Ung thư dạ dày (ung thư bao tử) là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Dấu hiệu của bệnh lý này thường bị nhầm với các bệnh dạ dày thường gặp, khiến người bệnh chủ quan. Do đó, nhận biết dấu hiệu cảnh báo bệnh và tiến hành thăm khám ngay từ giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả.
1. Tổng quan bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày (hay ung thư bao tử) là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày bị đột biến đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát. Các tế bào này xâm lấn cục bộ các mô ở gần hay di căn đến các cơ quan ở xa qua hệ thống bạch huyết.
Bệnh lý này là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, liên quan đến vi khuẩn HP, chế độ ăn uống và một số yếu tố khác. Ung thư bao tử nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
Tuy nhiên các dấu hiệu của bệnh thường diễn ra âm thầm ở giai đoạn sớm nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Do nhầm lẫn dấu hiệu của bệnh ung thư này với các bệnh lý thông thường, người bệnh thường chỉ phát hiện được ung thư khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối.
Ung thư bao tử thường diễn ra âm thầm ở giai đoạn sớm
2. Các giai đoạn phát triển chính của bệnh là gì?
Ung thư bao tử được chia thành 5 giai đoạn phát triển cụ thể như sau:
2.1. Giai đoạn 0 của ung thư dạ dày
Ở giai đoạn sớm của bệnh, các tế bào ung thư chỉ mới hình thành và phát triển ở bề mặt biểu mô của dạ dày, chưa lây lan tới các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan khác.
2.2. Giai đoạn I
Giai đoạn IA: Tế bào ung thư đã phát triển tại lớp bên trong thành dạ dày, chưa lây lan ra các hạch bạch huyết và cơ quan khác.
Giai đoạn IB: Tế bào ung thư phát triển tại các lớp cơ của thành dạ dày và lan tới 1 – 2 hạch bạch huyết lân cân nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác.
2.3. Giai đoạn II
Giai đoạn IIA: Tế bào ung thư đã phát triển vào lớp sâu bên trong dạ dày và lan đến 3 – 6 hạch bạch huyết lân cận. Cũng có trường hợp, tế bào ung thư có thể chưa lan đến các hạch bạch huyết thành màng bụng nhưng chúng sẽ lan rộng đến các cơ ngoài cùng và các mô liên kết của dạ dày.
Giai đoạn IIB: Tế bào ung thư đã xâm lấn khá sâu vào thành dạ dày và có thể lan tới nhiều hơn 7 hạch bạch huyết. Trong giai đoạn này, tế bào ung thư có thể không lan tới các hạch bạch huyết hay các cơ quan xa nhưng chúng lại phát triển rộng ở mô liên kết bên ngoài thành dạ dày tới thành bụng, thanh quản.
Bệnh ung thư bao tử được điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh
2.4. Ung thư dạ dày giai đoạn III
Giai đoạn IIIA: Ung thư đã lan rộng đến các lớp cơ bên ngoài dạ dày và có thể lây lan tới nhiều hạch bạch huyết với số lượng không xác định.
Giai đoạn IIIB: Tế bào ung thư đã lan sâu vào toàn bộ lớp lót và bên ngoài thành dạ dày, đồng thời có thể xâm lấn tới các cơ quan lân cận.
2.5. Giai đoạn IV
Đây là giai đoạn mà kích thước tế bào ung thư không xác định và có thể lan đến bất kì cơ quan nào của cơ thể.
Các giai đoạn của ung thư bao tử chỉ rõ vị trí và mức độ lây lan của khối u, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cũng như tiên lượng tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Phát hiện càng sớm bệnh ung thư dựa vào dấu hiệu của bệnh sẽ tăng khả năng chữa lành và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
3. Nhận biết ung thư dạ dày qua các dấu hiệu nào?
Để tăng khả năng điều trị thành công, bệnh ung thư dày cần được phát hiện càng sớm càng tốt. Người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu cảnh báo sau đây:
– Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư bao tử. Khi bước sang giai đoạn tiến triển, tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
– Đau trướng bụng, đặc biệt vùng trên rốn: Cơn đau ban đầu diễn ra từng đợt và trở nên trầm trọng hơn ở những giai đoạn sau của bệnh, không thuyên giảm khi dùng thuốc.
– Chán ăn: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thường đi kèm triệu chứng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
– Đầy bụng, khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn thường xuyên xuất hiện sau khi ăn.
– Nôn ra máu: Đây cũng là một dấu hiệu ung thư bao tử thường gặp.
– Đi ngoài phân đen: Triệu chứng này thường gặp ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, cảnh báo bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
– Sờ thấy u ở bụng.
Tất cả các dấu hiệu kể trên đều có thể gặp ở các bệnh lý dạ dày khác. Người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Dấu hiệu của ung thư thường bị hiểu nhầm thành các bệnh lý tiêu hóa khác, khiến người bệnh chủ quan
4. Đối có tượng nguy mắc cơ bệnh ung thư dạ dày
Các đối tượng có nguy cơ cao gặp phải bệnh lý ung thư này bao gồm:
– Người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên) có nguy cơ cao mắc bệnh.
– Người nhiễm vi khuẩn HP, bị viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính.
– Người thường xuyên ăn đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
– Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,…
– Có người thân trong gia đình mắc ung thư bao tử nói riêng, ung thư đường tiêu hóa nói chung, bệnh đa polyp tuyến gia đình…
Các đối tượng trên đây cần thực hiện nội soi dạ dày định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ để có thể phát hiện sớm bệnh lý ung thư nguy hiểm này, kể cả khi chưa có các dấu hiệu của bệnh.
5. Cần làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Nội soi dạ dày – tá tràng là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa trên và nên thực hiện dù đã phát hiện các triệu chứng của bệnh hay chưa.
Cùng với phương pháp nội soi, người bệnh có thể được chỉ định tiến hành một số phương pháp sàng lọc khác như sinh thiết tổn thương nghi ngờ, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u…
5.1. Nội soi dạ dày – tá tràng có sinh thiết
Nội soi dạ dày – tá tràng là phương
pháp quan trọng và hiệu quả để chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa trên, trong đó có dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát toàn bộ niêm mạc dạ dày, phát hiện các bất thường và có các chẩn đoán chính xác.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ khu vực bất thường của dạ dày. Mẫu mô này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán xác định, sau đó bác sĩ thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán giai đoạn.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang ứng dụng các công nghệ nội soi tiên tiến giúp tối ưu hiệu quả phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa. Nổi bật trong số đó là công nghệ nội soi dạ dày cao cấp MCU, kết hợp nội soi phòng đại nhuộm màu, siêu âm nội soi và sinh thiết tức thì. Nhờ đó, nội soi MCU có khả năng phát hiện và xử lý các tổ chức tiền ung thư, ung thư sớm đường tiêu hóa trong 1 ngày, thay vì 5 – 7 ngày như các phương pháp nội soi thông thường.
Bên cạnh đó, TCI còn thực hiện nội soi NBI 5P ứng dụng ánh sáng dải tần hẹp và khả năng phóng đại hình ảnh hàng trăm lần. Công nghệ NBI 5P giúp phát hiện ung thư đường tiêu hóa từ giai đoạn sớm và rất sớm, nâng cao hiệu quả điều trị
Mỗi người đều nên tiến hành nội soi dạ dày để phát hiện sớm ung thư ngay cả khi chưa có dấu hiệu của bệnh
5.2. Các phương pháp chẩn đoán khác
Bên cạnh phương pháp nội soi dạ dày và sinh thiết kế trên, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác như: chụp cắt lớp vi tính, siêu âm ổ bụng, dùng các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9. Tuy nhiên, nội soi dạ dày – tá tràng vẫn là phương pháp tốt nhất và được sử dụng phổ biến hơn cả.
Dấu hiệu của ung thư dạ dày thường chưa rõ rệt vào giai đoạn đầu và hầu hết chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã lan ra các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, mỗi người đều nên thực hiện nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện sớm ung thư cũng như các bệnh lý tiêu hóa khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.