Pịa là một món ăn đặc biệt của vùng Tây Bắc, nổi bật với cách chế biến độc đáo từ nội tạng của động vật ăn cỏ, đặc biệt là phần “Pịa” – chất dịch sền sệt trong ruột non.
Món pịa là gì?
Món pịa có nguồn gốc từ món ngưu tát phiến ở Quý Châu, Trung Quốc, nhưng khi đến Việt Nam, nó đã được biến đổi và trở thành món Nậm Pịa với hương vị độc đáo và riêng biệt. Người Thái ở Mộc Châu yêu thích món ăn này và coi đây là một phần không thể thiếu trong ẩm thực của họ.
Pịa chỉ chính xác là dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong ruột non của động vật. Pịa được kết hợp với nhiều loại gia vị như hạt mắc khén, sả, ớt, mùi tàu để tạo ra hương thơm đặc trưng cho món ăn này.
Cách làm món pịa
Chế biến món pịa không hề đơn giản và đòi hỏi sự tập trung cao độ vào từng bước. Đặc biệt, việc lựa chọn và chuẩn bị phần Pịa từ ruột non của bò hay dê là rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng, các con vật này được cho ăn cỏ tươi và các nguyên liệu đông y trong một thời gian dài trước khi mổ, để đảm bảo “Pịa” có chất dịch tiêu hóa và thực phẩm còn lưu lại trong ruột non, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Pịa không chỉ là món ăn nổi tiếng của vùng Tây Bắc mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ và sáng tạo trong ẩm thực dân tộc Thái. Dù nhiều người cho rằng món này thuộc vào loại “ẩm thực kinh dị trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám đình hay tiếp đón khách quý. Pịa được xem như một món ăn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mặc dù âm thanh ban đầu có vẻ khá ghê rợn nhưng thực tế, đặc sản Tây Bắc này còn có tác dụng giải rượu rất tốt, thích hợp cho các dịp lễ hội như đám cưới hay đám đình.
Quy trình chế biến pịa của người Thái Tây Bắc rất tỉ mỉ, bao gồm việc lựa chọn phần ruột non tốt nhất từ bò hay dê, sau đó ninh chế biến cùng các gia vị như mắc khén, sả, ớt, tiêu và rau thơm để tạo nên hương vị đặc trưng.
Những ai có cơ hội thưởng thức món pịa sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà, hấp dẫn của nó, đồng thời hiểu thêm về văn hóa và phong tục ẩm thực đặc sắc của người Thái ở vùng núi Tây Bắc.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, La Ha, Mảng… bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao.
Gạo nếp vo sạch và ngâm 6-8 tiếng sau đó cho vào ống nứa rồi cho nước xâm xấp mặt gạo. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)
Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.
Đầu tiên, vo gạo cho sạch rồi ngâm nước khoảng 6-8 giờ, vớt ra rổ để ráo. Tiếp theo người Thái trộn gạo với gừng giã và muối, rồi đổ gạo vào ống nứa, thêm nước ngập gạo.
Để cho món cơm lam ngon, người Thái không đổ nhiều gạo mà cách miệng ống khoảng một đoạn để khi gạo chín sẽ nở đầy kín miệng ống.
Sau đó dùng lá chuối đậy kín miệng ống rồi nướng trên lửa. Khi nướng liên tục xoay ống nứa để cơm được chín đều. Đến khi thấy hơi nước bốc ra từ miệng nắp có mùi thơm là cơm lam đã chín. Sau đó chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng. Khi ăn bóc vỏ và ăn cùng với muối vừng sẽ rất ngon.
Cơm lam là một món ăn giản dị, độc đáo và luôn tạo được sự bất ngờ cho người ăn. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản trong nguyên liệu và cách làm nhưng ngược lại là cả một nghệ thuật, một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non.
“Ngày xưa, cơm lam là món ăn mang đi rừng dài ngày của đồng bào dân tộc Thái. Người đi rừng chỉ việc mang đi ít gạo, lên rừng chặt ống nứa, dùng nước suối và tìm củi khô để chế biến cơm lam. Ngày nay, trong ngày hội văn hóa các dân tộc, người Thái thường trình diễn món cơm lam để giới thiệu nét ẩm thực đặc sắc gắn với văn hóa tộc người đến với bạn bè gần xa,” nghệ nhân Nông Văn Nhay, chuyên chế tác đàn tính của người Thái ở xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, cho biết.
Gạo được cho vào ống nứa.
Cơm lam được nướng bằng lửa bếp.
Sau khi cơm chín, phần vỏ ngoài ống nứa được dóc bỏ.
Thành phẩm cơm lam.