Rối loạn giấc ngủ không thực tổn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống cũng như hiệu suất lao động. Người trẻ với lối sống thiếu khoa học, cộng thêm áp lực công việc và học tập cao là nạn nhân chính của tình trạng này.
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là khi giấc ngủ của một người không được đảm bảo cả về chất lượng (ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ, hay gặp ác mộng…) và số lượng (giảm thời gian ngủ cần thiết) do chịu tác động của các yếu tố tâm lý, cảm xúc và hoàn cảnh sống.
Tình trạng này kéo dài khiến tinh thần và thể chất của người bệnh suy nhược, dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, thần kinh như trầm cảm, đau đầu, sa sút trí tuệ, tai biến mạch máu não…
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn làm suy giảm sức khỏe tổng thể
Biểu hiện rối loạn giấc ngủ không thực tổn ở mỗi người không giống nhau, có trường hợp bị mất ngủ kéo dài, có trường hợp gặp ác mộng trong lúc ngủ và có trường hợp thiếu ngủ vào ban đêm nhưng ban ngày lại ngủ quá nhiều… Dù khác nhau về biểu hiện, nhưng tất cả các dạng rối loạn giấc ngủ này đều xuất phát từ những nguyên nhân chung và cần khắc phục càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Như đã chia sẻ, rối loạn giấc ngủ không thực tổn xảy ra chủ yếu do các yếu tố tâm lý, cảm xúc và điều kiện (hoàn cảnh) sống. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải tình trạng này.
Yếu tố tâm lý
Áp lực học hành, thi cử; căng thẳng trong công việc; bất an và lo sợ về cuộc sống hay nỗi buồn, sự ghen tuông, biến cố gia đình… là những yếu tố tâm lý tác động trực tiếp đến chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Tâm lý tiêu cực dồn nén theo thời gian là nguồn gốc sinh ra gốc tự do gia tăng quá mức – tác nhân gây co mạch và tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó làm gián đoạn tuần hoàn máu não, dẫn đến mất ngủ, đau đầu và hàng loạt bệnh lý thần kinh khác.
Môi trường sống không thuận lợi
Điều kiện sống không thuận lợi, bao gồm: Nơi ở quá ồn ào, ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc quá nhiều ánh sáng, quá chật chội… cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ. Một số trường hợp bị rối loạn giấc ngủ còn bởi không quen với môi trường sống khi thường xuyên chuyển chỗ ở mới.
Lối sống thiếu khoa học
Những thói quen sống không tốt, chẳng hạn: Ăn đêm, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích trước khi đi ngủ, xem phim và chơi game xuyên đêm, ngủ trưa quá dài, lười vận động… có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ – thức tự nhiên, dần dần gây rối loạn giấc ngủ.
Thói quen dùng điện thoại quá khuya cũng dẫn đến rối loạn giấc ngủ
Ngoài ra, giấc ngủ có thể đột ngột bị rối loạn do thay đổi giờ giấc làm việc (làm ca ngày chuyển sang ca đêm), chuyển đến một lãnh thổ trái múi giờ và thời tiết, công việc thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay, tàu xe…
Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường gặp
Cùng là rối loạn giấc ngủ không thực tổn, nhưng mỗi người lại gặp phải những vấn đề khác nhau. Dưới đây là 7 dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường gặp với các triệu chứng đặc trưng, mọi người có thể tham khảo để nhận diện chính xác tình trạng của bản thân.
Ngủ nhiều không thực tổn
Thời gian ngủ có thể kéo dài trên 10 tiếng/ ngày, nhưng người bệnh vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ và khó tập trung vào công việc. Hiện tượng này diễn ra hàng ngày và có thể kéo dài trên một tháng, làm giảm hiệu suất lao động, đồng thời cản trở sinh hoạt của người bệnh.
Mất ngủ không thực tổn
Nếu bị thiếu ngủ (ngủ ít hơn hơn 6 tiếng/ngày), khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường tỉnh dậy vào ban đêm… ít nhất 3 ngày/tuần, liên tục trong một tháng thì có thể là dấu hiệu của mất ngủ không thực tổn. Giấc ngủ không được đảm bảo về chất lượng và số lượng gây mệt mỏi, căng thẳng quá mức, đau đầu, giảm trí nhớ và khó tập trung.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ là bệnh gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Chứng miên hành (mộng du)
Đây là dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn đặc biệt, bởi người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái nửa thức nửa ngủ. Trong trạng thái này, người bệnh có thể bật dậy, ra khỏi giường và đi lại như khi đang tỉnh, nhưng lại không ý thức được hành động của mình, thế nên sáng mai thức dậy, họ không nhớ những chuyện đã xảy ra.
Chứng mộng du xuất hiện vào khoảng ⅓ đầu của giấc ngủ đêm. Lúc này, bộ dạng của người bệnh ngây dại, vô hồn, không có cảm xúc và gần như không phản ứng lại với tương tác của người khác.
Ác mộng
Ác mộng là những giấc mơ liên quan đến sự chết chóc, tai nạn, mất mát… khiến nhiều người bật dậy ở bất kỳ thời điểm nào trong giấc ngủ đêm với tâm trạng lo lắng và sợ hãi, kèm theo các triệu chứng như toát mồ hôi, chân tay co rút, run rẩy… Sau khi tỉnh giấc, người bệnh có thể nhớ lại toàn bộ nội dung giấc mơ, nhưng cơn ác mộng gần như không làm gián đoạn hoặc cản trở hoạt động ban ngày của người bệnh.
Hoảng sợ khi ngủ
Cũng là thức giấc giữa đêm với nỗi sợ hãi và lo lắng tột độ, nhưng hoảng sợ khi ngủ khác với ác mộng ở những điểm như: la hét lớn, hành động đứng dậy nhanh, hành vi mất kiểm soát (vung tay, vung chân), có xu hướng chạy trốn, thở gấp, đồng tử giãn và khi thức giấc hoàn toàn, người bệnh không nhớ những sự việc đã xảy ra. Cơn hoảng sợ khi ngủ thường diễn ra trong khoảng từ 1-10 phút và có thể lặp lại sau đó.
Hoảng sợ trong khi ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn chu kỳ thức ngủ
Rối loạn chu kỳ ngủ thức được mô tả là tình trạng không đồng nhất thời gian đi ngủ và thức dậy giữa các ngày trong tuần hoặc ngủ nhiều vào ban ngày, thiếu ngủ vào ban đêm. Loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ mãn tính.
Ngủ rũ (ngủ lịm)
Ngủ rũ được định nghĩa là những cơn buồn ngủ diễn ra vào ban ngày mà người bệnh không thể chống lại được, kèm theo hiện tượng mất trương lực cơ hoặc xuất hiện ảo giác. Dạng rối loạn giấc ngủ này kéo dài ít nhất 3 tháng, khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái thiếu tỉnh táo, mất năng lượng và không có hứng thú làm việc, vận động hay vui chơi.
Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Để xác định cụ thể nguyên nhân và dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bác sĩ sẽ tiến hành các bước chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân để thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến rối loạn giấc ngủ thông qua một số câu hỏi, như:
-
Người bệnh có cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc không?
-
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có xảy ra ít nhất 3 lần một tuần và kéo dài ít nhất một tháng?
-
Rối loạn giấc ngủ có cản trở sinh hoạt và khả năng lao động hay không?
-
Điều kiện làm việc và hoàn cảnh sống có gì thay đổi?
-
Thói quen trước khi đi ngủ như thế nào?
Kết quả của chẩn đoán lâm sàng giúp bác sĩ bước đầu nhận định được mức độ và một phần nguyên nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi xác nhận người bệnh có biểu hiện bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng để đưa ra kết luận đầy đủ nhất về nguyên nhân cũng như dạng rối loạn giấc ngủ mà người bệnh đang gặp phải. Chẩn đoán cận lâm sàng gồm các xét nghiệm và bài kiểm tra sâu hơn.
-
Xét nghiệm công thức máu và nước tiểu.
-
Điện não đồ, siêu âm Dopller mạch máu não.
-
Chụp X-quang tim phổi, CT Scan, MRI sọ não.
-
Kiểm tra trắc nghiệm tâm lý: Đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI), đánh giá trầm cảm (Beck, Hamilton), đánh giá lo âu (Zung, Hamilton), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI)…
-
Các xét nghiệm khác giúp loại trừ nguyên nhân thực thể: Điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng…
Sau khi tìm ra nguồn gốc vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực thể của mỗi bệnh nhân.
