Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong những biến chứng được quan tâm nhiều nhất là tình trạng tổn thương ở mạch máu hay còn gọi là biến chứng mạch máu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu tổn thương mạch máu do bệnh tiểu đường gây nguy hiểm như thế nào?
1. Tổn thương mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường là gì?
Tổn thương mạch máu (nhỏ và/hoặc mạch máu lớn) hay bệnh mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường thường được nhắc đến là tình trạng tổn thương võng mạc mắt do tiểu đường (đái tháo đường) gây ra.
Mạch máu ở đằng sau mắt bị tổn thương, vữa xơ, phồng, xẹp, vôi hóa,… gây bệnh lý võng mạc mắt.
Ngoài ra, ở bệnh nhân tiểu đường còn nhắc đến ở bệnh lý mạch máu nhỏ ở thần kinh, bệnh mạch máu nhỏ ở thận do biến chứng đái tháo đường gây ra.
Tiểu đường gây bệnh mạch máu, thường được nhắc đến là tình trạng tổn thương võng mạc mắt.
2. Tổn thương mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm thế nào?
Từ tổn thương ở mạch máu nhỏ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm ở mắt như: viêm giác mạc, đục thủy tinh thể, mù lòa,…
Tổn thương ở mạch máu nhỏ còn kéo theo biến chứng bệnh lý thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không được điều trị người bệnh dễ bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo.
Biến chứng mạch máu nhỏ ở thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường như: tê bì ngoài da (cảm giác như kim châm do viêm thần kinh ngoại vi, do đái tháo đường gây ra.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng mạch máu lớn gây tàn phế cho người bệnh như:
– Bệnh mạch vành (bệnh mạch máu của tim): thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim.
– Đột quỵ (nhồi máu não, xuất huyết não).
– Tắc mạch chi dưới: do vữa xơ động mạch gây tắc mạch chi (chân) dẫn tới hoại tử phải cắt chân. Nếu phối hợp giữa viêm thần kinh ngoại vi do đái tháo đường và bệnh vữa xơ động mạch chi dưới do đái tháo đường gây bệnh bàn chân ở người đái tháo đường.
Tình tạng tổn thương ở mạch máu nhỏ nhất là với bệnh nhân tiểu đường dễ gây giảm thị lực, dẫn tới mù lòa.
3. Các phương pháp điều trị bệnh mạch máu nhỏ
3.1 Chẩn đoán tổn thương mạch máu
Kiểm tra gắng sức kết hợp hình ảnh học: Bạn sẽ được vận động trên máy đi bộ, máy đạp xe hoặc dùng loại thuốc làm tăng nhịp tim như khi tập thể dục. Kỹ thuật viên sẽ siêu âm tim bạn ngay sau đó để đánh giá tình trạng lưu thông máu đến cơ tim.
Chụp mạch vành: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xem xét động mạch lớn có bị tắc không. Thuốc cản quang được bơm vào động mạch bằng 1 ống catete đitừ mạch bẹn lên mạch vành ở tim. Bác sĩ theo dõi chất cản quang bằng Xquang các phương tiện hình ảnh học.
PET: Đây là phương pháp chụp cắt lớp phóng xạ cho phép cung cấp thông tin về chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Chụp cắt lớp động mạch: Kết hợp CT-scan và Xquang chụp ở nhiều góc khác nhau sẽ cho hình ảnh chi tiết nhất.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng trường điện từ để tạo hình ảnh của tim từ đó có thể thấy được chỗ tắc của động mạch.
Xét nghiệm chức năng tế bào nội mô: Tế bào nội mô là tế bào nằm trong cùng sắt với dòng máu lưu thông. Nếu chức năng của tế bào này bất thường, mạch máu không thể dãn nở.
Để kiểm tra chức năng nội mô, 1 ống dây luồn qua 1 catete được đưa vào mạch vành và tiêm 1 loại thuốc vào giúp mạch máu nhỏ ở tim mở ra. Dòng máu qua các mạch máu này sẽ được đo và lấy kết quả. Đây là xét nghiệm xâm lấn tối ưu để chẩn đoán bệnh mạch máu nhỏ.
Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác nhiều bệnh lý về mạch máu như chụp MRI, siêu âm mạch máu, chụp cắt lớp vi tính động mạch,…
3.2 Điều trị tổn thương mạch máu ở người mắc bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh mạch máu nhỏ bao gồm thuốc kiểm soát co thắt mạch máu dẫn đến nhồi máu và thuốc giảm đau.
Điều trị thay thế: Các thực phẩm chức năng có thể giúp cho người bệnh mạch máu nhỏ như L-arginin. Amino acid này giúp tăng cường trao đổi chất, làm giảm triệu chứng của bệnh. Phương pháp điều trị này không nên sử dụng cho người bệnh đã có tiền căn nhồi máu cơ tim.
4. Phòng chống bệnh mạch máu nhỏ
Một số biện pháp để phòng chống bệnh mạch máu nhỏ mà bạn nên tham khảo là:
– Không hút thuốc.
– Ăn uống lành mạnh: Hãy sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, sữa ít béo, trái cây và rau xanh. Hạn chế ăn muối, đường, rượu, chất béo no và chất béo chuyển hóa.
– Tập thể dục thường xuyên: Vận động mỗi ngày giúp tăng cường chức năng cơ tim giúp máu lưu thông tốt, bên cạnh đó còn giúp bạn ngừa nhồi máu cơ tim vì giữ được cân nặng ổn định, kiểm soát đái tháo đường, tăng cholesterol và tăng huyết áp. Tập luyện không cần quá nặng, đi b
– Kiểm tra nồng độ cholesterol: Kiểm tra công thức máu thường xuyên. Nếu mỡ “xấu” của bạn tăng bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Kiểm soát huyết áp: Huyết áp càn được kiểm tra thường xuyên nếu bạn có bệnh lý tim mạch.
– Duy trì cân nặng hợp lý ổn định: Thừa cân làm tim hoạt động quá sức, có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp và đái tháo đường.
– Kiểm soát stress: Hãy tìm lối sống lành mạnh và tìm cách thỏa hiệp với các công việc căng thẳng. Yoga, thiền và nghe nhạc rất hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.