Chữa ung thư dạ dày – Phác đồ và điều trị

Ung thư dạ dày là tình trạng khối u ác tính phát triển trong dạ dyaf một cách quá mức dẫn tới hình thành khối u. Đây là một bệnh lý phổ biến những năm gần đây và có thể di căn đến bộ phận khác. Nếu không chữa ung thư dạ dày kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

1. Tìm hiểu sơ lược về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng khi xuất hiện tế bào ung thư trong dạ dày và phát triển thành khối u với nguy cơ lây lan sang các cơ quan khác. Căn bệnh này có thể được phát hiện với những triệu chứng tiêu hóa như: đau, khó tiêu, bị ợ, thói quen ăn uống thay đổi…

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh cao và số ca tử vong tương đối lớn. Trong đó, đa số trường hợp bệnh nhân ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn muộn(giai đoạn III hoặc giai đoạn IV).

Ung thư dạ dày hình thành khi các tế bào ác tính xuất hiện ở dạ dày hình thành khối u

Ung thư dạ dày thường có những triệu chứng không rõ ràng khi mới khởi phát và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh thường được phát hiện muộn. Bệnh ung thư dạ dày thường được điều trị với nhiều phương pháp và chuyên biệt hóa với từng cá nhân. Phối hợp điểm mạnh nhiều phương pháp hay phác đồ điều trị đa mô thức giúp bệnh được kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu khả năng thất bại và có thể bảo tồn cơ quan hay chức năng cơ quan và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

2. Chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh ung thư dạ dày

2.1 Cách chẩn đoán bệnh – Bước đầu chữa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày khiến cơ thể tăng sinh bất thường và phát triển thành nhiều khối u ác tính với 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu là ít nguy hiểm nhất và càng về những giai đoạn sau thì càng nguy hiểm. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh với nguy cơ tử vong cao hơn.

Những triệu chứng mơ hồ ở giai đoạn đầu khiến người bệnh chủ quan và khó nhận biết bởi đa số giống các bệnh tiêu hóa thông thường như: nôn, chướng bụng, chán ăn, thay đổi thói quen đại tiểu tiện… Để chắc chắn về tình trạng cơ thể của mình, người bệnh cần thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán bệnh như sau:

– Nội soi dạ dày: Phát hiện các bệnh lý dạ dày khi sử dụng ống nội soi có đầu camera để thông xuống dạ dày và quan sát tổn thương.

– Sinh thiết: Lấy mẫu mô từ dạ dày và xem xét, phân tích dưới kính hiển vi xem có tế bào ung thư hay không.

– Chụp CT, siêu âm dạ dày: Quan sát khối u và mức độ lây lan của khối u.

– Các bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện kiểm tra tình trạng khuẩn HP trong nội soi hoặc bằng cách xét nghiệm hơi thở, phân và máu…

Bệnh nhân thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các chỉ định điều trị

2.2 Những phương pháp chữa bệnh ung thư dạ dày hiện nay

Phát hiện sớm bệnh chính là cơ hội để người bệnh chữa ung thư dạ dày và tỷ lệ sống cao hơn so với phát hiện ở những giai đoạn sau. Trong điều trị ung thư dạ dày có những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị; cụ thể như sau:

– Phẫu thuật: Được áp dụng cho tùy từng trường hợp bệnh, tình trạng của khối u hay khả năng đáp ứng của người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Với những trường hợp bệnh nhân cần loại bỏ toàn bộ dạ dày sẽ được đặt lại hệ tiêu hóa sau phẫu thuật. Những trường hợp khối u với kích thước không lớn có thể thực hiện nội soi để giảm nguy cơ.

– Hóa trị: Phương pháp này sử dụng hóa chất để tiêu diệt ung thư và làm ức chế khối u không phát triển. Đối với những bệnh nhân không có đủ sức khỏe để đáp ứng phẫu thuật thì hóa trị là một trong những sự lựa chọn hiệu quả và giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên người bệnh cũng lưu ý sau hóa trị có thể có một số tác dụng phụ, người bệnh không cần lo lắng và có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối đa tình trạng này. Những tác dụng phụ thường gặp có thể là: buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc…

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng buồn nôn khi điều trị hóa trị

– Xạ trị: Phương pháp này dùng các tia bức xạ với năng lượng cao tác động đến tế bào ung thư khiến chúng bị loại bỏ. Phương pháp này cũng có thể thực hiện phối hợp với những phương pháp khác để có được hiệu quả điều trị cao nhất. Một số trường hợp khối u quá lớn, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc thu nhỏ khối u trước khi hóa trị.

2.3 Những lưu ý sau khi điều trị ung thư dạ dày

Bên cạnh chữa ung thư dạ dày, người bệnh cũng cần được quan tâm chăm sóc và có chế độ riêng biệt để giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, lạc quan điều trị bệnh hiệu quả nhất. Cụ thể người thân và gia đình cần lưu ý như sau:

– Chế độ ăn uống cho người bệnh: Bệnh nhân ung thư dạ dày cần được ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để tăng đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp đáp ứng tốt điều trị và nhanh phục hồi cơ thể sau điều trị.

– Chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi điều trị phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị thì bệnh nhân cần được xây dựng chế độ nghỉ ngơi, vận động giúp lưu thông máu và bồi dưỡng cơ thể.

– Chăm sóc về tâm lý cho người bệnh: Hướng người bệnh đến với những điều lạc quan, động viên để bệnh nhân cố gắng điều trị tốt hơn mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết về chữa bệnh ung thư dạ dày. Để được điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu cho bệnh đồng thời có một sức khỏe tốt cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống thì người bệnh hãy thăm khám ở những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia giỏi.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần rèn luyện sức khỏe, tránh những thói quen gây hại để có thể có một nền tảng cơ thể tốt đáp ứng các phương pháp điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *