Tổng hợp 10 câu hỏi về mất ngủ được thắc mắc nhiều nhất

Do đó, hiểu những câu hỏi về mất ngủ phổ biến nhất để cải thiện sớm là việc làm hết sức cần thiết.

các câu hỏi phổ biến nhất về mất ngủ

Uống Bò húc có mất ngủ không?

Red Bull hay còn được nhiều người gọi với cái tên Bò húc, là loại nước uống tăng lực giúp kích thích thần kinh, để người sử dụng tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, tăng hiệu quả làm việc, có nguồn gốc từ Thái Lan.

Thành phần chính của Bò húc là caffeine với hàm lượng cao, đường và một số chất dinh dưỡng khác như vitamin, taurine, inositol, choline,… Sau khi sử dụng Bò húc, thành phần caffeine trong loại nước uống này sẽ khiến người dùng tỉnh táo hơn, tuy nhiên có thể gây trằn trọc, mất ngủ, sáng dậy mệt mỏi.

Hàm lượng đường cao trong Bò húc cũng không có lợi đối với sức khỏe. Bạn không nên uống quá 1 lon Bò húc một ngày và chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.

Uống trà có mất ngủ không?

Trà, đặc biệt là trà đen và trà xanh, có chứa caffeine là chất kích thích thần kinh, giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Thông thường, trà được làm từ các loại lá càng già hoặc thì hàm lượng caffeine sẽ càng cao. Mức độ mất ngủ sau khi uống trà có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả độ nhạy cảm của mỗi người.

Trong trường hợp bạn dễ bị mất ngủ sau khi uống trà, hãy cân nhắc hạn chế hoặc tránh uống trà vào buổi tối, gần giờ đi ngủ, hoặc giảm nhiệt độ của nước khi pha trà để hạn chế giải phóng caffeine.

Nếu thích uống trà, bạn có thể tham khảo một số loại trà thảo dược không chứa caffeine gây mất ngủ mà còn có tác dụng an thần, giúp việc đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn như: trà hoa cúc, trà thiết mộc lan, trà oải hương, trà bạc hà,…

uống trà có mất ngủ không?

Trà có phải là nguyên nhân gây mất ngủ không?

Uống trà sữa có mất ngủ không?

Trà sữa được làm từ trà đen, trà xanh hoặc một số loại trà khác, đây là lý do gây mất ngủ bởi thành phần caffeine có trong trà. Ngoài ra, trà sữa có hàm lượng đường và chất béo cao cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào buổi tối.

Đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể phải tăng cường hoạt động để chuyển hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc sử dụng thực phẩm nhiều chất béo vào ban đêm còn có thể gây trào ngược dạ dày, cản trở giấc ngủ.

Xem thêm: Làm gì khi uống trà sữa bị mất ngủ?

Uống matcha có mất ngủ không?

Matcha là phần bột được làm từ lá trà xanh xay nhuyễn, đây là một nguyên liệu rất giàu chất chống oxy hóa catechin có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, matcha cũng có chứa caffeine, dù hàm lượng thấp hơn so với trà đen thông thường nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn nếu tiêu thụ quá nhiều vào buổi tối, gần giờ đi ngủ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú, người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế sử dụng matcha. Bạn nên lưu ý sử dụng không quá 3 cốc trà xanh mỗi ngày và không uống trong vòng dưới 6 tiếng trước khi đi ngủ để hạn chế nguy cơ mất ngủ.

Uống trà Lipton có mất ngủ không?

Trà túi lọc Lipton được làm từ búp trà nhập khẩu từ Indonesia với các hợp chất tự nhiên EGCG và các polyphenol hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Trà Lipton cũng có chứa caffeine nhưng với hàm lượng thấp hơn cả trà xanh nên sẽ có nguy cơ mất ngủ thấp hơn. Tuy nhiên, người dùng cũng nên lưu ý không sử dụng quá nhiều Lipton trong 1 ngày và không nên uống quá sát giờ đi ngủ.

Một số lời khuyên khi sử dụng trà túi lọc Lipton là pha bằng nước ấm vừa phải, hạn chế ngâm túi lọc trong nước quá lâu mà chỉ nên ngâm trong 5 – 10 phút và hạn chế dùng thìa ép túi lọc trước khi bỏ túi lọc.

Uống cà phê có mất ngủ không?

Cà phê là một loại đồ uống được sử dụng vô cùng phổ biến để tăng cường sự tỉnh táo và tập trung, giúp ngăn cảm giác buồn ngủ. Tất cả hiệu quả này là do trong cà phê có chứa một lượng lớn caffeine, có tác dụng kích thích nhịp tim và lưu thông máu, đồng thời ngăn ngừa tích tụ chất gây buồn ngủ adenosine, từ đó khiến việc đi vào giấc ngủ khó khăn hơn và dễ khiến bạn bị mệt mỏi vào buổi sáng.

Một số trường hợp nhạy cảm với caffeine còn có thể bị mất ngủ nghiêm trọng sau khi sử dụng cà phê. Bạn nên lưu ý chỉ sử dụng cà phê vào buổi sáng và cách ít nhất 6 – 9 tiếng trước thời gian đi ngủ, không sử dụng quá 3 cốc cà phê trong một ngày. Hiện nay, trên thị trường có loại cà phê decaf (cà phê có hàm lượng caffeine rất thấp) giúp giảm nguy cơ mất ngủ.

uống cafe có gây mất ngủ không

Xem thêm: Uống cà phê bị mất ngủ phải làm sao?

Uống thuốc giảm cân bị mất ngủ?

Trong một số loại thuốc giảm cân có chứa thành phần Phentermine hoặc Sibutramine là những chất có thể làm tăng hàm lượng serotonin noradrenaline để tăng cảm giác chán ăn. Lượng serotonin tăng cao là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Hiện nay, thành phần Sibutramine đã bị cấm sử dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều loại sản phẩm vẫn còn chứa thành phần này mà không được công khai trong bảng thành phần.

Ngoài ra, một số loại thuốc giảm cân trôi nổi, chưa qua kiểm định cũng có chứa nhiều hoạt chất gây hại, dẫn đến một số tác dụng phụ như đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ,…

Xem thêm: Uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao?

Uống Panadol có mất ngủ không?

Panadol là một loại thuốc có tác dụng trong việc cải thiện các tình trạng như đau đầu, đau cơ, sốt, cảm lạnh,… và được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Thành phần chính của Panadol là paracetamol (Panadol loại màu xanh) và có bổ sung thêm caffeine (đối với Panadol loại màu đỏ).

Thông thường, thành phần paracetamol thường sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tác dụng phụ khi sử dụng Panadol cũng không phải là mất ngủ. Tuy nhiên, lượng caffeine trong Panadol có thể gây ra phản ứng mất ngủ đối với một số người nhạy cảm với caffeine.

Thông thường, lượng caffeine ở ngưỡng cao và gây ra tình trạng mất ngủ là ở mức 500 – 600 mg/ngày và lượng này tương đương với 8 viên Panadol đỏ và liều lượng này vượt quá chỉ định sử dụng. Nếu người dùng sử dụng thuốc quá liều và sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu protein khác cũng có thể bị mất ngủ.

Uống trà sâm dứa có mất ngủ không?

Trà sâm dứa chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như chất chống oxy hóa, vitamin và một số thành phần thảo mộc thường được chế biến kèm như hoa lài, trà búp xanh, trà tiên,… có tác dụng trong việc hỗ trợ an thần và hạn chế mất ngủ. Đặc biệt, trong trà sâm dứa thường không chứa caffeine nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu trà sâm dứa được pha chế với đường thì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Do đó, bạn nên dùng trà nguyên chất để hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều đường vào buổi tối.

Uống ca cao có mất ngủ không

Cacao cũng có chứa một lượng nhỏ caffeine dù thấp hơn so với cà phê và trà, nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn nếu sử dụng quá nhiều.

Ngoài ra, trong các loại đồ uống từ cacao thường sẽ có thành phần đường và sữa béo, một trong những tác nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy khó chịu, khó đi vào giấc ngủ. Hãy hạn chế sử dụng cacao vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể.

uống ca cao có gây mất ngủ không

Tuy có hàm lượng caffeine thấp hơn cà phê nhưng ca cao cũng có thể gây khó ngủ

Các mẹo giúp bạn cải thiện mất ngủ

Đây là một số mẹo giúp cải thiện tình trạng mất ngủ mà bạn nên lưu ý:

  • Tạo một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng và thoải mái. Đảm bảo điều chỉnh ánh sáng, âm thanh và nhiệt độ phòng sao cho phù hợp với nhu cầu giấc ngủ của bạn để tạo cảm giác thoải mái.
  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tạo ra chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, giúp cơ thể và não bộ dần làm quen.
  • Tập thể dục đều đặn vào ban ngày có thể tăng cường lưu thông máu, giúp bạn dễ dàng đạt được giấc ngủ sâu .
  • Thực hiện thư giãn bằng các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hoặc đọc sách trước khi đi ngủ để giúp tâm trạng của bạn thư thái và sẵn sàng cho giấc ngủ.
  • Ánh sáng xanh từ màn hình có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, vì vậy hãy cố gắng tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế hoặc tránh đồ uống có chứa caffeine và đồ uống có cồn vào buổi tối để phòng ngừa mất ngủ.
  • Nếu tình trạng mất ngủ tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm được phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc duy trì các thói quen giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, bạn nên lưu ý phòng chống sự gia tăng các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ. Gốc tự do là những phân tử có tính phản ứng cao, có thể tấn công và gây thoái hóa tế bào thần kinh và làm tổn thương mạch máu não. Chúng được sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới sự tác động của căng thẳng, rượu bia, thuốc lá, hóa chất, ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn,…

Để ngăn ngừa sự gia tăng gốc tự do và cải thiện tình trạng mất ngủ, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra công dụng của tinh chất thiên nhiên Ginkgo Biloba (chiết xuất bạch quả) và Blueberry (chiết xuất quả việt quất).

Cụ thể, Blueberry với thành phần gồm các hoạt chất sinh học Anthocyanin và Pterostilbene có thể vượt qua hàng rào máu não để trung hòa các gốc tự do, giúp tăng cường hoạt động dẫn truyền thần kinh. Tinh chất Ginkgo Biloba có chứa Flavonoid và Terpenoid cũng là những chất có khả năng trung hòa các gốc tự do, chống oxy hóa mạnh, hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa cản trở lưu thông máu lên não.

Bộ đôi dưỡng chất trên đã được kết hợp và đưa vào trong viên uống OTiV, sản phẩm đã được chứng minh có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ, tăng cường lưu thông máu não, giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ, thiếu tỉnh táo, mất tập trung,…

viên uống otiv hỗ trợ cải thiện mất ngủ

Hỗ trợ cải thiện mất ngủ với các dưỡng chất thiên nhiên có trong viên uống OTiV đến từ Mỹ

Bài viết trên đã thu thập nhiều thông tin về giấc ngủ và những loại thực phẩm bạn nên tránh để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ. Hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và những món ăn, đồ uống bạn sử dụng trước khi đi ngủ, đồng thời duy trì các thói quen tốt cho chu kỳ thức/ ngủ của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *