Rất nhiều tác nhân có thể dẫn đến viêm âm đạo. Trong số những tác nhân gây viêm, vi khuẩn âm đạo là tác nhân dễ tấn công ngược dòng, dễ khiến bệnh tái phát nhất. Hiểu rõ về những loại khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo sẽ giúp chị em có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn cũng như hiểu rõ phương pháp điều trị nào phù hợp với tình trạng của bản thân.
1. Về vi khuẩn gây viêm âm đạo
Vi khuẩn luôn tồn tại trong môi trường âm đạo với tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn (khuẩn Lactobacillus) và khuẩn có hại (Anaerobes) . Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, môi trường âm đạo sẽ bị kích thích, pH tự nhiên lệch khỏi mức ổn định, từ đó gây ra tình trạng viêm loét, ngứa ngáy tại vùng kín.
2. Nguyên nhân bệnh, triệu chứng khi vi khuẩn tấn công âm đạo
Việc hiểu rõ nguyên nhân viêm nhiễm, triệu chứng khi bị vi khuẩn tấn công sẽ giúp chị em phòng và cải thiện viêm phụ khoa rất hiệu quả.
2.1. Nguyên nhân nào khiến vi khuẩn âm đạo gây viêm nhiễm?
Vi khuẩn trong âm đạo thường tồn tại với trạng thái cân bằng lợi khuẩn và khuẩn gây hại. Tuy nhiên, vì một số yếu tố chủ quan, số lượng lợi khuẩn Lactobacillus sụt giảm, khiến cho số lượng khuẩn gây hại Anaerobes tăng lên. Khuẩn gây hại dễ dàng tăng sinh, tấn công, làm viêm loét, tổn thương các phần như môi lớn, môi bé, 3 lớp của âm đạo và cả âm vật.
Vì một số yếu tố chủ quan, số lượng lợi khuẩn sụt giảm, khiến cho số lượng khuẩn gây hại tăng lên gây viêm âm đạo
Những nguyên nhân khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện cho khuẩn gây hại phát triển:
– Sử dụng các sản phẩm vệ sinh âm đạo không đúng cách, dùng các dung dịch có độ pH chưa phù hợp, làm cho pH tự nhiên mất cân bằng, làm thay đổi môi trường âm đạo.
– Vệ sinh âm đạo chưa đúng cách, thụt rửa sâu khiến âm đạo bị tổn thương.
– Dùng thuốc nội tiết, khiến cho quá trình tiết dịch âm đạo và pH âm đạo thay đổi.
– Quan hệ tình dục không an toàn, khiến cho vi khuẩn lây nhiễm từ người này sang người khác.
– Bị tiểu đường, ảnh hưởng tới dịch nhầy âm đạo.
– Không chú ý vấn đề vệ sinh đồ lót cá nhân.
2.2. Những triệu chứng khi bị vi khuẩn âm đạo tấn công
Vi khuẩn gây viêm âm đạo hầu hết là những loại khuẩn kỵ khí, có khả năng phát triển quá mức. Những loại khuẩn này khi đã tấn công môi trường âm đạo thường gây ra một số triệu chứng điển hình, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của chị em.
– Khí hư ra nhiều và có mùi nồng, tanh, khó chịu. Màu sắc khí hư do khuẩn gây viêm thường có màu vàng, xanh.
– Vi khuẩn tấn công khiến môi trường âm đạo thay đổi, làm cho người bệnh có cảm giác nóng rát, thậm chí đau tại vùng kín.
Vi khuẩn gây viêm âm đạo hầu hết là những loại khuẩn kỵ khí, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh
– Âm đạo còn có thể bị sưng, phù nếu viêm kéo dài.
– Những tổn thương tại âm đạo ngày càng nghiêm trọng, khiến cho vùng kín dễ ra máu bất thường, đặc biệt là khi giao hợp.
– Tiểu buốt, tiểu rắt do môi trường âm đạo thay đổi, viêm gây đau kéo dài.
3. Những ảnh hưởng của viêm âm đạo do vi khuẩn
Vi khuẩn viêm âm đạo có thể khiến tình trạng âm đạo ngày càng diễn biến xấu đi, khiến cho các tổn thương ngày càng sâu hơn, rộng hơn. Bệnh dễ tái phát, khiến cho vùng kín của chị em cảm thấy đau và nóng rát thường xuyên, ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý người bệnh.
Không những vậy, nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn sẽ còn xuất hiện nếu tình trạng vi khuẩn âm đạo tiếp tục diễn ra:
– Đời sống tình dục bị gián đoạn: Không một người phụ nữ nào có thể tự tin với chuyện “giường chiếu” khi âm đạo luôn ở trạng thái đau rát, bốc mùi khó chịu. Vì vậy, khi bị vi khuẩn tấn công âm đạo, chị em sẽ dần ngại quan hệ tình dục, xa lánh bạn tình và thậm chí có thể bị lãnh cảm, suy giảm ham muốn.
– Tiền đề dẫn đến nhiều bệnh lý phụ khoa: Do vị trí và cấu trúc các cơ quan sinh dục trong cơ thể, nên khi âm đạo bị vi khuẩn tấn công, các cơ quan khác cũng dễ bị vi khuẩn tại ổ viêm xâm nhập, làm ảnh hưởng tới các chức năng, hoạt động của các cơ quan này. Một vài bệnh lý mà người bệnh có thể gặp phải khi vi khuẩn âm đạo tấn công gồm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, ống dẫn trứng, viêm vùng chậu, viêm phần phụ,… Những bệnh lý này nếu không được điều trị từ sớm, rất dễ dẫn đến viêm mãn tính, tái phát liên tục.
Nhiều hệ lụy nghiêm trọng sẽ xuất hiện nếu tình trạng vi khuẩn âm đạo tiếp tục diễn ra, điển hình là việc ảnh hưởng tới các cơ quan sinh dục khác
– Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Môi trường âm đạo thay đổi, vi khuẩn tăng sinh và lan rộng khiến cho tinh trùng gặp khó khăn trong quãng đường di chuyển tới tử cung, làm ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh. Bên cạnh đó, những biến chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn tấn công cũng có thể trở thành nguy cơ khiến khả năng mang thai, sinh nở của mẹ bị giới hạn.
– Ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi: Thai phụ bị vi khuẩn tấn công âm đạo, gây viêm nhiễm sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ đối với thai kỳ. Trẻ sinh ra, tiếp xúc với vi khuẩn trong quá trình đi qua ngả âm đạo của mẹ sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm da, viêm kết mạc mắt, viêm mũi họng,… Bên cạnh đó, tỷ lệ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản cũng trở nên cao hơn.
4. Những xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán vi khuẩn và phương án điều trị
Đối với viêm âm đạo, chị em cần được thực hiện thăm khám và xét nghiệm, soi tươi dịch âm đạo để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất tác nhân gây bệnh. Vi khuẩn âm đạo cũng là tác nhân gây viêm nhiễm được chẩn đoán, xác định qua xét nghiệm sau:
– Soi tươi dịch âm đạo
Mẫu dịch nhầy âm đạo của bệnh nhân sẽ được bác sĩ thu thập và hòa cùng nước muối sinh lý để quan sát trên lam kính hiển vi. Từ đó, các dấu hiệu của việc bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng sẽ được phát hiện.
– Thực hiện nghiệm pháp Whiff
Một mẫu dịch tiết âm đạo khác sẽ được nhỏ vào dung dịch KOH. Lúc này, bác sĩ có thể xác định người bệnh có bị viêm nhiễm âm đạo hay không, khuẩn gây hại trong âm đạo có gây ra mùi hôi không. Nếu dịch âm đạo có mùi hôi, bệnh nhân có thể đã nhiễm trùng âm đạo do khuẩn Gardnerella vaginalis.
– Đo pH âm đạo
pH âm đạo của một phụ nữ khỏe mạnh, bình thường rơi vào khoảng 3.8 đến 4.8. Nếu môi trường âm đạo mất đi sự cân bằng, vi khuẩn có hại tăng sinh sẽ khiến cho pH tự nhiên thay đổi, rơi vào khoảng 4.5 đến 7.0.
– Nhuộm Gram
Nhuộm Gram là kỹ thuật chẩn đoán viêm phụ khoa bởi vi khuẩn, sử dụng một số loại hóa chất đặc trưng để phân biệt vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-). Cấu tạo vách tế bào của vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-) khác nhau. Bởi vậy, khi tiến hành nhuộm, màu sắc của hai loại khuẩn này cũng sẽ thể hiện khác nhau.
Sau khi đã xác định được vi khuẩn gây bệnh, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và phổ biến về phương pháp điều trị phù hợp, mục đích chữa dứt điểm cũng như cải thiện sức khỏe, môi trường âm đạo cho người bệnh.
Điều trị vi khuẩn tấn công âm đạo, người bệnh thường được hướng dẫn sử dụng thuốc để khắc phục triệu chứng cũng như loại bỏ tác nhân bệnh tốt nhất:
– Sử dụng thuốc bôi/uống Metronidazole hoặc kem bôi Clindamycin. Thời gian sử dụng thuốc điều trị trong 7 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện bôi, uống đủ và đúng liều lượng như bác sĩ đã đưa ra chỉ định.
Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để tránh khỏi những ảnh hưởng, tác dụng phụ không đáng có.
– Chú ý giữ gìn vệ sinh: Việc giữ gìn vệ sinh vùng kín, âm đạo quyết định tới 80% hiệu quả sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn âm đạo. Từ đó, người bệnh cũng có thể hạn chế nguy cơ viêm tái phát và hạn chế được những biến chứng, sự phát triển nhanh của bệnh.
– Kiêng quan hệ tình dục, chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt: Quan hệ tình dục trong thời gian điều trị vi khuẩn viêm âm đạo sẽ khiến cho hiệu quả không được đảm bảo, tăng khả năng biến chứng và tái phát bệnh. Cùng với đó, nguy cơ lây nhiễm, khiến cho vi khuẩn gây hại lan sang cơ quan sinh dục của bạn tình là rất cao.
Khi đã xác định được vi khuẩn gây viêm âm đạo, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp
Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tăng khả năng đề kháng, hỗ trợ việc điều trị tốt hơn.
Vậy là những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ mọi kiến thức cần nắm rõ về vi khuẩn âm đạo. Chị em nên hiểu thêm về tác nhân gây bệnh này, từ đó có phương án phòng ngừa và điều trị cho phù hợp, đảm bảo được an toàn cho sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.