Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như trầm cảm, lo âu, tim mạch, suy giảm trí nhớ, bệnh lý mạch máu não…

Vậy rối loạn giấc ngủ là gì? Các dạng rối loạn thường gặp, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được tháo gỡ qua bài chia sẻ dưới đây của các chuyên gia.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng rối loạn sức khỏe làm thay đổi giấc ngủ của bạn. Bệnh có 3 hình thức chính là mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức, ngủ. Dưới những áp lực của cuộc sống hiện đại, chứng rối loạn giấc ngủ dần trở thành một căn bệnh phổ biến.

Theo thống kê từ các chuyên gia Nội thần kinh, số lượng người đến thăm khám vì bệnh mất ngủ đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa (khoảng 25% trong độ tuổi 18-30 tuổi).

rối loạn giấc ngủ là gì

Rối loạn giấc ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng và khả năng tác động đến tâm lý của người bệnh mà rối loạn giấc ngủ được phân thành nhiều dạng như:

Mất ngủ

Mất ngủ (tiếng Anh là Insomnia) là một rối loạn giấc ngủ thường gặp. Cụ thể, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc) và chất lượng (khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ không sâu, có nhiều ác mộng…). Dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, giảm tập trung, đau đầu mệt mỏi vào ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe (suy giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý) …

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp. Theo đó, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc) và chất lượng (khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ không sâu, có nhiều ác mộng…).

PGS. TS. BSCKII Nguyễn Văn Liệu

Có 3 dạng mất ngủ thường gặp:

Là tình trạng mất ngủ xuất hiện trong vài đêm hoặc một vài tuần. Đây là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất và chiếm khoảng 30-40% dân số.

Có nhiều nguyên nhân làm mắc chứng mất ngủ tạm thời như những biến cố trong cuộc sống như làm ăn thua lỗ, mất người thân, đau buồn chuyện tình cảm; sinh hoạt thiếu điều độ như ngủ trưa nhiều; áp lực lớn từ công việc, cuộc sống, dùng nhiều chất kích thích trước khi ngủ; không gian ngủ không thoải mái; ảnh hưởng từ một số bệnh lý cấp tính đau răng, đau bụng, ho, sốt…

Mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần bao gồm tất cả những rối loạn tâm thần có thể dẫn đến mất ngủ, theo thống kê có đến 30 – 60% trường hợp mất ngủ có nguyên nhân từ các rối loạn tâm thần gồm:

– Rối loạn trầm cảm: Mất ngủ vào sáng sớm (thường dậy vào lúc 3 – 4 giờ sáng) và sau đó không ngủ lại được.

– Mất ngủ hoàn toàn do cơn hưng cảm hay trạng thái hoang tưởng, lú lẫn: là rối loạn chu trình thức – ngủ, dẫn đến tình trạng kích động ban đêm và mất ngủ.

– Rối loạn lo âu: Khó đi vào giai đoạn ru giấc ngủ.

Mất ngủ mãn tính: Là tình trạng kéo dài trên 1 tháng và thường người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ ngày, có thể mất từ 30 phút đến 1 tiếng mới có thể ngủ được nhưng chất lượng giấc ngủ kém và hay bị tỉnh giấc giữa chừng.

– Mất ngủ thứ phát thực thể: rất nhiều bệnh có thể đưa đến tình trạng mất ngủ như các bệnh lý xương khớp, các bệnh lý tiêu hóa (loét dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày…), các bệnh đường tiết niệu (viêm tuyến tiền liệt, u tiền liệt tuyến, tiểu rắt, tiểu buốt), các bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp), các bệnh lý tim mạch và hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn), các bệnh lý thần kinh như: tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, Alzheimer…

Ngoài ra, mất ngủ thứ phát thực thể cũng có thể do dùng thuốc như Theophylline, Corticoid, thuốc chống trầm cảm tác dụng kích thích, thuốc ngủ dùng trong thời gian dài và thường xuyên lạm dụng chất kích thích như Cafe, thuốc lá, amphetamine, cocaine…

Đây là loại mất ngủ mà phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Mất ngủ tiên phát được đặc trưng bởi hai dấu hiệu là khó đi vào giấc ngủ và hay thức giấc. Thông thường, người ta phân biệt ra 2 loại sau:

– Mất ngủ vô căn tiến triển từ tuổi ấu thơ: Nguyên nhân có thể từ những sự kiện, cú sốc tâm lý mà tuổi thơ phải chứng kiến và ảnh hưởng đến bây giờ gây ra mất ngủ.

– Mất ngủ tâm sinh lý: Trường hợp mất ngủ này được hình thành từ nguyên nhân tâm lý sợ giấc ngủ được lặp đi lặp. Có thể do giấc mơ, ác mộng hoặc ảo giác khiến người bệnh né tránh giấc ngủ.

Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều

Biểu hiện của dạng này gồm ngủ nhiều, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật trong ngày. Trái ngược với mất ngủ, dạng rối loạn này thường khó nhận biết và không được quan tâm nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.

Tình trạng này xảy ra khi người bệnh ngáy lớn lên rồi ngưng thở vài phút trong lúc ngủ và thường lặp lại khoảng 5 lần trong 1 giờ. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện khác như tiểu nhiều trong đêm, gặp ác mộng, bị đau đầu, ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, mất tập trung… Bệnh thường gặp ở những nam giới trung niên, thừa cân, béo phì…

ngưng thở khi ngủ rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ và thường gặp ở nam giới trung niên

Trường hợp này liên quan đến những người làm việc quá nhiều, làm việc ban đêm, do chăm sóc người thân bị ốm, người mới sinh con… người bệnh với các biểu hiện như ngủ li bì khó thức dậy, ngủ gập trong ngày, khó tập trung chú ý, người mệt mỏi, cảm giác bồn chồn, dễ cáu gắt…

Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng ngủ nhiều, ngủ li bì nhưng không đạt được chất lượng giấc ngủ như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều chỉnh khí sắc, thuốc chống động kinh, thuốc kháng dị ứng, thuốc giãn cơ…

Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác vô cùng buồn ngủ vào ban ngày, họ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không hay biết cũng không thể cưỡng lại được.

Còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom – một loại rối loạn chuyển động khi ngủ, hội chứng tay chân không yên gây ra cảm giác khó chịu, buồn chồn và thôi thúc người bệnh phải đứng lên di chuyển, vận động khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ sâu.

Rối loạn sinh học ngày đêm

Đặc trưng bởi giai đoạn ru giấc ngủ và thức dậy sớm. Người bệnh thường thức dậy khoảng 2-3 giờ sáng và không ngủ lại được, nhưng lại dẫn đến nhu cầu ngủ sớm vào buổi chiều. Dạng rối loạn này thường gặp ở người lớn tuổi.

Tình trạng này xảy ra với biểu hiện đặc trưng là thời gian đi ngủ rất trễ (sau nửa đêm) và khó thức dậy vào buổi sáng. Rối loạn này chủ yếu gặp ở người mù ngoại biên, bệnh tâm thần phân liệt hoặc bệnh sa sút.

Thường đầu đêm người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ nên khi phải dậy sớm đi làm, người bệnh sẽ buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng nhìn chung, dấu hiệu rối loạn giấc ngủ thường có các triệu chứng điển hình như:

– Khó đi vào giấc ngủ ban đêm (phải mất 1h hoặc hơn mới có thể đi vào giấc ngủ)

– Giấc ngủ thường bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu

– Tỉnh dậy nhiều lần trong đêm (thường dài hơn 30 phút) và khó ngủ lại

– Dậy từ rất sớm (4-5h hoặc sớm hơn)

– Mệt mỏi vào ban ngày

– Cảm giác như chưa được ngủ

– Đi tiểu nhiều lần trong đêm

– Gặp vấn đề về hô hấp

– Thường có cảm giác thúc giục phải di chuyển trong khi ngủ

– Thiếu tập trung

– Năng suất làm việc giảm

– Dễ cáu kỉnh, bực bội với người khác

– Trầm cảm

– Tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ tùy thuộc vào từng dạng bệnh cụ thể, nhưng nhìn chung rối loạn giấc ngủ xuất phát từ một số nguyên nhân như:

Stress trong công việc và cuộc sống: lo âu, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình… là nguyên nhân phổ biến nhất. Người trẻ là đối tượng chính dễ gặp phải tình trạng này.

– Sử dụng các chất kích thích (rượu bia, trà, cà phê, ma túy…) trước khi ngủ làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

– Môi trường ô nhiễm, ồn ào, không gian ngủ không thoải mái… cũng là một yếu tố thường gặp làm khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ ghé thăm thường xuyên.

– Thói quen ngủ thiếu khoa học (lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tập thể dục muộn, tắm đêm…) cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ.

