Trong các yếu tố nhồi máu cơ tim bệnh học, cơ chế và các yếu tố nguy cơ gây bệnh là vấn đề rất được quan tâm. Nắm được các vấn đề này, bạn cũng sẽ biết cách phòng chống nhồi máu cơ tim một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.
1. Cơ chế gây nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim bị hoại tử do không được cung cấp đủ máu nuôi dưỡng. Bệnh chủ yếu do xơ vữa mạch vành, cục máu đông, co thắt mạch vành và boc
1.1 Cơ chế nhồi máu cơ tim bệnh học do xơ vữa
Trong hầu hết các trường hợp, cơ tim bị hoại tử có liên quan đến tình trạng thiếu máu do xơ vữa mạch vành. Cơ tim của chúng ta được nuôi dưỡng nhờ máu giàu dinh dưỡng và oxy mà động mạch vành cung cấp. Nhưng khi các động mạch này bị “xâm chiếm” bởi các mảng xơ vữa hình thành từ chất béo, canxi và các chất thải khác trong máu thì lòng mạch sẽ dần bị thu hẹp dẫn đến thiếu máu cung cấp cho cơ tim. Mảng xơ vữa càng lớn và xơ cứng nhiều thì máu nuôi cơ tim càng thiếu hụt. Khi máu cung cấp cho cơ tim bị ngưng hoàn toàn, cơ tim sẽ bị hoại tử rất nhanh dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Xơ vữa, cục máu đông, co thắt và bóc tách mạch vành là những tiền đề gây nhồi máu cơ tim.
1.2 Nhồi máu cơ tim do cục máu đông
Sự hình thành các cục máu đông lớn trong lòng mạch có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Trong dòng máu vẫn luôn có ít nhiều sự tồn tại của những cục máu đông nhỏ hoặc lớn do sự tập kết tiểu cầu. Tuy nhiên, các cục máu đông nhỏ, lẻ tẻ thường tự tiêu biến do cơ chế đặc biệt của cơ thể. Nhưng nếu các cục máu đông lớn hơn thì có thể di chuyển trong dòng máu và gây tắc hẹp cục bộ, đặc biệt khi gặp đoạn mạch hẹp do xơ vữa hoặc co thắt.
Các mảng xơ vữa lại có thể là tác nhân gây tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Cụ thể, khi các mảng bám còn mềm, chúng có thể bị vỡ nứt ra dưới tốc độ của dòng chảy qua, tạo thành nhưng bề mặt gồ ghề, thô nhám thu hút các tiểu cầu. Tại đây rất dễ hình thành nên các cục máu đông. Các cục máu đông lại có xu hướng kết hợp với nhau tạo ra nhưng cục máu to hơn, đến một kích thước nhất định sẽ gây tắc mạch, dẫn đến nhồi máu.
Cục máu đông là tác nhân hàng đầu gây ra nhưng cơn tắc nghẽn cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay tức thì nếu không được cấp cứu kịp.
1.3 Nhồi máu cơ tim do co thắt mạch vành
Co thắt mạch vành là tình trạng gia tăng tạm thời trương lực ở lớp thượng tâm mạc của thành mạch vành, làm giảm đáng kể và đột ngột đường kính lòng mạch. Tình trạng này tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể gây tắc hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn động mạch vành. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây ra hội chứng động mạch vành cấp, trong đó có nhồi máu cơ tim.
1.4 Cơ chế nhồi máu cơ tim bệnh học do bóc tách động mạch
Việc lớp nội tâm mạc của mạch vành đột nhiên bị rách có thể khiến máu trong lòng mạch tràn sang các lớp khác của thành mạch, gây mất máu đến cơ tim một cách đột ngột và hoại tử cơ tim.
2. Các yếu tố nguy cơ cần chú ý trong nhồi máu cơ tim bệnh học
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng thiếu máu và hoại tử cơ tim. Trong đó, điển hình là: tăng huyết áp, hút thuốc lá, lười vận động, ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị tim mạch. Cụ thể, các yếu tố này tác động như thế nào trong việc gây ra cơn nhồi máu cơ tim?
2.1 Tăng huyết áp
Những người bị bệnh tăng huyết áp thường có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là do, huyết áp thường xuyên ở mức cao khiến thành mạch máu suy yếu, các phân tử chất béo dễ dàng bám dính, lắng đọng gây xơ vữa.
Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vỡ mạch máu, đặc biệt ở các đoạn mạch đã suy yếu hoặc chịu nhiều tổn thương.
Huyết áp thường xuyên tăng cao có thể gây phá hủy thành mạch, thúc đẩy các mảng xơ vữa phát triển gây nhồi máu cơ tim.
2.2 Hút thuốc lá
Trong khói thuốc có hàng nghìn chất độc khác nhau. Các chất độc này có thể làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có mạch vành. Tình trạng tăng huyết áp của những người thường xuyên hút thuốc cũng khiến mạch vành dễ bị tổn hại, dẫn đến các vấn đề tương tự như trên.
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân nguyên nhân hàng đầu gây co thắt mạch vành, nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn nhịp, đột tử.
2.3 Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Điển hình là ăn quá nhiều chất béo bão hòa, ăn quá ngọt, quá mặn,… Quá nhiều natri trong máu có thể gây tăng huyết áp. Quá nhiều chất béo làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa. Quá nhiều đường trong máu cũng khiến mạch máu bị “ăn mòn”.
Bên cạnh đó, các loại đồ uống kích thích như cafe, nước có ga, trà,… nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây tăng huyết áp, gây co mạch, tắc nghẽn.
Trên đây là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi. Bên cạnh đó còn có các yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác, giới tính, di truyền,… cũng có thể làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim bạn cần tích cực điều chỉnh các yếu tố có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh lối sống để ổn định huyết áp, giảm hình thành xơ vữa và cục máu đông. Đối với những người có yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, bệnh nhân cần chủ động thăm khám để dự phòng và kiểm soát tốt hơn.
Thăm khám tim mạch sớm có thể giúp bạn phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu, từ đó ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về một vài yếu tố nhồi máu cơ tim bệnh học. Chủ động thay đổi các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn phòng tránh hoặc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt, hãy chủ động thăm khám tim mạch thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ nhồi máu xảy ra và đe dọa tính mạng nhé .
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.