Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ. Trẻ em bị mất ngủ sẽ làm giảm phát triển về chiều cao, nhận thức và sức đề kháng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập.
Vậy đâu là nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ em? Và bố mẹ cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này!
Mất ngủ ở trẻ em là gì?
Mất ngủ ở trẻ em là tình trạng trẻ tỉnh táo khi đến giờ đi ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc thường thức dậy trong đêm. Trẻ bị mất ngủ cũng có thể thức dậy rất sớm.
Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến trẻ mới biết đi, trẻ em trong độ tuổi đi học và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em
Mất ngủ ở trẻ em có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
-
Đi ngủ quá muộn: Điều này thường là do cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng về việc con cần học tập nhiều hơn, phải làm bài tập về nhà… hoặc do trẻ thức khuya để xem phim, chơi game khiến thời gian ngủ của trẻ nhỏ bị rút ngắn. Dần dần trở thành thói quen khiến trẻ em bị mất ngủ.
- Trẻ bị căng thẳng: Áp lực về thành tích học tập
Nằm trong chăn và sử dụng thiết bị điện tử trong giờ ngủ là nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em
-
Ăn thức ăn nhiều đường trong ngày có thể làm gián đoạn giấc ngủ của con.
-
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống “nghèo nàn” làm thiếu hụt các chất vi lượng như sắt, canxi, magie có thể gây ảnh hưởng đến khả năng điều khiển giấc ngủ của não bộ, cảm giác mệt mỏi cho trẻ vào ban ngày, khiến trẻ ngủ ngày nhiều và ít ngủ vào ban đêm.
-
Trẻ ngủ trong phòng quá lạnh hoặc quá nóng, nhiều ánh sáng hoặc quá ồn
-
Các vấn đề sức khỏe (như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm…), rối loạn giấc ngủ (như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và hội chứng chân không yên (RLS), rối loạn phát triển thần kinh (như hội chứng Asperger, chứng tự kỷ và khuyết tật tâm thần)…
Triệu chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ
Mất ngủ thường gặp ở trẻ vị thành niên vì đây là thời điểm cơ thể bắt đầu tiết melatonin vào ban đêm muộn hơn so với giai đoạn trước đó. Con bạn có thể không cảm thấy buồn ngủ sau 11 giờ đêm hoặc muộn hơn, vì vậy chúng muốn đi ngủ muộn hơn vào ban đêm và dậy muộn hơn vào buổi sáng, nhưng nhìn chung là trẻ ngủ ngon.
Tuy nhiên, ở những trẻ em bị mất ngủ sẽ khó ngủ hơn và biểu hiện bằng các triệu chứng như:
-
Khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ vào ban đêm hoặc trẻ dậy quá sớm vào buổi sáng.
-
Lo lắng, căng thẳng mỗi khi nằm xuống giường
-
Lúc ngủ dậy cảm giác mệt mỏi, cảm giác như chưa được ngủ
-
Buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày.
-
Dễ bị kích động, thay đổi tâm trạng, dễ cáu kỉnh…
-
Trầm cảm hoặc tăng động.
-
Trẻ khó tập trung, hay lơ đãng
-
Giảm trí nhớ…
Cách chữa mất ngủ ở trẻ em như thế nào?
Điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh… Bác sĩ sẽ trò chuyện với phụ huynh của trẻ về các biểu hiện khi con bạn bị mất ngủ, từ đó tìm ra biện pháp tốt và phù hợp để giúp chúng ngủ ngon hơn.
Các phương pháp điều trị mất ngủ cho trẻ em thường được các bác sĩ áp dụng là:
Trị liệu hành vi nhận thức
Nếu những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng khiến trẻ khó ngủ, liệu pháp hành vi nhận thức có thể được áp dụng cho trường hợp này. Liệu pháp khoa học này có thể giúp trẻ suy nghĩ tích cực hơn, tạm hoãn các lo lắng và căng thẳng để con bạn đủ thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Thiết lập thói quen tốt cho trẻ em mất ngủ
Xây dựng thói quen lành mạnh và khoa học cho trẻ từ khi còn nhỏ có thể giúp con có những giấc ngủ ngon. Điều này còn giúp hình thành lối sống tốt cho sức khỏe và giấc ngủ khi trẻ lớn lên..
-
Khuyến khích trẻ chỉ sử dụng giường để ngủ thay vì làm bài tập về nhà, xem phim, chơi game… Cảm giác lên giường và liên tưởng đến cảm giác chơi game hoặc áp lực làm bài về nhà sẽ khiến trẻ không thể chợp mắt.
-
Chuẩn bị không gian ngủ êm ái, dễ chịu: Tránh tiếng ồn từ bên ngoài, sử dụng tiếng ồn trắng từ quạt có thể giúp trẻ ngủ dễ hơn.
