Thức trắng đêm có thể là cụm từ không còn xa lạ với nhiều người, có thể vì dự án gấp, ca làm việc hay tình huống khẩn cấp mà khiến bạn mất ngủ một đêm. Thức trắng 1 đêm có sao không, những hậu quả tiềm ẩn của việc thức suốt đêm và phải làm gì khi bạn thực sự cần phải thức đêm.
Thức trắng 1 đêm là tình trạng gì?
Thức trắng 1 đêm là một tình trạng mà cơ thể phải chống lại cơn buồn ngủ để ưu tiên xử lý nhu cầu công việc, các sự kiện xã hội hay đơn giản là do sức hấp dẫn của việc trở thành một “con cú đêm”. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp hậu quả của việc ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ hoàn toàn.
Mất ngủ là lý do phổ biến nhất dẫn đến giấc ngủ kém, nhưng các rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn khác hoặc ảnh hưởng của môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nguyên nhân khiến bạn thức trắng 1 đêm
Mất ngủ không phải là một căn bệnh mà là kết quả của các bệnh khác hoặc do hoàn cảnh sống. Tình trạng mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mất ngủ có thể xảy ra vì một số lý do:
Ngủ nhiều vào ban ngày
Ngủ trưa dài hoặc ngủ vào những thời điểm nhất định trong ngày có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Nghiên cứu cho thấy ngủ trưa lâu hơn 30 phút có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và mệt mỏi hơn khi thức dậy. Các chuyên gia về giấc ngủ cũng khuyên bạn không nên ngủ trưa muộn sau 2 giờ chiều, để tránh khó ngủ hoặc thậm chí trằn trọc vào ban đêm.
Thức khuya làm việc
Những người thức khuya xử lý công việc thường có xu hướng gặp khó khăn khi vào giấc ngủ. Trạng thái căng thẳng khi làm việc có thể kéo dài ra, khiến nhiều người khó ngủ, thậm chí là thức suốt đêm.
Căng thẳng, lo lắng
Suy nghĩ về những điều căng thẳng khi đi ngủ có thể khiến não bộ khó thư giãn. Tâm trí hỗn loạn và những suy nghĩ lo lắng có thể khiến bạn thức hàng giờ.
Khi gặp căng thẳng, cơ thể bạn sản sinh ra lượng hormone cortisol cao hơn. Hormone căng thẳng này có thể cản trở khả năng thư giãn và cảm thấy bình tĩnh.
Thói quen ăn uống
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Ăn quá nhanh, bỏ bữa, ăn quá nhiều, chất lượng thức ăn kém đều là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Thức ăn cay, chất kích thích và sự phản ứng giữa các thực phẩm… cũng góp phần khiến bạn mất ngủ.
Liệu việc thức suốt đêm có thực sự “đáng giá” hay không và thức trắng 1 đêm có sao không?
Thức trắng 1 đêm có sao không?
Mất ngủ 1 đêm có thể tác động đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. Mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, đặc biệt nếu bạn thường xuyên thức đêm hoặc có bệnh lý từ trước.
Ngoài ra, dù thức suốt đêm nghe có vẻ giống như một cách để hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn nhưng thiếu ngủ sẽ làm chậm suy nghĩ và giảm khả năng tập trung. Dưới đây là những ảnh hưởng mạnh mẽ của việc thiếu ngủ đến tâm trí và cơ thể:
Ảnh hưởng đến chức năng nhận thức
Mất ngủ ngắn hạn ảnh hưởng đến não bằng cách có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc duy trì sự tỉnh táo và chú ý. Khi suy nghĩ của bạn chậm lại, bạn có thể bắt đầu mất nhiều thời gian hơn để xử lý và ứng phó với những gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống. Thiếu ngủ làm tổn hại đến khả năng đa nhiệm, suy nghĩ linh hoạt và hiểu các khái niệm phức tạp.
Gây buồn ngủ ban ngày và tai nạn
Não có nhu cầu ngủ bù nếu bạn bị thiếu ngủ quá nhiều, điều này có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ ban ngày. Buồn ngủ và ngủ chập chờn làm tăng nguy cơ mắc lỗi trong công việc và gây tai nạn, cả ở nơi làm việc và trên đường.
Lái xe buồn ngủ là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Cảm giác mệt mỏi khi lái xe khiến bạn khó có thể tập trung vào đường đi và làm tăng thời gian phanh hoặc đưa ra quyết định vội vã.
Ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tâm thần
Không ngủ 1 ngày có sao không? Có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến bạn cảm thấy buồn bã hoặc lo lắng hơn. Thiếu ngủ cũng liên quan đến các triệu chứng như:
- Khó khăn khi đối mặt với những thay đổi
- Rắc rối trong việc xử lý cảm xúc của bạn
- Thiếu năng lượng
- Giảm ham muốn tình dục
- Cáu gắt
- Tâm trạng lâng lâng
Gia tăng nguy cơ mắc bệnh
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch có thể thực hiện công việc quan trọng trong lúc cơ thể ngủ. Hệ thống miễn dịch hoạt động để tăng cường khả năng phòng vệ khi bạn ngủ, giúp cơ thể bạn được bảo vệ tốt hơn khỏi bệnh tật và chấn thương. Vì vậy, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sau hoạt động trong ngày, kích hoạt hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tối ưu.
Nếu bạn đã có vấn đề về sức khỏe, việc thức suốt đêm có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Mất ngủ 1 đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm…
Ai dễ bị tình trạng mất ngủ 1 đêm dài?
Thức trắng 1 đêm có thể xảy ra với mọi người theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng bị mất ngủ hơn nam giới. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra có thể bao gồm:
- Người làm việc theo ca, những người không có lịch ngủ cố định
- Những thay đổi về kiểu ngủ và sức khỏe khi lớn tuổi
- Những người mắc bệnh trầm cảm
- Những người không hoạt động thể chất
- Người học bài cho kỳ thi, chuẩn bị cho một bài thuyết trình quan trọng ở nơi làm việc
- Dọn dẹp nhà cửa, xây sửa cho công ty là những áp lực xã hội phổ biến khiến mọi người phải thức trắng đêm.
- Một số trường hợp khác, có thể mất ngủ 1 đêm chỉ để say sưa xem chương trình yêu thích, đọc một cuốn tiểu thuyết, chơi game hoặc tiệc tùng với bạn bè.
Làm sao để tỉnh táo sau 1 đêm mất ngủ?
Làm sao để tỉnh táo sau một đêm mất ngủ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có thể mất vài ngày thậm chí vài tuần để khắc phục hoàn toàn những tác động bất lợi của thức trắng một đêm. Bạn có thể sửa chữa ảnh hưởng của việc thức suốt đêm bằng những cách sau đây:
Duy trì giờ giấc bình thường
Đặt thời gian đi ngủ và thức dậy nhất quán, ngay cả vào cuối tuần. Tạo thói quen đi ngủ bằng các hoạt động thư giãn như đọc sách, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc êm dịu.
Tắm nước lạnh vào buổi sáng
Bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với nước lạnh, bạn có thể kích hoạt một loạt phản ứng sinh lý tích cực giúp khởi đầu ngày mới. Khi bạn tắm nước lạnh vào buổi sáng, cơ thể bạn buộc phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, giúp tinh thần sảng khoái hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng tốc độ trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, tắm nước lạnh vào buổi sáng còn được cho là có khả năng làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, trở thành sự lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới tỉnh táo.
Tiếp xúc với ánh sáng
Thúc đẩy cơ thể vận động và đi ra ngoài tắm nắng, hít thở không khí trong lành có thể giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ và giữ tỉnh táo.
Mặt trời có thể hoạt động như đồng hồ tự nhiên và điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Ngồi dưới ánh nắng trong 30 phút (đặc biệt là sau khi thức dậy) hoặc thậm chí mùi bên ngoài cũng có thể kích thích các giác quan của bạn.
Chuẩn bị bữa sáng đảm bảo dưỡng chất
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bữa ăn sáng cân bằng, lành mạnh vào buổi sáng sẽ hỗ trợ cơ thể phục hồi, cải thiện sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn những người bỏ bữa sáng.
Nếu trải qua một đêm thức trắng, bữa sáng nên bổ sung những thực phẩm giàu protein như trứng, đậu phụ, sữa chua hoặc bơ đậu phộng. Hoặc chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như bột yến mạch và trái cây tươi. Những thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn suốt cả ngày và cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết để tỉnh táo và năng động.
Không lạm dụng cà phê
Việc phá vỡ vòng luẩn quẩn của việc mất ngủ cả đêm và buồn ngủ ban ngày có vẻ khó khăn, nhưng với một chút nỗ lực – không lạm dụng cà phê để giúp bạn tỉnh táo ban ngày có thể giúp cơn buồn ngủ ban đêm đến dễ dàng hơn.
Vận động thể chất
Tập thể dục có thể cải thiện tâm trạng và năng lượng. Nếu bạn cảm thấy mình đang lơ mơ, hãy đứng dậy và đi lại quanh phòng hoặc tập một số bài tập nhanh.
Một số biện pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ
Các khuyến cáo về giấc ngủ ở người trưởng thành là nên ngủ từ 7 giờ trở lên mỗi đêm. Việc đặt câu hỏi: thức trắng 1 đêm có sao không, thì rõ ràng là có ảnh hưởng nghiêm trọng. Người ta thậm chí còn phát hiện ra rằng việc thức trắng một đêm làm giảm tốc độ và thời gian phản ứng của một người.
Một số biện pháp để tránh thức suốt đêm, bạn có thể thực hiện tại nhà và hiệu quả là:
- Lên kế hoạch công việc trước: Bạn có thể không cần phải thức cả đêm để hoàn thành một dự án hoặc học bài, nếu bạn tập trung làm việc hiệu quả vào ban ngày và dành cả đêm để ngủ ngon.
- Theo dõi lịch làm việc: Việc ghi chú các sự kiện và ngày đến hạn của dự án giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra hàng ngày, hạn chế việc chạy deadline cả đêm.
- Làm việc theo từng phần: Làm việc hướng tới mục tiêu và nhiệm vụ mỗi ngày, do đó bạn không cần phải hoàn thành nhiệm vụ vào phút cuối. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, hãy thử đứng dậy nghỉ ngơi một chút trước khi quay lại làm việc.
- Nói “không” với việc hy sinh giấc ngủ: Mặc dù làm việc vào phút chót đôi khi là điều cần thiết, nhưng việc đặt ra ranh giới về cách thức và thời gian làm việc có thể là một cách quan trọng để kiểm soát căng thẳng và có được giấc ngủ mà bạn cần.
- Tránh dùng caffeine vào buổi tối: Caffeine có thể hữu ích khi bạn cần tập trung làm việc, nhưng một tách cà phê vào buổi tối có thể khiến bạn khó điều chỉnh lại lịch trình ngủ bình thường. Phải mất 6 – 8 giờ để tác dụng của caffeine biến mất, vì vậy hãy cố gắng tránh dùng caffeine quá gần giờ đi ngủ.
- Cải thiện vệ sinh giấc ngủ: Duy trì vệ sinh giấc ngủ tốt có thể giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn. Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn và tìm ra thói quen đi ngủ phù hợp có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Bổ sung dưỡng chất bổ não: Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã phát hiện hai hợp chất quan trọng trong quả Blueberry là Anthocyanin và Pterostilbene, có khả năng trung hòa gốc tự do và kích thích sự sản xuất tự nhiên của các men chống gốc tự do trong cơ thể. Và chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba cũng chứa thành phần Flavonoid và Terpenoid, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương của gốc tự do.
Kết hợp Ginkgo Biloba và Blueberry trong viên uống OTiV mang lại hiệu quả vượt trội trong việc chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não bộ. Từ đó, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và stress, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu đến não, phòng ngừa các bệnh lý mạch máu não và cải thiện trí nhớ.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể có câu trả lời cho câu hỏi “thức trắng 1 đêm có sao không”. Bài viết cũng cung cấp một số biện pháp khắc phục hậu quả của việc mất ngủ 1 đêm và giải pháp giúp bạn có được giấc ngủ trọn vẹn, sáng dậy tỉnh táo.