Thay vì thay đổi thói quen hàng ngày, bổ sung dưỡng chất cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc ngủ để giải quyết tạm thời tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Vậy uống thuốc ngủ mỗi ngày có phải là cách an toàn và hiệu quả để chữa mất ngủ không? Cùng tham khảo thông tin dưới đây nhé!
Tìm hiểu về thuốc ngủ
Thuốc ngủ là loại thuốc thần kinh có chức năng chính là gây ngủ, được sử dụng trong điều trị mất ngủ hoặc gây mê phẫu thuật.
Trên thị trường hiện nay có đa dạng thuốc ngủ khác nhau nhưng hầu hết những loại thuốc này đều tác động lên hệ thống thần kinh thông qua chất dẫn truyền thần kinh có tên khoa học là acid gamma – aminobutyric (viết tắt là GABA), nhằm tạo cảm giác thư giãn, gây mê, giảm đau…
Tác dụng của thuốc ngủ
Như chính tên gọi của nó, thuốc ngủ có tác dụng chính là hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, giúp người dùng chìm vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, thuốc điều trị mất ngủ còn có tác dụng ổn định tâm lý, trấn an thần kinh, giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi và uể oải khi thức dậy.
Khi bị mất ngủ nên uống thuốc gì? Các loại thuốc ngủ phổ biến nhất
Hiện nay, có rất nhiều các loại thuốc ngủ khác nhau, tuy nhiên phổ biến hơn cả là những loại dưới đây:
- Thuốc chống trầm cảm: thường được sử dụng điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, có thể giúp cải thiện giấc ngủ sau 2 – 4 tuần. Mặc dù thuốc chống trầm cảm ít nguy cơ gây nghiện nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì chúng tiềm ẩn tác dụng phụ.
- Benzodiazepines: là nhóm thuốc an thần, thường được chỉ định điều trị các vấn đề về mất ngủ như mộng du, sợ hãi vào ban đêm. Thuốc điều trị mất ngủ trong nhóm thường bao gồm temazepam, triazolam,… Những loại thuốc này khi sử dụng lâu ngày có thể gây “nghiện” , do đó, nó được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn.
- Doxepine (Silenor): Thường được chỉ định sử dụng cho những người trầm cảm khó ngủ. Silenor có thể giúp duy trì giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamin. Không dùng thuốc này trừ khi bạn có thể ngủ đủ 7 hoặc 8 giờ.
- Eszopiclone (Lunesta): Có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ nhanh chóng, không dùng thuốc khi người bệnh có thể ngủ đủ giấc, vì có thể gây ra cảm giác khó chịu. Liều khởi đầu Lunesta theo khuyến cáo của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là không quá 1 miligam.
- Lemborexant (Dayvigo): Thường được chỉ định cho người bệnh khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Cơ chế hoạt động của Lemborexant là ngăn chặn sự gắn kết của orexin vào thụ thể, do đó duy trì chu kỳ thức ngủ, giúp ngủ sớm và ngăn sự tỉnh giấc giữa chừng.
- Ramelteon (Rozerem): Thường được kê đơn cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, có thể được sử dụng lâu dài, ít gây tác dụng phụ, phụ thuộc thuốc khi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Suvorexant (Belsomra): Đây là một loại thuốc theo toa đã được FDA cho phép sử dụng điều trị mất ngủ trong trường hợp không thể đi vào giấc ngủ hoặc không thể ngủ được. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại hormone thúc đẩy sự tỉnh táo và gây mất ngủ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của loại thuốc này là gây buồn ngủ vào ngày hôm sau.
- Zolpidem (Ambien, Edluar, Intermezzo): đây là một loại thuốc ngủ mạnh có thể giúp người bệnh đi vào giấc ngủ, nhưng một số trường hợp có thể thức dậy vào nửa đêm. Theo khuyến cáo của FDA, sau khi dùng Ambien CR, người bệnh không nên lái xe hoặc làm công việc yêu cầu phải tỉnh táo vào ngày hôm sau vì nó sẽ lưu lại trong cơ thể một thời gian dài. Hiện nay, FDA đã phê duyệt một loại thuốc ngủ dạng xịt hoặc uống theo toa có tên Zolpimist, có chứa zolpidem, để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn.
- Thuốc kháng histamin: là thuốc chống dị ứng, có thể bán mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ vào ban ngày và một số tác dụng phụ khác như khô miệng, chóng mặt,…
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc chữa mất ngủ trên cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, dùng lại đơn thuốc cũ hay sử dụng đơn thuốc của người khác để tránh những hậu quả không mong muốn.
Khi nào thì cần thuốc ngủ?
Hầu hết ai trong chúng ta cũng ít nhất một vài lần mất ngủ, do stress hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài… đây là hiện tượng bình thường, không cần phải lo lắng. Nhưng một khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe suy giảm, đời sống, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng… thì hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân mất ngủ về đêm, từ đó có hướng khắc phục sớm nhất.
Dưới đây là một số trường hợp có thể sử dụng thuốc trị mất ngủ để gia tăng chất lượng giấc ngủ:
-
Người bệnh mắc các vấn đề về thần kinh, người hay lo âu, trầm cảm hay bị kích động.
-
Người hay mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ.
-
Bị rối loạn đồng hồ sinh học, thời gian ăn – ngủ – nghỉ bất thường.
-
Bị mất ngủ kéo dài, khó chìm sâu vào giấc ngủ, ngủ dậy hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ thể.
Tác hại của thuốc ngủ
Thuốc ngủ là giải pháp giúp làm giảm nhanh triệu chứng mất ngủ, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và làm giảm tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, tùy từng loại, đối tượng sử dụng mà thuốc có thể gây ra rất nhiều tác hại không mong muốn như:
Tác dụng phụ của thuốc ngủ
-
Gây đau đầu, chóng mặt, có thể dẫn đến té ngã.
-
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như gây buồn nôn, tiêu chảy.
-
Gây buồn ngủ kéo dài.
-
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
-
Thiếu tỉnh táo, không tập trung, suy giảm trí nhớ.
-
Khô miệng, buồn nôn
-
Nhịp tim không đều
-
Tăng cân
-
Táo bón
Tác dụng phụ của thuốc ngủ đối với người cao tuổi
Theo các chuyên gia, người cao tuổi, từ 65 tuổi trở lên không nên sử dụng thuốc, vì có thể lưu lại trong cơ thể khá lâu, đồng thời gây ra các vấn đề:
-
Buồn ngủ kéo dài cả ngày sau khi sử dụng thuốc
-
Gây lú lẫn và các vấn đề về trí nhớ
-
Té ngã
-
Khô miệng, táo bón, bí tiểu
Thuốc ngủ có thể gây suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi nếu sử dụng thường xuyên
Tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ
Nhiều người thường hay thắc mắc “Uống nhiều thuốc ngủ có bị gì không?“. Khi lạm dụng thuốc ngủ thường xuyên, người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề sau:
- Nhờn thuốc (lờn thuốc): Thuốc an thần tác động đến não và gây ra cảm giác buồn ngủ trong thời gian nhất định. Vì vậy, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc trị mất ngủ như “một cách để ru ngủ cơ thể” bất chấp những hiểm họa cho khi lạm dụng thuốc. Thói quen lạm dụng không chỉ gây hại cho hệ thống thần kinh mà còn làm nhờn thuốc. Thực tế cho thấy, khi bắt đầu dùng thuốc, người uống chỉ cần 1 viên là có thể đi vào giấc ngủ. Nhưng sau đó, họ phải tăng liều lên 2-3 viên/lần mới có tác dụng.
- Nghiện thuốc: Uống thuốc ngủ trong thời gian dài và không thể bỏ thuốc là dấu hiệu của việc nghiện. Tình trạng này thường gặp ở người tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi giảm liều hoặc thay đổi thuốc, cơ thể phản ứng bằng các biểu hiện lạ như lo âu, tim đập nhanh, cảm giác thèm thuốc, nảy sinh ý nghĩ tự sát… Đây là những dấu hiệu của hội chứng cai thuốc ngủ/ thuốc an thần.
- Gây rối loạn chức năng hoạt động của não bộ: Trong khi thuốc ngủ được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Bên cạnh đó, người bệnh dùng thuốc quá liều sẽ làm ức chế hệ thần kinh trung ương và gây ra những rối loạn bên trong não bộ. Nghiên cứu được công bố tại ĐH Y khoa Washington (Mỹ) cho thấy, việc lạm dụng sẽ tăng cao nguy cơ làm suy giảm trí nhớ, dễ mắc các chứng sa sút trí trí tuệ (Alzheimer)…
- Ảnh hưởng hô hấp, tim mạch: Uống thuốc ngủ có hại cho cơ thể vì có thể cản trở việc thở bình thường và có thể gây nguy hiểm đến một số người mắc bệnh mãn tính như suyễn, khí phế thũng, tắc nghẽn mãn tính ở phổi…
Ngoài ra, thuốc ngủ cũng gây ra phản ứng dị ứng, vì vậy khi gặp những triệu chứng bất thường này, bạn nên đến gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời như nhìn mờ, tức ngực, khó thở hoặc khó nuốt, sưng mắt – mặt – mũi – họng…
Cách sử dụng thuốc ngủ an toàn
Hầu hết các loại thuốc ngủ kê đơn, thuốc chống trầm cảm đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi sử dụng không đúng cách, quá liều… Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên lưu ý đến những vấn đề sau khi sử dụng:
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa: Trước khi sử dụng, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có chỉ định phù hợp. Trong trường hợp sử dụng trong thời gian dài, nên thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa.
Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc: Điều này giúp bạn nắm rõ thời gian, cách sử dụng cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Nếu bạn có thắc mắc, trao đổi trực tiếp với dược sĩ hoặc bác sĩ để rõ hơn.
Không uống khi chưa đi ngủ: Thuốc ngủ có thể làm giảm khả năng nhận thức, tăng nguy cơ mắc các tình huống nguy hiểm sau khi uống. Do đó, bạn nên tuân thủ dặn dò của bác sĩ: mỗi loại có thời gian tác động khác nhau, tùy điều này mà sắp xếp các công việc buổi tối với giờ uống thuốc phù hợp.
Quan sát tác dụng phụ: Sau khi uống thuốc, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt vào ban ngày hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng khác, hãy trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh lại liều dùng hoặc dừng thuốc. Ngoài ra, bạn không nên uống một viên thuốc ngủ mới nào vào đêm trước khi có một cuộc hẹn hoặc sự kiện quan trọng, vì không biết thuốc mới sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào vào ngày hôm sau.
Tránh uống rượu: Tuyệt đối không uống rượu chung với thuốc ngủ, vì nó có thể gây tương tác thuốc. Ngay cả một lượng nhỏ của rượu cũng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, lẫn lộn, nặng hơn có thể gây khó thở, ngất xỉu.
Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Một số thuốc ngủ theo toa chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với một liều lượng nhất định. Do đó, bạn cần dùng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, không tự ý kết hợp, tăng liều…
Ngưng thuốc cẩn thận: Khi bạn đã sẵn sàng ngưng dùng thuốc, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên nhãn. Vì một số loại thuốc không thể ngừng đột ngột. Ngoài ra, một vài ngày sau khi ngừng thuốc bạn có cũng thể bị mất ngủ ngắn hạn.
Không ít người vì khó ngủ đã tìm tới các loại thuốc ngủ, thuốc an thần như là biện pháp tức thời để trị mất ngủ. Tuy nhiên, đây không phải biện pháp can thiệp từ gốc. Nếu lạm dụng thuốc an thần để gây ngủ, sẽ làm phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên; có thể gây nghiện hoặc lệ thuộc thuốc; dễ biến mất ngủ thành căn bệnh mạn tính, ngoài ra còn gây nhiều tác dụng phụ cho các cơ quan khác như gan, thận…
PGS. TS Nguyễn Văn Liệu
Cải thiện mất ngủ hiệu quả, an toàn bằng tinh chất thiên nhiên
Theo các chuyên gia, trung bình một người trưởng thành cần ngủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày. Một khi bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc, không chỉ cảm thấy mệt mỏi về thể chất mà sức khỏe, tinh thần cũng suy giảm. Do đó, nhiều người bệnh thường vội vàng tìm đến thuốc ngủ để giải quyết tạm thời tình trạng này nhưng không hề biết chúng là “con dao hai lưỡi” nếu sử dụng thường xuyên và quá liều.
Những nguy hại khi dùng thuốc ngủ và cách lấy lại giấc ngủ tự nhiên
Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: căng thẳng, stress, áp lực, sử dụng chất kích thích, bị bệnh lý… Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này được các nhà khoa học chỉ ra chính là gốc tự do. Gốc tự do được sản sinh liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới các tác động từ bên ngoài. Một khi gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công và gây tổn thương hệ thống thần kinh của não bộ, trong đó có chứng rối loạn giấc ngủ.
Chính vì vậy, giải pháp ưu việt để hỗ trợ cải thiện mất ngủ là giúp cơ thể chống gốc tự do, tăng cường máu lên não bằng các tinh chất thiên nhiên, thay vì lạm dụng các loại thuốc ngủ vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Gần đây, nhờ công nghệ chiết xuất hiện đại, các nhà khoa học đã tinh chiết thành công tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene trong quả Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ và tinh chất Flavonoid, Terpenoid trong lá Ginkgo Biloba. Các tinh chất này có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, tiêu diệt và trung hòa các gốc tự do, không để chúng tiếp tục sinh sôi gây tổn hại não. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của não bộ nhờ đó hạn chế tác nhân gây hại, đem lại giấc ngủ ngon hơn, tỉnh táo khi thức giấc.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, viên uống OTiV – sản xuất tại Mỹ là sản phẩm bổ não ưu việt chứa tinh chất chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba. Với thành phần 100% từ thiên nhiên, OTiV rất an toàn cho sức khỏe người dùng, có thể sử dụng chung với các loại thuốc điều trị khác. Cùng với đó là liều dùng tiện lợi, chỉ 1 viên/ngày, có thể sử dụng lâu dài mà không lo bị lờn hay phụ thuộc vào sản phẩm.