-
Cố gắng giữ đúng lịch ngủ, kể cả vào cuối tuần. Điều này sẽ giúp trẻ em bị mất ngủ dễ dàng thức giấc và đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
-
Không đi ngủ khi vừa ăn quá no hoặc để bụng đói đi ngủ: Một bữa ăn nhẹ bằng sữa ấm và một quả chuối trước khi đi ngủ là một gợi ý khi trẻ bị đói vào giờ đi ngủ.
-
Khuyến khích trẻ có lối sống năng động bằng việc tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng bồn chồn vào ban đêm. Tuy nhiên, không hoạt động mạnh trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
-
Khuyến khích tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng.
-
Tránh ngủ trưa hoặc ngủ không quá 1 giờ đồng hồ.
-
Tắt các thiết bị phát ra ánh sáng xanh như điện thoại, laptop, TV… ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ và cất chúng bên ngoài phòng ngủ của con bạn trong giờ ngủ.
-
Dành thời gian cho con trẻ nhiều hơn trong ngày: Một số trẻ em muốn thức khuya hơn vì chúng muốn được cha mẹ quan tâm nhiều hơn, đặc biệt với trường hợp cả cha và mẹ đều đi làm vào ban ngày.
Dành thời gian để quan tâm trẻ nhỏ cũng là cách giúp các bé cảm thấy hạnh phúc và ngủ ngon hơn.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Trẻ em ở độ tuổi phát triển cần có một chế độ dinh dưỡng đa dạng vitamin A, vitamin B, vitamin D, vitamin E, sắt, canxi… Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể bé hoạt động tốt hơn, thúc đẩy giấc ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, chiều cao và cân nặng.
Liệu pháp tự nhiên
Phụ huynh cũng có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng cho trẻ em mất ngủ là:
-
Nhấm nháp một thức uống ấm trước khi đi ngủ như sữa ấm, nước ấm, trà hoa cúc không đường để làm dịu hệ thống thần kinh, giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Đây là một phương pháp hỗ trợ giấc ngủ khoa học không chỉ ở người lớn mà còn hiệu quả cho cả trẻ em.
-
Sử dụng túi ngủ: Túi ngủ tạo cảm giác thư giãn an toàn và giúp trẻ dễ ngủ hơn.
-
Tinh dầu có thể làm “hài lòng” các giác quan của trẻ, đồng thời giúp giảm căng thẳng và kích thích cơn buồn ngủ “ập tới”. Tinh dầu oải hương, bạc hà, cam và gừng đều được coi là an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em trên 5 tuổi.
-
Ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn. Ba mẹ của trẻ có thể thêm muối Epsom vào nước để thúc đẩy cơn buồn ngủ. Muối Epsom được làm từ các khoáng chất tự nhiên, bao gồm magiê, giúp kích hoạt sản xuất serotonin tự nhiên của cơ thể và tạo cảm giác bình tĩnh.
Hương vị dịu nhẹ và thanh mát từ trà hoa cúc sẽ giúp cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ
Thuốc
Mặc dù các bậc cha mẹ thường muốn sử dụng thuốc để điều trị chứng mất ngủ của con mình, nhưng điều quan trọng hơn là phải hiểu nguyên nhân gây ra mất ngủ hoặc các vấn đề y tế tiềm ẩn ở trẻ. Thuốc ngủ thường là phương án điều trị cuối cùng vì các thuốc này có thể có tác dụng phụ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mất ngủ ở trẻ em kèm theo các vấn đề phức tạp khác, bác sĩ có thể kê một số nhóm thuốc như:
-
Thuốc kháng histamin: Thường đi kèm với tác dụng phụ là gây buồn ngủ vào ban ngày và chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.
-
Clonidine: Sử dụng thuốc này nếu trẻ nhỏ bị mất ngủ kèm rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc các vấn đề về hành vi
-
Melatonin
-
Risperdal (risperidone): Những trẻ em mắc chứng tự kỷ hoặc các vấn đề về hành vi sẽ được kê đơn có thuốc này.
-
Thuốc chống trầm cảm – an thần như Elavil (amitriptyline) và Remeron (mirtazapine).
Việc sử dụng thuốc chữa trị mất ngủ ở trẻ em cần có sự theo dõi và giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Nếu con bạn trên 12 tuổi, có thể cho trẻ sử dụng bổ sung viên uống bổ não như OTiV – chứa 100% thành phần thiên nhiên, giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ hiệu quả và rất an toàn cho cơ thể.
Sử dụng 1 viên OTiV/ngày là giải pháp vàng hỗ trợ cải thiện sức khỏe não bộ và chất lượng giấc ngủ
OTiV đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh khả năng vượt trội trong việc chống gốc tự do gây hại tế bào thần kinh, tăng cường máu lên não và bảo vệ não bộ toàn diện, giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ ở trẻ em, cho trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn
Trẻ em bị mất ngủ kéo dài nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tư duy và thể chất của trẻ khi lớn lên. Do đó, phụ huynh cần giúp trẻ thay đổi lối sống, tạo môi trường ngủ thoải mái, bổ sung dinh dưỡng và dưỡng chất chuyên biệt cho não để trẻ ngủ ngon, sâu giấc.