Món ăn này nổi tiếng với sự bổ dưỡng, sử dụng các nguyên liệu quý hiếm và đắt đỏ.
Phật nhảy tường, phiên âm tiếng Trung là “Fo tiao qiang”, xuất phát từ món súp vi cá của người dân tỉnh Phúc Kiến. Đây là món ăn rất bổ dưỡng, từng được phục vụ trong cung đình và các gia tộc quan lại thời phong kiến.
Trong nền ẩm thực Trung Hoa, Phật nhảy tường được coi là một trong những cao lương mỹ vị. Điều này không chỉ vì nguyên liệu quý giá mà còn vì quá trình chế biến đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Văn thơ cổ của người Trung từng miêu tả món ăn này như sau:
“Đàm khải huân hương phiêu tứ lân Phật văn khí thiền khiêu tường lai”
(Tạm dịch: Mở nắp vung, mùi hương thơm lừng bay khắp xóm Phật ngửi được, liền bỏ thiền nhảy tường sang)
Hiện nay, Phật nhảy tường không chỉ có ở Trung Quốc mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan… Mỗi nước có những phiên bản riêng, sử dụng các nguyên liệu đa dạng. Tuy nhiên, điểm chung là món ăn được hầm từ nhiều loại thảo dược, thịt, và hải sản bổ dưỡng, tạo ra một món ăn công phu, đậm đà và hấp dẫn.
Nguyên liệu chế biến món phật nhảy tường
Nguyên liệu để làm món Phật nhảy tường không cố định và có thể thay đổi tùy thuộc vào người nấu. Cơ bản, món ăn này thường bao gồm 18 nguyên liệu chính, chủ yếu là các loại sơn hào hải vị như hải sâm, vây cá mập, nhân sâm, bào ngư, gân hươu, sò điệp và các loại nấm. Bên cạnh đó, còn có thể thêm vào một số thành phần khác như trứng cút, thịt gà, khoai môn, tuyết yến.
Mỗi loại nguyên liệu đều cần được hấp riêng trước khi cho vào một thố đất sét có miệng nhỏ, sau đó thêm rượu Thiệu Hưng để tăng thêm hương vị đậm đà.
Quá trình chế biến và gia vị của món phật nhảy tường
Ngoài những nguyên liệu bổ dưỡng, gia vị cũng là yếu tố quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của món Phật nhảy tường. Người đầu bếp sẽ cần sử dụng đến 12 loại gia vị khác nhau, bao gồm cả những gia vị cơ bản cùng với quế, gừng, và ngũ vị hương. Thiếu một loại gia vị cũng có thể làm món ăn mất đi sức hấp dẫn.
Quá trình nấu món Phật nhảy tường rất công phu, từ việc điều chỉnh lửa cho đến thứ tự cho các nguyên liệu vào nồi. Những đầu bếp chuyên nghiệp thậm chí còn đậy nắp nồi bằng lá sen để giữ mùi thơm không thoát ra ngoài.
Giá trị dinh dưỡng của món phật nhảy tường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, món ăn này có tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng cường thể lực, hỗ trợ hệ miễn dịch, có khả năng chống lão hóa và chống viêm. Bên cạnh đó, một số nguồn tin còn cho biết, Phật nhảy tường có thể giúp nam giới tăng cường sinh lực và bổ thn tráng dương.
Thời gian qua, món phật nhảy tường phổ biến tại Việt Nam. Trên các nền tảng mạng xã hội, từ khóa “món phật nhảy tường” có lượt tìm kiếm cao. Nhiều TikToker Reviewer cũng đua nhau thực hiện các clip ăn món phật nhảy tường thu về hàng triệu lượt xem.
Cách nấu lẩu ghẹ bổ dưỡng thơm ngon
Lẩu ghẹ thơm lạ đặc trưng chứa nhiều chất dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Ngay tại nhà bạn cũng có thể thực hiện món ngon này chiêu đãi cả nhà nhé.
Nguyên liệu chuẩn bị
Ghẹ: 2 con (kích thước to nhỏ tùy theo khẩu vị)
Xương lợn: 1kg
Hành tím, giềng, tiêu xanh, sả, dứa, cà chua
Rau ăn kèm: nấm rơm, nấm đùi gà, rau ăn kèm: mùng tơi, rau muống, rau cải
Bún ăn kèmCách nấu lẩu ghẹ
Xương lợn rửa sạch, trần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước thật sạch. Lại cho thêm nước vào ninh xương lấy nước dùng.
Cho dầu ăn vào chảo đun nóng phi thơm, cho tiêu xanh đ.ập dập, sả cắt khúc, giềng cắt lát, dứa thái miếng nhỏ rồi cho tiếp nước dùng vào đun sôi đều.
Ghẹ rửa sạch, bỏ yếm, tách mai. Rửa sạch các loại rau ăn kèm để ráo nước. Nấm rửa sạch, cắt bỏ phần chân bày ra đĩa.
Cho thêm cà chua bổ múi, ghẹ, các loại nấm vào nồi nước lẩu lại đun sôi tiếp.Dọn nồi lẩu, rau, bún ăn kèm, cho nước lẩu, ghẹ ra, bật bếp đun sôi và thưởng thức nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công cùng cách nấu lẩu ghẹ bổ dưỡng tại nhà.