OTiV với bộ đôi tinh chất thiên nhiên Blueberry và Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả từ gốc
Các câu hỏi thường gặp khi chọn lựa và sử dụng thuốc ngủ
Khi lựa chọn sử dụng thuốc ngủ để cải thiện tình trạng mất ngủ, người bệnh chắn hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được làm sáng tỏ. Trong số đó, chúng tôi nhận thấy những câu hỏi sau đây là thu hút sự quan tâm nhiều nhất:
Dùng thuốc ngủ có gây dị ứng không?
Dị ứng là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra ở những người bệnh có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với một hoạt chất nào đó có trong thuốc. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh, cần tránh loại có nguy cơ phản ứng dị ứng. Khi sử dụng mà cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của dị ứng như: tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, cổ họng bất thường, khàn tiếng, buồn nôn, phát ban, sưng mắt, sưng môi… phải trao đổi với bác sĩ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng cấp tính cũng có thể gây tử vong. Một tác dụng khác là gây phản ứng dị ứng, dẫn đến phù mạch, sưng mặt nghiêm trọng. Lúc này, người cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Uống thuốc ngủ và rượu có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có! Rượu là một loại đồ uống có cồn, có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương. Khi vừa uống rượu, vừa uống thuốc ngủ có thể xảy ra tương tác thuốc, làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến khó thở, thậm chí ngừng thở – tử vong. Do đó, hầu hết các nhãn hàng thường có cảnh báo không sử dụng rượu trong khi dùng thuốc.
Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đang uống một số loại thuốc ngủ. Bởi vì, bưởi có thể làm tăng lượng thuốc được hấp thụ vào máu và thời gian thuốc lưu lại trong cơ thể, dẫn đến tình trạng quá liều.
Thuốc ngủ có gây nghiện không?
Trên thực tế, thuốc ngủ không có tác dụng lâu dài và cũng không thể trị dứt điểm bệnh mất ngủ. Sử dụng chỉ là một biện pháp mang tính hiệu quả tức thời, thậm chí là cưỡng ép giấc ngủ. Khi sử dụng trong một thời gian dài, người bệnh có thể bị phụ thuộc vào thuốc, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý, không thể đi ngủ mà không có thuốc ngủ. Để tránh tình trạng nghiện thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự dùng thuốc, tăng liều thuốc hay ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc ngủ khi mang thai có an toàn không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu hoàn toàn không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào. Vì việc sử dụng trong thời kì này có thể tác động tiêu cực đến hệ thần kinh của mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nguy hiểm hơn, những mẹ bầu thường xuyên lạm dụng có thể làm giảm chỉ số IQ của trẻ, thậm chí làm tăng nguy cơ trẻ sẽ bị rối loạn chuyển hóa bilirubin sau sinh, dẫn đến chứng vàng da và những tổn thương khác trên hệ thần kinh và trí não của trẻ về sau.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa khi bị mất ngủ. Không được tự ý sử dụng thuốc ngủ kể các thảo dược được bán dưới dạng hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên. Các sản phẩm này thường sẽ được khuyến cáo sử dụng sau khi mẹ bỉm đã cai sữa bé.
Thăm khám, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa khi bị mất ngủ trong thai kỳ để có giải pháp phù hợp
Trẻ em uống thuốc ngủ có tốt không?
Một số phụ huynh khi trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ sẽ cho trẻ uống thuốc kháng histamin không kê đơn để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho mục đích ngủ, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn khi trẻ dùng quá liều.
Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên cho trẻ dùng các chất bổ sung như melatonin. Cách tốt nhất để có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn là thay đổi hành vi khi ngủ của trẻ. Trong trường hợp trẻ đã trên 12 tuổi, bố mẹ có thể bổ sung cho con 1 viên OTiV/ngày để chăm sóc giấc ngủ tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.
Thuốc ngủ chỉ là một cách tạm thời để cải thiện giấc ngủ và không an toàn cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt cũ, xây dựng một thói quen sinh hoạt khoa học hơn bằng cách tập suy nghĩ tích cực, giải tỏa stress, ăn uống đủ chất, hạn chế dùng chất kích thích (trà, cà phê, rượu bia… ), đặc biệt là tắt hết các thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.