Uống trà mất ngủ: Nguyên nhân vì chất gì? Cách giải như thế nào?

Trà là chất kích thích có chứa caffeine, có thể tạo ra năng lượng và sự tỉnh táo cho người uống. Tuy nhiên, uống trà không đúng lúc, uống quá nhiều hoặc cơ địa nhạy cảm với caffeine… có thể khiến bạn bị mất ngủ. Uống trà mất ngủ có nguy hiểm không, làm sao để giải trà khi mất ngủ?

uống trà có mất ngủ không?

Uống trà có mất ngủ không?

Tại sao uống trà mất ngủ?

Bạn có biết rằng lượng caffeine trong mỗi loại trà và lượng caffeine được giải phóng trong quá trình pha là khác nhau. Mặc dù trà có tác dụng sảng khoái và thư giãn nhưng nhiều người yêu trà lo ngại rằng uống trà mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Chất gây mất ngủ trong trà là gì?

Caffeine và flavonoid trong trà có thể thúc đẩy hoạt động của tuyến thượng thận và ngăn ngừa sự thoái hóa catechol trong máu. Đồng thời, hai chất này cũng có thể tạo ra tác dụng sinh tổng hợp catecholamine, có tác dụng kích thích não bộ tỉnh táo và hưng phấn. Nếu bạn là người dễ bị mất ngủ sau khi uống trà thì hãy tránh uống trà vào buổi tối để đảm bảo có một giấc ngủ ngon.

Lá trà chứa 3,5% caffeine. Mỗi loại trà (đen, xanh, trắng) có mức độ oxy hóa và thời điểm thu hoạch khác nhau. Lá trà đen bị oxy hóa, còn lá trà trắng và xanh thì không. Điều này mang lại cho trà đen một hương vị đậm đà đặc trưng, đồng thời làm tăng mức độ caffeine từ lá ngấm vào nước nóng.

lá trà tươi trước khi thu hoạch

Lá trà tươi trước khi thu hoạch

Một cốc trà trung bình (237ml), mức độ caffeine lần lượt là: trà đen 47 mg, trà xanh 20-45 mg, trong khi trà trắng cung cấp 6-60 mg mỗi cốc. Nhưng trà thảo mộc là một lựa chọn đồ uống không chứa caffeine. (1)

Ảnh hưởng của caffeine đến giấc ngủ như thế nào?

Caffeine trong trà có tác dụng kích thích não bộ tỉnh táo, cải thiện thành tích thể thao, nâng cao tâm trạng và tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều trà chứa caffeine trong một ngày có thể khiến bạn có cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ.

Thực tế là độ nhạy cảm và khả năng dung nạp caffeine của mỗi người là khác nhau. Một số nhạy cảm hơn với caffeine nên chỉ cần uống vài ngụm trà sẽ gây khó ngủ trong khi một số khác lại không bị ảnh hưởng gì cả.

Uống trà có mất ngủ không?

Thông thường, 200-300mg caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm với caffeine trong trà, tốt nhất không nên uống quá nhiều trà và trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ.

Liều lượng trà uống quá 950ml mỗi ngày có thể gây ra một số tác dụng tiêu cực, nổi bật là gây mất ngủ. Nước nóng và thời gian hãm trà càng lâu càng giải phóng caffeine nhiều hơn, do đó khi pha trà vào buổi tối với cùng khoảng thời gian ngâm trà, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

uống trà mất ngủ

Uống trà không ngủ được thường gặp ở những người lạm dụng trà vào buổi tối, cơ địa nhạy cảm với caffeine…

Một số công dụng của trà đối với sức khỏe

Mặc dù, uống trà mất ngủ nhưng khi uống với liều lượng vừa phải trà có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Trà chứa L-theanine, một loại axit amin được phát hiện có vai trò quan trọng trong việc thư giãn và góp phần tạo nên giấc ngủ ngon.
  • Trà chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể, giúp trẻ lâu và bảo vệ chúng ta khỏi bị hư hại do ô nhiễm.
  • Trà có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nguy cơ đau tim giảm gần 20% và nguy cơ đột quỵ giảm 35% ở những người uống từ một đến ba tách trà xanh mỗi ngày.
  • Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, caffeine có trong trà có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và tăng khả năng đào thải canxi qua nước tiểu, nhờ đó ngăn ngừa mất xương.
  • Theo nghiên cứu, catechin trong trà xanh có tác dụng cải thiện các rối loạn tự miễn dịch bằng cách thúc đẩy khả năng tự dung nạp, ngăn chặn sự tấn công viêm do tự kháng nguyên gây ra và tăng cường sửa chữa mô.
  • Các loại trà thảo dược như trà hoa cúc có thể tốt cho những người mắc hội chứng ruột kích thích vì nó có tác dụng chống co thắt, trà gừng có thể giúp làm dịu cơn buồn nôn, trà hoa cúc, hoa bia, hoa oải hương, hoa lạc tiên hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ…

Cách giải trà mất ngủ như thế nào?

Vì caffeine trong trà có tác dụng kích thích lâu dài nên thức uống này có thể cản trở giấc ngủ và làm tăng nguy cơ mất ngủ, nếu lạm dụng vào buổi tối. Cách giải trà mất ngủ dưới đây có thể hỗ trợ giảm sự hấp thụ caffeine và “vỗ về” giấc ngủ tự nhiên.

Thư giãn

Theo nhiều nghiên cứu, với những người bị khó ngủ nên duy trì thói quen tắm nước ấm cách giờ đi ngủ từ 1 – 2 tiếng sẽ có tác động tích cực đến chất lượng giấc ngủ. Thư giãn bằng nước ấm có thể hỗ trợ giảm stress, củng cố đồng hồ sinh học của cơ thể, từ đó đưa cơ thể vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Uống 1 ly sữa ấm

Trong sữa có chứa hợp chất hỗ trợ giấc ngủ là tryptophan và melatonin, khi được sử dụng ấm có thể giúp bạn thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Tryptophan là một axit amin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chứa protein, hợp chất này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh được gọi là serotonin.

uống sữa ấm hỗ trợ cải thiện mất ngủ

Uống 1 ly sữa ấm là phương pháp truyền thống hỗ trợ bạn “vỗ về” giấc ngủ

Không sử dụng thiết bị điện tử

Màn hình thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh kích thích phần não bộ giúp chúng ta tỉnh táo. Sự kích thích này sẽ ức chế việc sản xuất melatonin (hormone tự nhiên trong cơ thể gây buồn ngủ), khiến nhiều người khó “tắt” não và đi vào giấc ngủ. Vì vậy, việc nhìn vào màn hình sáng trước khi ngủ có thể khiến bạn có một đêm không ngon giấc.

Các nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng thiết bị từ hai giờ trở lên vào buổi tối có thể làm gián đoạn nghiêm trọng lượng melatonin cần thiết để chìm vào giấc ngủ. Hãy cân nhắc việc tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tránh tập thể dục mạnh hai giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hay giãn cơ đều hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, nhờ đó đưa giấc ngủ tự nhiên đến nhanh hơn.

Không nằm bất động trên giường khi còn tỉnh táo

Nếu bạn thấy mình khó ngủ, đừng thao thức mãi trên giường. Sau 20 phút, hãy đứng dậy và làm điều gì đó yên tĩnh và êm dịu cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ và có thể quay lại giường để chìm vào giấc ngủ.

Bổ sung tinh chất thiên nhiên cải thiện giấc ngủ

Theo nhiều nghiên cứu mới, chống gốc tự do chính là giải pháp bảo vệ tế bào thần kinh và tuần hoàn máu não – gốc rễ của việc duy trì giấc ngủ chất lượng. Chính vì vậy, các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và kết hợp thành công “bộ đôi” Blueberry và Ginkgo Biloba (hiện có trong sản phẩm OTiV) được chứng minh lâm sàng có tác dụng hỗ trợ chống tác hại của gốc tự do, hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, ngủ dậy không tỉnh táo…

Đồng thời, các dưỡng chất có trong OTiV còn hỗ trợ tăng cường máu não, hỗ trợ trí nhớ tốt, phòng chống các bệnh mạch máu như tai biến mạch máu não, đột quỵ…

otiv cải thiện chất lượng giấc ngủ

Bổ sung mỗi ngày 1 viên OTiV để não bộ khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn và hiệu quả.