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid… khi sử dụng lâu ngày cũng có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Các bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, viêm khớp, viêm phế quản, hen suyễn… thường gây những triệu chứng khó chịu, đau đớn dai dẳng vào ban đêm khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ.

một số bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ

Một số bệnh lý mãn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường… thường gây ra triệu chứng đau đớn, khó chịu và khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ

Mặc dù mất ngủ xuất phát từ nhiều yếu tố nội và ngoại sinh, nhưng áp lực, stress của cuộc sống hiện đại là yếu tố được đánh giá tác động nhiều nhất đến giấc ngủ, gây chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Khi stress, căng thẳng… kéo dài sẽ khiến cơ thể tăng tiêu thụ oxy và năng lượng làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Tại các động mạch nuôi não, gốc tự do tấn công gây tổn thương thành mạch, dẫn đến sự hình thành mảng xơ vữa, huyết khối làm hẹp động mạch, giảm lượng máu lên não. Hậu quả là não thiếu oxy và dưỡng chất. Hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn với biểu hiện cụ thể là tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Khắc phục gốc tự do –  Khôi phục giấc ngủ tự nhiên theo giải pháp khoa học

Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, để ngủ ngon và sâu giấc, sáng dậy với trạng thái sảng khoái, cần loại bỏ nguy cơ gây hại từ gốc tự do.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bộ đôi tinh chất thiên nhiên là Blueberry (chứa các hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene) và Ginkgo Biloba có trong OTIV – được xem như “chiến binh” có khả năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu, giúp hạn chế tổn thương các thành mạch, cản trở sự hình thành của các gốc tự do, tăng cường hoạt động não. Từ đó, hỗ trợ giảm hiện tượng xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối và cải thiện tình trạng thiếu máu não.

tên

Đặc biệt, khi não được cung cấp đủ máu và dưỡng chất, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi, giấc ngủ được đưa về đúng nhịp sinh lý, thì các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ về đêm cũng đồng thời được cải thiện.

Bên cạnh cải thiện mất ngủ, các hoạt chất sinh học quý trong OTiV còn có khả năng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mạch máu như đau nửa đầu, thiếu máu não, tai biến mạch máu não có liên quan đến vỡ mạch máu; các bệnh liên quan đến thần kinh như sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, Alzheimer, Parkinson; giúp hỗ trợ giảm stress.

Một công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho thấy, mất ngủ kéo dài làm teo não 25% và gây ra suy giảm trí nhớ, nguy cơ dẫn tới sa sút trí tuệ. Ngoài ra, mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh mạn tính nguy hiểm khác như tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, thậm chí là đột quỵ.

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ hiệu người bệnh cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau, bao gồm:

Vệ sinh giấc ngủ (hay còn gọi là Sleep hygiene)

Đại học ACPI Hoa Kỳ khuyến nghị: Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) nghĩa là thay đổi lối sống là phương pháp điều trị đầu tiên cho chứng mất ngủ. Cụ thể:

– Điều chỉnh lịch làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, ngủ và thức dậy đúng giờ, thời gian ngủ lý tưởng là trước 23h và dậy lúc 5-6h sáng. Không gian ngủ cần sạch sẽ, tối và yên tĩnh. Nhiệt độ trong phòng ngủ nên duy trì từ 19-22 độ C.

– Một số thực phẩm bạn không nên tiêu thụ vào buổi tối vì có thể gây rối loạn giấc ngủ như như trà, cà phê, bia rượu… Ngoài ra, cần tránh ăn no và tránh ăn các loại thực phẩm gây khó tiêu trong khoảng 2 tiếng trước khi lên giường.

– Tránh ngủ nhiều vào ban ngày. Nên tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm để thư giãn trước khi ngủ 1-2 tiếng.

– Tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ.

Tham khảo thêm: Các mẹo chữa mất giúp ngủ ngon và sâu

Kiểm soát stress hiệu quả là cách chữa rối loạn giấc ngủ

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ bạn cần tạo cho mình tâm lý thật thoải mái và loại bỏ những suy nghĩ, căng thẳng trước khi ngủ. Sau một ngày làm việc mệt nhọc bạn không nên ngủ ngay. Thay vào đó, có thể trò chuyện vui vẻ với bạn bè và người thân, đọc sách báo, đi dạo hay làm các công việc nhẹ nhàng mà bạn yêu thích. Ngoài ra, các hoạt động giãn cơ, thiền, yoga cũng có nhiều lợi ích cho giấc ngủ.

Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, âm nhạc có một sợi dây gắn kết vô hình tới hệ thần kinh. Do đó, trước khi ngủ bạn nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, nhạc không lời có giai điệu thư giãn giúp giải tỏa tinh thần, từ đó giúp bạn dễ ngủ hơn.

Tham khảo thêm: Các cách xả stress tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Sử dụng thảo dược chữa rối loạn giấc ngủ

Một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ như tâm sen, lạc tiên, đinh lăng, hoa cúc, hoa cúc La Mã, tinh dầu hoa nhài… người bệnh có thể tham khảo để chế biến thành các loại trà, nước uống, món ăn giúp dễ ngủ hơn.

Lưu ý, một số thuốc thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ hiện nay bao gồm thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm thường được kê cho người bị mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, không tự ý sử dụng các loại thuốc trên khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì chúng có thể để lại nhiều hậu quả khó lường, gây nghiện và để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Rối loạn giấc ngủ khi kéo dài có thể trở thành mãn tính gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *