngủ nhiều không rõ nguyên nhân và kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Vậy như thế nào ngủ nhiều và ngủ nhiều là bệnh gì, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để có đáp án chính xác.
Ngủ nhiều là bệnh gì?
Ngủ nhiều là ngủ vượt quá nhu cầu cần thiết. Nhu cầu về giấc ngủ có thể thay đổi rõ rệt tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thói quen và hoạt động ban ngày… Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có thời gian ngủ khoảng 14 – 17 giờ/ngày, trong khi đó, người lớn tuổi có giấc ngủ dao động trong khoảng 7 – 8 giờ/đêm.
Những người đang bị bệnh hoặc phải vận động nhiều như vận động viên, người lao động nặng… có thể cần ngủ nhiều hơn (thêm khoảng 1 tiếng). Nhưng nếu số giờ ngủ vượt quá nhu cầu diễn ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân thì được cho là mắc chứng ngủ nhiều. Tình trạng này có thể liên quan đến hàng loạt các vấn đề y tế, bao gồm: bệnh tim mạch, trầm cảm, rối loạn lo âu, những vấn đề về tuyến giáp, hội chứng ngủ rũ… Những phân tích tiếp theo sẽ giúp độc giả biết được ngủ nhiều là bệnh gì và phải làm thế nào để khắc phục vấn đề này.
Biểu hiện của ngủ nhiều
Ngoài việc ngủ nhiều hơn nhu cầu (dao động hơn 9 tiếng một đêm đối với người trưởng thành), các triệu chứng khác của hội chứng ngủ quá nhiều, bao gồm:
-
Hiện tượng buồn ngủ cực độ lặp đi lặp lại liên tục trong ngày.
-
Ngủ lâu hơn mức trung bình nhưng vẫn buồn ngủ vào ban ngày.
-
Khó thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa và khi tỉnh xuất hiện tình trạng mơ màng, bối rối hoặc kích động.
-
Lo lắng, dễ cáu kỉnh.
-
Giảm hoặc thiếu năng lượng hoạt động.
-
Suy nghĩ chậm chạp, nói chậm, mất khả năng tập trung, gặp các vấn đề về trí nhớ.
-
Đau đầu.
-
Mất cảm giác ngon miệng.
-
Một số trường hợp xuất hiện giấc mơ sống động hoặc ảo giác.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, những biểu hiện của chứng ngủ nhiều ở mỗi người có thể khác nhau. Vì vậy, để khắc phục tận gốc vấn đề này, mọi người cần tìm hiểu kỹ ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, hay ngủ nhiều do những nguyên nhân nào?
Ngủ nhiều nguyên nhân do đâu?
Khi có dấu hiệu của chứng ngủ nhiều, người bệnh cần xác định chính xác ngủ nhiều là bệnh gì hay những yếu tố nào dẫn đến tình trạng ngủ nhiều để tìm được hướng điều trị thích hợp. Sau đây là những nguyên nhân cụ thể dẫn tới vấn đề ngủ quá nhiều:
Nguyên nhân bệnh lý
Có nhiều lý do khiến bạn tự nhiên ngủ rất nhiều. Một người có thể ngủ nhiều để bù lại cho tình trạng thiếu ngủ hoặc cơ thể mệt mỏi quá độ. Nhưng nguy hiểm hơn, ngủ nhiều có thể là do những bệnh lý sau đây gây ra:
Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia)
Là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng liên tục cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày (gọi là buồn ngủ ban ngày) hoặc ngủ lâu hơn bình thường vào ban đêm. Hội chứng này khiến giấc ngủ kéo dài với thời lượng giấc ngủ khoảng 18 tiếng/ngày và lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA)
Khi mắc hội chứng này, bệnh nhân có những đợt ngưng thở ngắn (khoảng 10 giây) trong lúc ngủ. Điều này làm giảm lượng oxy trong máu, kèm theo hiện tượng ngủ ngáy và tiểu đêm khiến chu kỳ ngủ bị gián đoạn.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ (tên tiếng Anh là Narcolepsy) là một tình trạng thần kinh mạn tính, cản trở chu kỳ ngủ – thức. Chứng ngủ rũ có thể khiến một người cảm thấy buồn ngủ cực độ vào ban ngày, dễ dẫn đến tình trạng ngủ gật. Hiện tượng này không biến mất kể cả sau khi bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm hoặc ngủ trưa.
Trầm cảm
Mối quan hệ giữa rối loạn giấc ngủ và trầm cảm là hai chiều. Nếu thường xuyên ngủ nhiều, mất ngủ hoặc khó ngủ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, ngược lại, nếu bị trầm cảm có thể dẫn đến ngủ quá nhiều, khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ do chu kỳ ngủ bị rối loạn.
