Bạn thường phải vật lộn mỗi đêm, dùng đủ phương pháp khác nhau để vỗ về giấc ngủ, nhưng vẫn không thể chìm vào giấc ngủ như ý muốn? Bạn có biết, ngoài việc bị căng thẳng, stress sẽ khiến bạn thao thức không ngủ được, một số bệnh mạn tính hoặc vấn đề sức khỏe cũng có thể gây mất ngủ!
Vậy mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Mất ngủ là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến với các biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ quá ít và thường thức dậy rất sớm. Mất ngủ thường xuyên có thể “hủy hoại” sức khỏe và tâm trạng của con người, hơn thế nữa mất ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nào đó mà bạn chưa biết, chúng có thể là:
Vấn đề thể chất mạn tính
Khi cơ thể không khỏe, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều
Các rối loạn thần kinh
Hầu như tất cả những người bị lo âu hoặc trầm cảm đều gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Song song đó, việc mất ngủ trong thời gian dài từ ngày này qua tháng khác cũng có thể khiến stress, lo âu tăng nặng, và tiếp tục làm tình trạng mất ngủ trầm trọng thêm.
Một số chứng bệnh hoặc dấu hiệu bất thường của hệ thần kinh có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ bao gồm:
Rối loạn lo âu
Lo lắng kéo dài, rơi vào trạng thái hoang mang tột độ còn được gọi là chứng rối loạn lo âu. Những cảm giác này bao gồm những cảm giác lo lắng không rõ ràng hoặc thường bộc phát mãnh liệt và không có dấu hiệu báo trước, đôi khi gây ra nhiều rắc rối và tai nạn nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày.
Những người mắc chứng lo âu nói chung thường bị lo lắng quá mức trong thời gian dài (có thể xảy ra vài ngày hoặc thậm chí vài tháng) – đây là đặc trưng của rối loạn lo âu. Lúc này, họ khó đi vào giấc ngủ và không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ.
Chứng sợ hãi và các cơn khủng hoảng tâm lý
Ám ảnh là triệu chứng thuộc về nỗi sợ hãi dữ dội liên quan đến một số đối tượng hoặc tình huống cụ thể. Sự ám ảnh làm phát sinh các dòng suy nghĩ tiêu cực, dù không mong muốn nhưng cứ luẩn quẩn trong đầu. Về lý thuyết, chứng sợ hãi hiếm khi gây ra các vấn đề về giấc ngủ, trừ khi chứng ám ảnh đó liên quan đến giấc ngủ (chẳng hạn như sợ gặp ác mộng, sợ bóng tối). Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng tâm lý thường có xu hướng xảy ra vào ban đêm.
Các cơn hoảng sợ liên quan đến giấc ngủ có thể không xảy ra trong những giấc mơ, mà là ở giai đoạn N2 (ngủ nhẹ) và giai đoạn N3 (ngủ sâu), nhưng không có các yếu tố kích thích tâm lý. Trong nhiều trường hợp, chứng ám ảnh và rối loạn hoảng sợ cần được điều trị bằng thuốc chống lo âu mới có thể giải quyết được hậu quả rối loạn giấc ngủ.
Căng thẳng, gặp ác mộng làm mất ngủ thêm trầm trọng
Trầm cảm
Có gần 90% những người bị trầm cảm nặng sẽ bị mất ngủ kiểu tỉnh giấc giữa đêm. Trong trường hợp trầm cảm mạn tính, thì chứng rối loạn nhịp tim, mất ngủ là các triệu chứng nổi bật nhất. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, những người trầm cảm dành ít thời gian cho giai đoạn N2 (ngủ nhẹ) trong giấc ngủ và có thể bước vào giấc ngủ REM (viết tắt của Rapid Eye Movement: là mắt người di chuyển rất nhanh trong lúc ngủ, nhanh hơn vào đầu đêm).
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm, có thể thay đổi lẫn nhau. Vào giai đoạn trầm cảm, người bệnh thường bị rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ thường làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc gây ra các triệu chứng hưng cảm, trầm cảm. Trong giai đoạn hưng cảm, một người có thể không ngủ trong vài ngày. Những lần mất ngủ kéo dài như vậy thường dẫn đến một “sự cố” sau đó như dành nhiều thời gian để ngủ bù, có thể là nhiều ngày liên tiếp.
Tâm thần phân liệt
Rối loạn thần kinh này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, bao gồm cả trạng thái kích động hoặc mất ngủ. Người bệnh thường không ngủ sâu, ngủ ngon và đôi khi đi tới đi lui.
Các rối loạn thần kinh
Một số triệu chứng về rối loạn thần kinh có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ bao gồm:
Sa sút trí tuệ
Bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác có thể gây rối loạn giấc ngủ cùng các chức năng khác của não. Đi lang thang, mất phương hướng và dễ kích động vào ban đêm… là những triệu chứng điển hình của chứng sa sút trí tuệ, đòi hỏi cần có sự giám sát liên tục từ người chăm sóc…
Suy giảm trí nhớ ở người già gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống
Động kinh
Động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (thần kinh), trong đó hoạt động của não bị thay đổi, gây ra co giật hoặc cơn vắng ý thức đột ngột hoặc co cứng cơ trong thời gian ngắn. Có đến 50% bệnh nhân động kinh than phiền về tình trạng mất ngủ. Rối loạn sóng não gây co giật cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt trong giấc ngủ sóng chậm hoặc giấc ngủ REM.
Cứ 4 người bị động kinh thì có một người bị các cơn co giật “hành hạ” vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị xáo trộn và buộc họ phải ngủ vào ban ngày. Cơn động kinh có thể xảy ra sau khi thiếu ngủ, ví dụ thức dậy vào buổi sáng.
Đau đầu, đột quỵ và khối u
Những người dễ bị đau đầu nên cố gắng tránh tình trạng ngủ không đủ, vì thiếu ngủ có thể làm gia tăng đau đầu. Cả đau đầu từng cơn và đau nửa đầu đều có thể liên quan đến sự thay đổi kích thước của các mạch máu; cơn đau xảy ra khi thành mạch máu giãn ra.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng: Khi cơ thể tìm cách “bắt kịp” giấc ngủ bị bỏ lỡ, cơ thể sẽ dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ delta (giai đoạn 3 của giấc ngủ) người ngủ rất khó tỉnh, khi đó các mạch máu bị co lại nhiều nhất, khiến quá trình chuyển đổi sang giấc ngủ REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) trở nên khó khăn hơn, hậu quả là gây ra đau đầu.
Trong thực tế, chứng đau nửa đầu có thể khiến giấc ngủ của người bệnh thường xuyên bị đứt quãng và giấc ngủ chập chờn. Mất ngủ cùng với các vấn đề khác như chóng mặt, suy nhược, đau đầu hoặc các bệnh về thị lực có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng như khối u não hoặc nguy cơ đột quỵ. Với những tình trạng này, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Bệnh Parkinson
Hầu như tất cả những người bị bệnh Parkinson đều bị mất ngủ. Chỉ cần lên – xuống giường ngủ cũng có thể là một cuộc đấu tranh của người mắc căn bệnh này. Điều trị bằng thuốc ngủ là một giải pháp thường được kể đến nhưng một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng Parkinson.
Cơ chế khoa học của tình trạng mất ngủ
Thực trạng mất ngủ ở những người mắc các bệnh lý mạn tính hay do vấn đề thần kinh là không hiếm gặp, nhưng ít người chịu tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách chữa trị đúng cách. Mới đây, khi phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện, tình trạng mất ngủ có liên quan chặt chẽ đến sự tăng sinh quá mức các gốc tự do – “chất độc” được hình thành trong quá trình stress, bệnh tật, ô nhiễm môi trường…
Các gốc tự do xuất hiện trong cơ thể sẽ tấn công vào mạch máu não, làm tổn thương thành mạch máu, dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp thành mạch. Khi đó, làm giảm lượng máu và oxy lên não, gây mất ngủ, khó ngủ.
Gốc tự do chính là nguồn gốc của hầu hết các bệnh tật
Cách cải thiện và phòng ngừa mất ngủ từ gốc
Để giúp chu kỳ giấc ngủ của bạn đi đúng hướng, hãy bắt đầu với các thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn ngừa chứng mất ngủ và thúc đẩy giấc ngủ ngon:
-
Xây dựng thời gian biểu cho giấc ngủ nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần.
-
Hoạt động thường xuyên như tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
-
Kiểm tra các loại thuốc đang uống để xem liệu chúng có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ hay không.
-
Tránh giấc ngủ trưa dài (hơn 30 phút).
-
Không uống thức uống chứa caffeine, nicotine… vào buổi tối hoặc gần giờ ngủ.
-
Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
-
Trang trí không gian ngủ ấm cúng và thoải mái hơn cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn
-
Tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ cũng là cách “vỗ về” giấc giấc tự nhiên hữu ích.
“Không ít người vì khó ngủ đã tìm tới các loại thuốc ngủ, thuốc an thần như là biện pháp tức thời để trị mất ngủ. Tuy nhiên, đây không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Nếu lạm dụng thuốc an thần để gây ngủ, sẽ làm phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên; có thể gây nghiện hoặc lệ thuộc thuốc; dễ biến mất ngủ thành căn bệnh mạn tính, ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ cho các cơ quan khác như gan, thận…” theo PGS. TS. Nguyễn Văn Liệu cho hay.
Do đó, sử dụng “bộ đôi” tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) chính là giải pháp mới can thiệp hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ từ bên trong. Blueberry được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch, trong khi thảo dược quý Ginkgo Biloba giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não.
Từ đó, giúp tăng dẫn truyền máu lưu thông đến các tế bào và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Khi chức năng thần kinh của não bộ được tăng cường, cơn mất ngủ sẽ được cải thiện một cách hiệu quả, an toàn từ gốc.
OTiV giúp cải thiện mất ngủ, giảm đau đầu và tăng cường sức khỏe não bộ.
Đặc biệt, tinh chất thiên nhiên có trong OTiV được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến nên giữ được hàm lượng dưỡng chất cao, được kiểm chứng khoa học về hiệu quả và độ an toàn, có thể sử dụng lâu dài. Hiện nay, OTiV được nhiều chuyên gia đầu ngành tin tưởng và khuyên dùng, hàng triệu khách hàng lựa chọn sử dụng để có một giấc ngủ ngon, sâu giấc.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì“.