Có nhiều nguyên nhân gây ung thư ở cổ tử cung nhưng đa số là do virus HPV. Bệnh nếu không được can thiệp sớm có thể gây nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe sinh sản, thậm chí tính mạng của chị em phụ nữ. Chích ngừa ung thư cổ tử cung là một cách phòng tránh bệnh chủ động, hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
1. Những điều cần biết về vắc xin để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
1.1 Khái quát về vắc xin chích ngừa ung thư cổ tử cung
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có thể ngăn chặn và giảm những sự gây hại đến từ virus HPV. Loại virus này thường tấn công và gây bất thường ở tử cung và cổ tử cung. Virus có thể được xác định liên quan tới ung thư sinh dục như: âm đạo, âm hộ, hậu môn, cổ tử cung, dương vật, đầu và cổ…
Đường lây truyền bệnh là đường tình dục nếu tiếp xúc qua da, niêm mạc miệng hay hầu họng khi quan hệ tình dục không an toàn. Loại virus này có thể không lây qua đường tình dục mà lây qua kim, bấm móng, đồ lót…
Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV
Ngoài ra, virus có thể lây lan từ mẹ sang con khi sinh em bé, đặc biệt khi bị mắc đa nướu gai đường hô hấp.
Hiện nay, có 2 chủng virus HPV là chủng 16 và 18 có thể gây bệnh và bên cạnh đó chủng 6 và 11 thường dẫn tới mụn cóc sinh dục ở nam nữ giới. Mụn thường nhỏ, bẹt hoặc nhô ra tuy nhiên không đau.
Người bệnh không nên chủ quan bởi chủng 6 và 11 cũng có thể gây ra ung thư cổ tử cung và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Tiêm phòng vắc xin chính là cách có kháng thể chủ động và phòng ngừa hiệu quả đối với ung thư.
1.2 Những loại vắc xin chích ngừa ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
Nước ta hiện đang khuyến khích tiêm vắc xin phòng bệnh ở nữ trước độ tuổi sinh đẻ (9-26 tuổi) để đạt hiệu quả miễn dịch cao và duy trì nhiều năm về sau.
Hiệu quả của vắc xin thường kéo dài trong khoảng 30 năm tùy theo yếu tố miễn dịch, thói quen quan hệ tình dục, sức khỏe… của người tiêm. Hiện nay, tiêm phòng ung thư cổ tử cung thường là một trong hai loại như sau:
Vắc xin của Mỹ Gardasil
Loại vắc xin này có thể phòng 4 type HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục nổi bật gồm: chủng 16, 18, 6,11.
Đối tượng tiêm là nữ giới từ 9 đến 26 tuổi và một liều gồm 3 mũi cơ bản để đạt hiệu quả miễn dịch cao nhất.
Thời gian tiêm như sau: tiêm mũi 1, mũi thứ 2 khuyến cáo tiêm sau mũi 1 khoảng 2 tháng, mũi 3 tiêm sau mũi 2 khoảng 6 tháng, tổng thời gian tiêm khoảng 8 tháng.
Đây là loại vắc xin phòng HPV phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay với hạn chế tối đa tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe, đồng thời hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung cao với nhiều chủng virus HPV.
Vắc xin Cervarix
Vắc xin Cervarix có thể ngăn chặn được sự xâm nhập và phát triển của chủng virus HPV 16 và 18
Đây là loại vắc xin có tác dụng hình thành miễn dịch với 2 chủng gây ung thư cổ tử cung là 16 và 18.
Đối tượng tiêm là nữ giới từ 10 đến 25 tuổi.
Để có hiệu quả phòng ngừa ung thư cao nhất, người bệnh cũng cần tiêm đủ 3 mũi với thời gian tiêm như sau: tiêm mũi 1 sau đó tiêm mũi 2 sau mũi 1 1 tháng, mũi 3 sau mũi 2 khoảng 6 tháng. Tổng thời gian tiêm khoảng 7 tháng.
2. Những lưu ý quan trọng về tiêm phòng bệnh ung thư cổ tử cung
2.1 Những đối tượng nào đủ điều kiện để thực hiện tiêm phòng vắc xin?
Dưới đây là những đặc điểm quan trọng mỗi chị em cần lưu ý để có thể tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung:
– Người khỏe mạnh chưa phơi nhiễm với virus HPV
– 4 tuần trước khi tiêm không nên tiêm vắc xin khác hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
– Đối với những chị em đã quan hệ tình dục trước khi tiêm nên khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung để đảm bảo an toàn khi tiêm và phát hiện sớm bất thường.
Bởi đối với những phụ nữ có bất thường ở cổ tử cung, việc tiêm phòng thường không còn tác dụng và cần tiến hành điều trị.
Mỗi chị em cần tiêm theo đúng thời gian khuyến cáo và đủ 3 mũi tiêm, nếu có việc đột xuất cần lùi lịch tiêm thì nên tiêm bổ sung sớm nhất.
2.2 Những đối tượng nào đủ điều kiện để thực hiện tiêm phòng vắc xin?
Những trường hợp dưới đây chống chỉ định với tiêm phòng vắc xin HPV hoặc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ:
– Phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai ở khoảng 6 tháng tiếp theo hoặc phụ nữ đang cho con bú. Nếu đang tiêm vắc xin dở thì dừng tiêm ngay để chờ sau sinh con mới tiếp tục và đảm bảo tiêm đủ 3 mũi trong khoảng 2 năm.
– Người bệnh có tình trạng cấp tính nặng, suy giảm miễn dịch hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm.
– Phụ nữ có cơ địa nhạy cảm với nấm men hay tiền sử dị ứng với những thành phần của vắc xin.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung có thể giúp các chị em phụ nữ tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại một số chủng virus HPV liên quan tới bệnh ung thư nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bệnh. Do đó vẫn nên lưu ý về việc chăm sóc và sinh hoạt lành mạnh, theo dõi sức khỏe và tăng cường đề kháng.
Tiêm phòng sớm ung thư cổ tử cung có thể giúp các chị em phụ nữ tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại một số chủng virus HPV liên quan tới bệnh ung thư
Đặc biệt, mỗi chị em phụ nữ nên có ý thức trong bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục, thực hiện tình dục an toàn và hạn chế quan hệ với nhiều người thiếu lành mạnh để tránh những nguy cơ lây nhiễm HPV có thể xảy ra.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện tiêm HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung, để lựa chọn được nơi uy tín với nguồn gốc vắc xin rõ ràng tiêu chuẩn quốc tế để có được hiệu quả phòng ngừa virus tốt nhất.
Đồng thời, nếu sau khi tiêm phòng nhận thấy dấu hiệu bất thường trên cơ thể như sốt, co giật, khó thở, đau đầu… thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.