Các bệnh lý khác
Những bệnh lý như thiếu máu, suy giảm tuyến giáp, hội chứng chân không yên,… cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng ngủ nhiều.
Những nguyên nhân khác
Bên cạnh các bệnh lý kể trên, hiện tượng ngủ quá nhiều có thể đến từ những yếu tố như:
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ gây buồn ngủ quá mức như thuốc an thần, thuốc trị cảm cúm, đau đầu, thuốc giảm đau, thuốc đặc trị bệnh tim mạch, cao huyết áp, thuốc trị ung thư,…
Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây ngủ nhiều
Chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn
Chu kỳ ngủ bị ngắt quãng có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ và ngủ quá nhiều ở một số người. Có nhiều tác nhân gây gián đoạn chu kỳ ngủ, chẳng hạn: không gian ngủ thiếu quá sáng hoặc quá tối, ồn ào, nằm sai tư thế, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích trước khi ngủ …
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ăn uống thiếu chất, sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê…) cũng dẫn đến tình trạng thiếu tỉnh táo, thường xuyên mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều).
Những tác hại của việc ngủ nhiều
Các chuyên gia cho biết, ngủ quá nhiều cũng có thể gây hại đến sức khỏe tổng thể như tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá ít. Dưới đây là một vài vấn đề mà bạn có thể gặp phải nếu tự nhiên ngủ rất nhiều.
Bệnh tiểu đường
Ngủ quá nhiều có thể kích thích và gia tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh tim mạch
Tình trạng ngủ nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch – nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong. Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành ở phụ nữ duy trì thói quen ngủ từ 9 – 11 giờ mỗi đêm cao hơn 38% khi so sánh với những người phụ nữ duy trì thói quen ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
Béo phì
Thời gian ngủ quá dài khiến cơ thể hoạt động ít hơn, từ đó ít bị tiêu hao năng lượng, dễ tích tụ mỡ thừa, dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Kể cả khi bạn áp dụng chế độ tập luyện thể dục phù hợp, hiện tượng ngủ quá nhiều trong thời gian dài vẫn có thể khiến cân nặng tăng dần đều theo thời gian. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, những người ngủ 9 hoặc 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ béo phì cao hơn 21% so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng.
Hiện tượng ngủ quá nhiều gây bệnh béo phì
Các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung
Theo một nghiên cứu được báo cáo trên Perspect Psychol Sci., ngủ quá giấc có thể làm cho não bộ già đi nhanh hơn và việc thực hiện các chức năng của não bộ như suy nghĩ, tập trung và ghi nhớ trở nên khó khăn.
Đau đầu và nhức mỏi cơ thể
Hiện tượng ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm Serotonin, phá vỡ giấc ngủ ban đêm, dẫn đến đau đầu, mệt mỏi vào buổi sáng. Thêm vào đó, dành quá nhiều thời gian trên giường có thể dẫn đến cảm giác đau nhức toàn thân, đặc biệt đối với những người tiền sử đau lưng sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội hơn.
Trầm cảm
Ngủ nhiều hơn nhu cầu có thể kéo dài trạng thái trầm cảm của một người. Khoảng 15% những người ngủ nhiều mắc bệnh trầm cảm, bởi vì thói quen ngủ đủ giấc rất quan trọng trong quá trình hồi phục những tổn thương về tinh thần và thể chất.
Tăng nguy cơ tử vong
Các nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn cho thấy, những người ngủ lâu hơn có nguy cơ tử vong sớm hơn. Tỷ lệ tử vong ở độ tuổi còn trẻ cũng tăng bởi những vấn đề như tiểu đường và bệnh tim mạch – những bệnh lý liên quan đến ngủ quá nhiều.
Với những thông tin trên, đáp án cho câu hỏi: Ngủ nhiều là bệnh gì, ngủ nhiều gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ra sao đã được làm sáng tỏ. Theo đó, để bảo vệ sức khỏe, ngay khi nhận thấy triệu chứng ngủ nhiều xuất hiện, mọi người nên thăm khám và điều trị sớm.
Chẩn đoán tình trạng ngủ nhiều như thế nào?
Tình trạng ngủ nhiều có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra hoặc kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được i bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và điều trị hội chứng ngủ quá nhiều bằng các phương pháp phù hợp.
Trong quá trình tìm hiểu bệnh trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu cung cấp những thông tin về giấc ngủ, thói quen sinh hoạt, thuốc men và tiền sử sức khỏe để bước đầu xác định“ngủ nhiều là bệnh gì”. Trước khi thăm khám, bạn nên chuẩn bị những thông tin cần thiết này để thuận tiện cho quá trình chẩn đoán.
Ngoài ra, để kết quả chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số thử nghiệm để tìm hiểu nguồn gốc của các vấn đề giấc ngủ. Cụ thể như sau:
Thang đo cơn buồn ngủ Epworth
Là một bảng câu hỏi sử dụng để đánh giá tình trạng buồn ngủ vào ban ngày để xác định được mức độ buồn ngủ, những ảnh hưởng từ hiện tượng buồn ngủ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Nhật ký giấc ngủ
Người bệnh sẽ được yêu cầu ghi lại các thông tin liên quan đến giấc ngủ như thời gian ngủ – thức, thói quen ngủ, tần suất tỉnh giấc nửa đêm, tình trạng cơ thể và cảm giác sau khi ngủ dậy… trong thời gian một tuần. Sử dụng nhật ký giấc ngủ giúp bác sĩ chẩn đoán các yếu tố dẫn đến chứng ngủ nhiều, nhận biết vấn đề rối loạn giấc ngủ và xác định các rối loạn nhịp sinh học.
Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnogram)
Bệnh nhân sẽ ở lại qua đêm tại nơi thăm khám và được gắn một số thiết bị lên các vị trí nhất định trên cơ thể. Các thiết bị này sẽ được liên kết với một màn hình để ghi lại thay đổi của cơ thể trong lúc ngủ: điện não, chuyển động của mắt, cơ, nhịp tim, nhịp thở và chuyển động của bụng và lồng ngực,…
Điều trị tình trạng ngủ nhiều
Hội chứng ngủ quá nhiều có thể được khắc phục hiệu quả nhờ điều trị từ sớm, thông qua việc kết hợp các giải pháp sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Lười vận động, ngủ trễ, lạm dụng chất kích thích, ăn uống thiếu khoa học… là những thói quen xấu cần được thay đổi để có một giấc ngủ đúng và đủ theo nhu cầu.
Điều chỉnh chu kỳ sinh học của giấc ngủ
Đồng hồ sinh học bị rối loạn dẫn đến thiếu ngủ vào trước và ngủ nhiều vào hôm sau, thế nên người bệnh cần thiết lập lại nhịp sinh học tự nhiên của giấc ngủ bằng cách: cố định thời gian ngủ – thức, kể cả những ngày nghỉ.
Thiết lập lại đồng hồ sinh học giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức và thời lượng giấc ngủ
Sắp xếp lại không gian ngủ
Không gian ngủ mang lại cảm giác dễ chịu và an toàn là yếu tố vô cùng quan trọng để có được giấc ngủ ngon và sâu. Điều chỉnh ánh sáng (không quá tối cũng không quá sáng), nhiệt độ mát mẻ, không gian yên tĩnh và thiết kế giường ngủ phù hợp với sở thích cá nhân là một cách tuyệt vời để cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Nhờ đó cải thiện các vấn đề rối loạn giấc ngủ, gồm: Tự nhiên ngủ quá nhiều, khó ngủ, ngủ không sâu giấc…
Xem thêm: 9 cách đơn giản giúp bạn ngủ ngon hơn và sâu hơn
Sử dụng những loại thuốc được bác sĩ chỉ định và kê toa
Đối với hiện tượng ngủ quá nhiều do tác động của bệnh lý, cần điều trị tận gốc những căn bệnh này bằng phác đồ và các loại thuốc do bác sĩ chỉ định. Đối với những trường hợp ngủ nhiều không phải do bệnh lý, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc thúc đẩy sự tỉnh táo, cải thiện cơn buồn ngủ như ampetamine, methylphenidate, modafinil, levodopa, Clonidine, pitolisant hoặc oxybates…
Ngoài ra, người thường ngủ nhiều cũng được khuyến nghị sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp tìm hiểu và kiểm soát nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng ngủ quá nhiều?
Ngoài những yếu tố bệnh lý, hầu hết các nguyên nhân gây hội chứng ngủ quá nhiều là tạm thời. Chúng có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày. Sau đây là một số phương pháp giúp phòng tránh chứng ngủ nhiều hiệu quả:
Đặt đồng hồ báo thức
Đây là một hành động đơn giản nhưng có thể giúp bạn thức dậy đúng giờ, tránh ngủ quá giấc. Tuy nhiên, khi đặt báo thức, không nên để âm lượng quá lớn vì sẽ gây ra cảm giác giật mình, hoảng hốt, ảnh hưởng đến tim mạch…
Tạo một không gian ngủ lý tưởng
Cũng như khi điều trị, để ngăn chặn tình trạng ngủ nhiều xuất hiện và lặp lại, mọi người nên đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh cùng với giường đệm êm ái, thấm hút mồ hôi tốt. Không gian ngủ lý tưởng sẽ giúp ích rất nhiều để cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ đúng và đủ giấc, từ đó hạn chế tình trạng ngủ quá nhiều.
Xây dựng thói quen ngủ tốt
Những thói quen không tốt như vận động mạnh, ăn quá no, sử dụng thiết bị phát ánh sáng xanh, chất kích thích thần kinh (thuốc lá, rượu bia, caffeine, trà…) trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ và ngủ nhiều vào sáng hôm sau. Vậy nên, cần phải thay đổi những thói quen xấu này để không làm gián đoạn giấc ngủ, góp phần phòng ngừa hiện tượng ngủ quá nhiều tốt hơn.
Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với vận động thường xuyên
Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, một kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cùng một lịch trình hoạt động thể chất đều đặn không chỉ cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, mà còn giúp nâng cao sức khỏe bản thân.
Xem thêm: Khi bị mất ngủ nên ăn gì? Các loại thực phẩm giúp ngủ ngon
Hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp cải thiện giấc ngủ vừa giúp nâng cao sức khỏe tổng thể
Ghi lại nhật ký giấc ngủ
Việc ghi lại chi tiết những điều liên quan đến giấc ngủ giúp bạn theo dõi được tình hình giấc ngủ và tình trạng sức khỏe, từ đó phát hiện được những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ và thay đổi chúng để có được giấc ngủ ngon hơn.
Bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do cho não giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hiện tượng ngủ quá nhiều cũng là một biểu hiện của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Có thể bạn chưa biết, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ là sự gia tăng quá mức của gốc tự do. Gốc tự do được mệnh danh là “sát thủ giấu mặt” gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh ảnh hưởng đến não bộ và hệ thần kinh.
Hình thành từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, căng thẳng, thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, vận động sai cách, môi trường ô nhiễm…, gốc tự do khi tăng sinh sẽ tấn công và làm tổn thương các tế bào thần kinh và mạch máu não, từ đó hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối trong lòng mạch, dẫn đến hẹp lòng mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu não, cản trở máu lên não và làm giảm oxy lên não. Đây chính là nguồn gốc gây ra các bệnh lý mạch máu não và thoái hóa thần kinh nghiêm trọng, trong đó có rối loạn giấc ngủ.
Vì vậy, để phòng ngừa hội chứng ngủ quá nhiều hiệu quả, cần ngăn chặn gốc tự do sản sinh quá mức, bảo vệ mạch máu não và tế bào thần kinh khỏe mạnh. Để làm được điều này, ngoài việc xây dựng lối sống khoa học, cần bổ sung các dưỡng chất có khả năng chống gốc tự do từ gốc.
Nhờ vào thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và kết hợp bộ đôi tinh chất Blueberry (quả việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) vào trong sản phẩm OTiV, mang lại tác dụng chống gốc tự do vượt trội.
Tinh chất Blueberry chứa hai hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene, có công dụng trung hòa gốc tự do mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ nuôi dưỡng mạch máu và tăng cường kết nối thần kinh hiệu quả. Trong khi đó, theo chuyên gia Nguyễn Văn Liệu, Ginkgo Biloba cũng là dưỡng chất chống gốc tự do hữu hiệu nhờ chứa hàm lượng lớn hai hoạt chất flavonoid và terpenoid.
Vì vậy, kết hợp hai dưỡng chất này sẽ hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, giúp tăng cường lưu thông máu lên não, đồng thời kích thích hoạt động của não bộ, cải thiện và phòng tránh hiệu quả các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Vậy nên, khi có dấu hiệu tự nhiên ngủ rất nhiều, người bệnh nên chủ động bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV để nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm nguy cơ ngủ nhiều vẫn mệt, khó ngủ hoặc mất ngủ. Hơn nữa, dùng sản phẩm OTiV điều độ sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe não bộ và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý thần kinh, thoái hóa mạch máu não nguy hiểm khác như đau đầu, Alzheimer, Parkinson, đột quỵ…
Blueberry và Ginkgo Biloba trong OTiV bảo vệ não bộ khỏi sự tấn công của gốc tự do, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tận gốc hiện tượng ngủ quá nhiều
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng quý độc giả đã giải đáp được câu hỏi “ngủ nhiều là bệnh gì?”. Vì ngủ nhiều có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thế nên mọi người hãy dành thời gian thăm khám sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo sức khỏe tổng thể.