Ung thư phổi đã và đang ngày càng trở nên phổ biến thời gian gần đây. Giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào? Căn bệnh này khi ở giai đoạn cuối thì có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có được câu trả lời.
1. Đặc điểm của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là dạng ung thư thường gặp nhất. Tế bào ung thư của nhóm này phát triển rất nhanh và lây lan mạnh đến các tế bào ung thư khác. Căn bệnh này được chia thành hai giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 4a: ung thư lan rộng trong phổi hoặc đến một khu vực lân cận gần phổi.
– Giai đoạn 4b: Ung thư phổi di căn đến cơ quan đầu não trong cơ thể gần phổi như: não, xương, gan…
Ung thư phổi giai đoạn cuối có nhiều thay đổi trong biểu hiện, tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thường khó có thể phát hiện ra bệnh mà thường chỉ ở giai đoạn cuối.
Ung thư phổi trong giai đoạn cuối thường có những biểu hiện nặng và rõ ràng hơn so với giai đoạn đầu
2. Những đặc điểm của bệnh ung thư phổi trong giai đoạn cuối
2.1 Triệu chứng khối u ung thư phổi trong giai đoạn cuối
Căn bệnh này khi tiến triển đến giai đoạn cuối có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể người bệnh, cụ thể:
– Cảm giác hơi thở bị hụt, khó thở hoặc thở dồn dập kéo dài
– Tiếng thở to, thở khò khè
– Khàn tiếng
– Ho dai dẳng không dứt, cơn ho nặng dần
– Đau mỏi cơ thể, nhất là lưng, vai và hai cánh tay
– Viêm phổi hoặc bệnh viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần.
2.2 Những triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn cuối khi di căn đến các cơ quan khác
Trường hợp nặng, ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể có thể dẫn tới người bệnh mỏi mệt, chán ăn dẫn tới có thể sút cân đột ngột. Khối u di chuyển xâm lấn các cơ quan khiến chức năng cơ thể rối loạn, đồng thời cũng khiến cho chuyển hóa cơ thể bị ảnh hưởng dẫn tới hấp thu kém.
Tùy vào vị trí mà khối u di căn có thể xác định được tình trạng bệnh như sau:
– Ung thư phổi di căn đến xương: Những triệu chứng có thể là đau lưng, đau nhức xương khớp vùng hông hoặc vùng xương sườn.
– Ung thư phổi di căn thực quản: Người bệnh bị khó nuốt, ban đầu chỉ là thực phẩm đặc hoặc cứng nhưng về sau là cả thực phẩm lỏng.
– Ung thư phổi di căn não: Đau đầu, thay đổi thị lực và co giật là ba triệu chứng dễ nhận biết khi ung thư di căn đến não.
Co giật có thể là một triệu chứng xảy ra khi ung thư phổi di căn lên não của người bệnh
– Ung thư phổi di căn gan: Khối u xâm lấn đến gan khiến người bệnh bị vàng da, vàng mắt.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, người bệnh cũng có thể gặp phải một số ảnh hưởng về tâm lý như: kiệt sức, lo lắng, phiền muộn và thiếu năng lượng.
Khi gặp phải các dấu hiệu này, người bệnh nên thăm khám sớm để nắm bắt cơ hội điều trị sớm.
3. Điều trị ung thư phổi ở giai đoạn cuối với phương pháp nào?
3.1 Chuẩn bị cho quá trình điều trị
Mỗi giai đoạn ung thư giai đoạn cuối sẽ có phương hướng điều trị khác nhau phụ thuộc vào: mức độ xâm lấn, đột biến, tình trạng và thể trạng của người bệnh…
Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh có thể được kiểm tra đột biến di truyền.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi ở giai đoạn 4 đa số là phối hợp điểm mạnh của các phương pháp mà hiếm khi điều trị đơn lẻ chỉ một phương pháp. Đồng thời, người bệnh cũng nên phối hợp với bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.2 Các phương pháp dùng để chữa ung thư phổi trong giai đoạn cuối
Những phương pháp thường được dùng hiện nay bao gồm:– Hóa trị– Xạ trị– Phương pháp điều trị nhắm trúng mục tiêu– Liệu pháp quang độngĐồng thời, phối hợp song song với chăm sóc giảm nhẹ và tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật của người bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ được coi là dịch vụ chăm sóc người bệnh ngoài chương trình điều trị nhằm giúp người bệnh giảm đau đớn, hạn chế tối đa triệu chứng và nâng cao chất lượng sống.
Chăm sóc giảm nhẹ được coi là dịch vụ chăm sóc người bệnh ngoài chương trình điều trị nhằm giúp người bệnh giảm đau đớn, hạn chế tối đa triệu chứng và nâng cao chất lượng sống.
3.3 Tiên lượng của ung thư phổi trong giai đoạn cuối
Tỷ lệ sống sau 5 năm được xác định là tỷ lệ điều trị thành công của bệnh. Khó có thể xác định con số chính xác cho tuổi thọ của bệnh nhân khi mắc phải ung thư phổi bởi chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và lạc quan điều trị để có được kết quả khả quan nhất. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh bao gồm:– Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Phát hiện bệnh khi sức khỏe ổn, không có bệnh lý nên thì khả năng hấp thụ điều trị và chịu tác dụng phụ tốt. Người bệnh cũng có thể chống chọi với ung thư hiệu quả hơn người có nhiều bệnh lý nền và cơ địa yếu.– Tuổi tác: Độ tuổi càng lớn lại càng dễ mắc ung thư tuy nhiên ngược lại, tuổi càng cao thì việc điều trị ung thư phổi cũng phức tạp hơn.– Phác đồ điều trị có phù hợp không: Do cơ địa hấp thụ điều trị của mỗi người khác nhau nên khó có thể đánh giá tình trạng bệnh hay tiên lượng sống, tuy nhiên phác đồ hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ đau đớn và triệu chứng.– Chế độ dinh dưỡng: Tuy người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thường có xu hướng chán ăn nhưng nếu lựa chọn được chế độ ăn phù hợp với khẩu vị có thể giúp người bệnh ngon miệng và ăn uống tốt hơn.Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về căn bệnh ung thư phổi ở giai đoạn 4, khi thấy ung thư có dấu hiệu tiến triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện the
o nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.