Các cách điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó việc thay đổi thói quen ngủ và quản lý căng thẳng là hai mục tiêu chữa trị quan trọng nhất.
Thay đổi hành vi và thói quen ngủ
Thay đổi một số hành vi và thói quen không tốt giúp hình thành chu kỳ ngủ – thức tự nhiên, nâng cao chất lượng giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho những ai đang phải trải qua tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn:
-
Duy trì giờ ngủ và thức dậy nhất quán trong suốt cả tuần (chỉ được dao động trong khoảng 1 tiếng).
-
Không nên ngủ nướng hoặc ngủ trưa quá lâu.
-
Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, café, chè… vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
-
Không ăn quá no hoặc ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường vào bữa tối (nên ăn bữa tối trước giờ đi ngủ khoảng 3-4 tiếng).
-
Không dùng điện thoại, máy tính, ti vi trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
-
Không làm việc trên giường ngủ.
-
Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng mát, đủ tối và không có tiếng ồn.
Thiết kế phòng ngủ thoải mái, tránh xa các thiết bị điện tử và tách biệt với nơi làm việc
Tìm hiểu thêm: 11 cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả không cần thuốc
Kiểm soát căng thẳng
Stress là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Vì vậy, học cách kiểm soát và giải tỏa căng thẳng là chìa khóa giúp mọi người tìm lại giấc ngủ chất lượng.
Để giảm căng thẳng, mọi người cần chú ý sắp xếp lịch biểu làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tuyệt đối không làm việc quá sức, không dùng thời gian ngủ cần thiết để giải quyết công việc hoặc học tập.
Đừng quên cân bằng cảm xúc của bản thân bằng những liệu pháp chữa lành tâm hồn như đọc sách, nghe nhạc, thiền, yoga… Nếu cảm thấy mức độ căng thẳng vượt quá giới hạn chịu đựng, hãy san sẻ với bạn bè, người thân hoặc tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý.
Tập thể dục thể thao
Vận động không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sức mạnh cơ bắp, mà còn giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, sản xuất hormone “hạnh phúc” dopamine, đem lại cảm giác thoải mái và tinh thần phấn chấn. Đây là điều kiện cần thiết để người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ ngon giấc hơn.
Đối với người đang điều trị rối loạn giấc ngủ nói chung, những bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, cầu lông… là lựa chọn thích hợp nhất. Để có được sự chuyển biến tích cực trong giấc ngủ, người bệnh cần tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, nhưng cần hoàn thành buổi tập 4 tiếng trước khi ngủ.
Bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do cho não bộ
Hầu hết mọi người không biết rằng, căng thẳng, áp lực kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Tại não bộ, hoạt tính của gốc tự do làm tổn thương thành mạch, hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, cản trở lưu thông máu đến tế bào não, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và các bệnh lý thần kinh khác như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung, trầm cảm…
Do đó, song song với việc kiểm soát căng thẳng, stress bằng lối sống lành mạnh và thái độ sống tích cực, mọi người cần chủ động chống gốc tự do mới có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và bảo vệ chức năng não bộ hiệu quả.
Bằng công nghệ chiết xuất hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra giải pháp hỗ trợ chống gốc tự do vượt trội nhờ kết hợp thành công những hoạt chất quý từ hai tinh chất thiên nhiên là Blueberry (Việt quất) và Ginkgo Biloba (Bạch quả).
Bổ sung viên uống OTiV để chống gốc tự do từ bên trong não bộ, giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả hơn
Các hoạt chất quý của bộ đôi dưỡng chất này (hiện có trong viên uống bổ não OTiV) có khả năng trung hòa gốc tự do, hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, từ đó duy trì lưu lượng máu đến não đều đặn, đảm bảo cung cấp đủ nguồn oxy và dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động não. Nhờ vậy, hỗ trợ cải thiện rối loạn giấc ngủ, đau đầu, tăng cường trí nhớ và phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) từ gốc.
Sử dụng thuốc
Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kê đơn trong quá trình điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng đến đại bộ phận, nhất là giới trẻ với lối sống chịu sự chi phối lớn của thiết bị điện tử. Chính vì thế, chăm sóc sức khỏe não bộ từ sớm bằng dưỡng chất chống gốc tự do, hoạt động thư giãn tâm hồn và những thói quen sinh hoạt khoa học là nền tảng để kiến tạo một giấc ngủ chất lượng.