Lưu ý khi dùng trà để tránh bị mất ngủ

Mất ngủ do trà có thể xảy ra với nhiều người. Vì vậy, để tránh gặp phải tình trạng này, khi sử dụng trà bạn cần lưu ý:

  • Điều chỉnh thời gian uống trà theo giờ đi ngủ. Tốt nhất là nên uống cách ít nhất 3 giờ trước khi ngủ và chỉ uống một lượng trà tối thiểu. Điều này là do, trong hầu hết các trường hợp, tác dụng của caffeine chỉ kéo dài chưa đầy một giờ và sẽ được cơ thể chúng ta chuyển hóa từ từ sau 3 giờ.
  • Với lượng lá trà lớn hơn, nồng độ caffeine trong trà cũng tăng lên. Vì vậy, nếu bị mất ngủ khi uống lượng trà lớn, bạn nên gia giảm liều lượng trà cho phù hợp.
  • Bạn có thể chọn uống trà đen lên men, trà thảo dược… để uống vào buổi tối, giúp hạn chế gây kích thích và sự tỉnh táo, đồng thời giúp thư giãn và không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
  • Nếu bạn là người dễ bị mất ngủ sau khi uống trà, hãy tránh uống trà đặc gần giờ đi ngủ và uống có chừng mực để đảm bảo bạn có thể có một giấc ngủ ngon.

Một số câu hỏi liên quan về câu hỏi uống trà gây khó ngủ

Ngoài câu hỏi “uống trà có mất ngủ không” thì thắc mắc về các vấn đề xoay quanh việc uống trà có thể là:

Uống trà hoa nhài có mất ngủ không?

Trà hoa nhài thường được biết đến với khả năng giúp thư giãn và làm êm dịu tinh thần, nên thường được sử dụng để giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người, cảm nhận tác dụng của trà hoa nhài đối với việc ngủ có thể khác nhau. Một số người có thể cảm thấy giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn sau khi uống trà hoa nhài, số khác có thể cảm thấy kích thích và khó ngủ hơn.

Do vậy, bạn nên thử uống trà hoa nhài vào buổi sáng và quan sát cách cơ thể phản ứng, từ đó giúp hạn chế nguy cơ bị mất ngủ.

Uống trà xanh có mất ngủ không?

Trà xanh chứa caffeine có thể khiến bạn khó ngủ đối với một số người. Caffeine có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng sự tập trung và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, tác dụng này có thể trở thành tác hại với những người nhạy cảm với caffeine, cản trở giấc ngủ của họ vào buổi tối hoặc gần giờ đi ngủ.

Nếu bạn cảm thấy rằng việc uống trà xanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình, bạn có thể thử giảm lượng trà tiêu thụ hoặc hạn chế việc uống nó vào buổi chiều/tối để xem liệu có sự cải thiện không.

Uống trà đen có mất ngủ không?

Thật không may, trà đen có chứa hàm lượng theine cao – một dạng caffeine. Trà đen có ít năng lượng hơn cà phê, có nguy cơ làm rối loạn giấc ngủ ở những người nhạy cảm với caffeine. Do đó, bạn nên uống trà đen vào buổi sáng hoặc trưa, tránh uống vào chiều/tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Uống trà hoa cúc có mất ngủ không?

Từ lâu, trà hoa cúc đã được xem là loại trà có tác dụng an thần, loại “thuốc” hỗ trợ giảm căng thẳng và thúc đẩy cảm giác bình tĩnh. Các hợp chất có trong trà hoa cúc như flavonoid và terpenoid, có đặc tính giải lo âu có thể giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng và hồi hộp. Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon và giúp trị chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, lo lắng.

Như vậy, những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giải đáp mối lo của nhiều người vấn đề uống trà mất ngủ và cách xử lý khi mất ngủ do lạm dụng trà. Nếu tình trạng mất ngủ vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *